Lễ hội đình Lạc Thanh tại Quảng Ninh
Đình Lạc Thanh thời xưa được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII ở xứ đồng Cổ Bồng để thờ Nghè Cả (Thành hoàng làng). Vào năm 1898, đình được xây dựng lại ở vị trí ngày nay. Trong một khoảng thời gian dài, đình đã bị bỏ hoang phế. Mãi cho đến năm 1995, đình mới được nhân dân tu sửa lại và đưa bát hương vào để thờ cúng thành hoàng. Năm 2000, nhà sư Thích Minh Trí đã quyên góp công đức xây dựng chùa ở trong khu đất của đình, vào năm 2004 thì trùng tu lại đình và hình thành 1 quần thể di tích đình, chùa trang nghiêm như ngày nay trong khuôn viên rộng hơn 2000 ha. Cùng với những thăng trầm của đình Lạc Thanh, lễ hội đình Lạc Thanh cũng bị mai một từ đó mãi tới năm 2011 thì mới được phục dựng lại và trở thành một trong những lễ hội độc đáo của tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội không chỉ khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của những người xưa để lại mà còn góp phần tích cực vào phát triển du lịch văn hoá tâm linh của Uông Bí nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Đình Lạc Thanh thờ mười hai vị thành hoàng, trong đó có hai vị nhân thần và mười vị thiên thần. Ngoài thờ chung ở đình, thì các vị thành hoàng còn được thờ ở 10 xứ là nơi mà các vị được giao cai quản và trấn giữ gọi là nghè. Lễ hội được tổ chức chính ở đình, chùa Lạc Thanh, 5 ngôi nghè còn nguyên vẹn cho đến ngày nay và 1 vài điểm khác nữa.
Việc chuẩn bị cho lễ hội diễn ra rất công phu từ trước đó cả năm trời. Làng sẽ cử ra các cai đám để trong coi các nghè trong vòng 1 năm và chuẩn bị sẵn các lễ vật để tế lễ lên Thành hoàng làng. Các lễ vật gồm có: 1 con gà trống to, 1 con lợn, gạo tẻ, gạo nếp, rượu trắng ngon… Lễ vật sau khi được cúng tế xong, một phần để lại nấu cho các vị cao niên, chức sắc và những người phục dịch ăn uống ngay tại đình, còn lại một phần được dùng làm quà biếu. Lộc Thánh rất thiêng nên việc ăn uống tại công đình được xem là niềm vinh hạnh lớn của mọi người dân ở trong làng.
Lễ hội đình Lạc Thanh tại Quảng Ninh
Phần lễ của lễ hội đình Lạc Thanh được tổ chức rất trang trọng trong suốt 2 ngày diễn ra lễ hội với các nghi lễ truyền thống như: Nghi lễ thỉnh mời các vị Thành hoàng về đình an vị, lễ cáo yếu, nghi lễ rước, nhập tịch, an vị và lễ tế Thành hoàng tại đình... buổi sáng ngày khai hội, các đoàn rước trong trang phục chỉnh tề, cờ, lọng, kiệu, ngai và đồ tế khí xếp thành hàng theo thứ tự đã quy định ở sân nghè. Sau khi ông cai đám vào nghè thắp hương làm lễ mời và dâng bài vị Thành hoàng lên ngai kiệu, các đoàn rước bắt đầu rước Thành hoàng về đình để dự hội. Khi đoàn rước về đến đình, sau các thủ tục cúng nhập tịch và an vị, lễ tế Thành hoàng sẽ diễn ra rất trang nghiêm. Sau phần tế lễ là nghi thức giao điệt (đập đất và đắp đê) nhằm nhắc nhở dân chúng nhớ về việc khai canh trị thuỷ và mở mang làng xã của cha ông ta để lại, đồng thời thực hiện nghi thức đấu vật - biểu trưng cho sức khoẻ của những người quai đê lấn biển, mở đất, dựng làng, lập nên làng xã Lạc Thanh. Nghi thức này sẽ do 2 người cao tuổi mẫu mực đại diện cho cả làng thực hiện.
Lễ rước Thành hoàng làng từ các Nghè về đình Lạc Thanh
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều các trò chơi dân gian phong phú như: múa lân, cờ người, cờ tướng, đánh đu, tổ tôm điếm, chọi gà và đấu vật; tham gia biểu diễn văn nghệ của câu lạc bộ hát dân ca phường.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Quảng Ninh liên quan
- Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
- Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
- Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
-
- Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
- Lễ hội Carnaval Hạ Long
Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
- Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
(lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
- Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
(lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
- Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
(lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
-
- Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
- Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
- Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
- Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
- Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
Ghi chú bài viết Lễ hội đình Lạc Thanh tại Quảng Ninh
Từ khóa:
(lehoi.org)- Lễ hội đình Lạc Thanh, là lễ hội cổ xưa của những người dân phường Yên Thanh, Uông Bí, Quảng Ninh, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 14, ngày...