Lễ hội đình Vạn Ninh tại Quảng Ninh
Cùng với hệ thống các di tích của thành phố Móng Cái như: Đền Xã Tắc, đình Tràng Vỹ, đình Trà Cổ, đền Thánh Mẫu, chùa Xuân Lan, chùa Nam Thọ, đình làng Bầu..., đình Vạn Ninh là biểu trưng cho văn hoá truyền thống của dân tộc, là “cột mốc văn hoá” khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam nơi địa đầu của Tổ quốc.Từ xưa đến nay, đình Vạn Ninh luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh cộng đồng làng xã của xã Vạn Ninh nói riêng và của nhân dân châu Vạn Ninh (Móng Cái ngày nay) nói chung.
Đất Vạn Ninh thời xưa là nơi Lý Thường Kiệt tập kết thủy quân trong trận chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Sau này, để tưởng nhớ tới công lao của ông, nhân dân xã Vạn Ninh và nhân dân châu Vạn Ninh đã xây dựng đình Vạn Ninh, tôn Lý Thường Kiệt làm thành hoàng làng và phối thờ cùng với các vị thành hoàng khác ở trong đình. Đình Vạn Ninh thờ 8 vị thần và thành hoàng là Lý Thường Kiệt, Giác Hải thiền sư, Không Lộ thiền sư, Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Yết Kiêu. Ngày nay, đình vẫn còn lưu giữ được các sắc phong từ thời vua Tự Đức cho Lý Thường Kiệt, Không Lộ thiền sư và Giác Hải thiền sư, Trần Hưng Đạo. Số còn lại thì được lưu giữ tại Viện Hán Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong một thời gian dài, đình Vạn Ninh đã bị hư hỏng nặng, mãi đến năm 2006, năm 2007 đình mới được phục dựng lại như nguyên mẫu và được công nhận là một di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh vào năm 2011. Lễ hội đình Vạn Ninh cũng do đó mà mai một dần, cho đến năm 2008 mới được phục dựng và tổ chức với quy mô lớn như trước kia.
Hàng năm, vào ngày mùng 10, ngày 11 tháng Giêng, những người dân Vạn Ninh lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đình Vạn Ninh để tỏ lòng biết ơn Thần, Thành hoàng và tổ tiên đã phù hộ, độ trì cho dân làng trong năm qua, cầu xin phước lành cho năm tới và giáo dục cho con cháu về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đông đảo những người dân ở trong vùng và ở những vùng lân cân tới tham dự lễ hội. Phần lễ diễn ra rất trang nghiêm với các nghi lễ như: Lễ cáo yết; Lễ rước Thần - Thành hoàng; Lễ nghênh Thần - Thành Hoàng; Lễ an vị; Lễ nhập tịch; Lễ cúng Thần - Thành hoàng; Lễ tế và Lễ tống (tiễn).
Nghi thức rước thần trong lễ hội
Phần hội diễn ra sôi nổi ở trong suốt 2 ngày diễn ra lễ hội. Lễ hội đình Vạn Ninh nổi tiếng với “đặc sản” hát ca trù (hay hát cửa đình), những người dân Vạn Ninh thường gọi là hát Nhà tơ, hát chầu thần hay hát chúc thần. Hát Nhà tơ ở lễ hội đình Vạn Ninh là 1 loại hình hát nghi lễ đặc sắc và mang đậm bản sắc vùng miền. Vạn Ninh cũng được xem là 1 trong những cái nôi của nghệ thuật hát nhà tơ, hát cửa đình ở tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Ngoài phần hát Nhà tơ, còn những trò hát dân gian như: hát đối, hát ví, hát cưới, hát múa; những trò chơi truyền thống như: chơi cờ người, chơi cờ tướng, kéo co…; và những hoạt động giao lưu văn nghệ, bình thơ,… đã thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong và ngoài thành phố đến tham dự.
Lễ hội đình Vạn Ninh thu hút đông đảo người dân tham gia
Lễ hội đình Vạn Ninh là một lễ hội dân gian, mang ý nghĩa tâm linh độc đáo và có giá trị tinh thần to lớn đối với mỗi người dân Vạn Ninh cũng như những người dân thành phố Móng Cái. Việc phục dựng, tổ chức lễ hội Vạn Ninh không đơn thuần là việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian mà cha ông ta để lại cho hậu thế mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh của thành phố Móng Cái nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Quảng Ninh liên quan
- Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
(lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
- Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
- Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
-
- Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
- Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
- Lễ hội Carnaval Hạ Long
Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
- Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
(lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
- Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
(lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
-
- Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
- Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
- Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
- Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
- Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
Ghi chú bài viết Lễ hội đình Vạn Ninh tại Quảng Ninh
Từ khóa:
(lehoi.org)- Lễ hội đình Vạn Ninh được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 10 và ngày 11 tháng Giêng âm lịch, tại thôn Trung, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái,...