Lễ hội Cầu bông tại Quảng Nam
Trước hết là lễ Nghinh thần (lễ rước thần), từ sáng sớm những người dân ở 2 làng đã tụ hội về đình làng, về nhà thờ Tiền hiền để nghinh thần. Cờ phướng dâng cao, kiệu hoa quả tươi, lư hương và án thờ được 4 chàng trai trong làng vận lễ phục khiêng đi. Trước đoàn rước là 2 hàng cờ, biển, theo sau kiệu thần là trống chiêng, đồ gia lễ, đội nhạc cổ và các nghệ nhân, các bô lão trong sắc phục áo dài, khăn đóng diễu qua các ngõ làng, các thôn xóm. Lễ nghinh thần của làng rau ở Trà Quế bao giờ cũng có thêm đoàn phụ nữ mặc áo dài, trên tay bưng một mâm ngũ quả.
Một nghi thức trong lễ hội Cầu bông
Làng Trà Quế từ lâu đời đã nổi tiếng với nghề trồng rau. Năm nào làng rau phát đạt thì năm đó lễ Cầu Bông được tổ chức quy mô. Ngoài phần lễ còn có phần hoạt động hội hè, vui chơi để bà con nhân dân giải trí và chuẩn bị bước vào năm mới với hy vọng nhiều tài lộc. Khi đoàn rước vừa đến đình, các vị bô lão sẽ tiến hành ngay lễ cúng đất và cúng âm linh theo nghi thức truyền thống. Bàn thờ cúng đất được đặt trước và đối diện với bàn cúng chính, trên bàn cúng có bày hoa quả, gạo, muối, thịt gạo, áo giấy và vật tế âm linh. Sau một năm làm ăn vất vả, đến lúc rãnh rỗi, nghỉ ngơi, nông dân luôn ngưỡng vọng về ân đức cô bác, âm linh, đồng thời bày tỏ lòng thành và niềm thương cảm.
Tiếp theo đó mọi người sẽ bước vào phần tế chính thức với bàn thờ đầy ắp bánh trái và hương hoa, đặc biệt là có cả một con gà giò. Theo người dân nơi đây, gà giò dùng để cúng phải là gà trống nuôi vừa mới lớn, có màu lông đẹp, đem luộc hết sức cẩn thận, da và gân phải còn nguyên vẹn. Văn tế có nội dung tôn vinh, ngưỡng vọng công đức tổ tiên và những bậc tiền hiền đã có công khai hoang lập nên làng rau truyền thống hơn 500 năm qua, Sau khi tế lễ xong, các cụ cao niên sẽ tập trung lại để xem giò gà, nếu giữa bàn chân gà đầy đặn thì xóm làng bình an, khá giả và hoa trái tốt tươi.
Không chỉ tập trung cúng đình, cả làng nhà nào cũng sắm 1 mâm lễ vật để Cầu Bông. Lễ vật nhất thiết phải có 1 con gà trống thiến miệng ngậm hoa, trên lưng thì cắm 1 con dao làm bằng tre, 5 dĩa xôi hồng cắm 5 cái bông rực rỡ và 1 ly rượu trắng. Ngày nay, mọi người đều cảm thấy mình được xác nhận là một thành viên quan trọng không thể thiếu ở trong làng. Chính vì thế mà tất cả dân làng Trà Quế cũng như dân làng lân cận đều tụ họp về để tham gia phần hội hè sống động và vui vẻ này.
Hội thi cuốc đất trồng rau trong lễ hội Cầu bông
Năm nào cũng vậy, hội làng Trà Quế đều mở màn bằng hội thi cuốc đất trồng rau. Xóm nào đạt được giải thì sẽ được bà con đãi đằng và mở tiệc linh đình.
Hội Cầu Bông ở Trà Quế còn có thêm một hội thi làm món tôm, là một món đặc trưng của làng dùng trong các lễ cúng, hội hè và đãi khách. Đó cũng chính là tình bằng hữu của những con người dân quê này. Có lẽ vì thế mà có nhiều người gọi là tôm hữu.
Nhiều năm qua, bí quyết tạo nên một loại rau Trà Quế ngon nổi tiếng cả xứ Quảng không chỉ do đất đai màu mỡ, mà còn do ở đây có một loại rong trên sông Cổ Cò. Ngoài phân, thì nông dân đều bón lót bằng loại phân này. Vì thế, hội thi vớt rong, bón gốc cũng diễn ra trong một không khí rộn rã tiếng cười. Nhiều năm, lễ hội Cầu Bông còn có phần hội đua ghe ngang qua cửa 2 làng Đông - Tây và nhiều làng ven sông khác ở Hội An ngay trên sông Cổ Cò chảy qua làng
Lễ hội Cầu Bông của nông dân làng Trà Quế đã trở thành một nét độc đáo về văn hoá làng nghề, thu hút đông người tham dự. Cũng từ lễ hội này, mọi người trong làng gần gũi, thân thiết với nhau hơn…
Theo vannghedanang.org
Bài viết về Quảng Nam liên quan
- Lễ hội cầu Bông, Quảng Nam thu hút gần 500 du khách nước ngoài
(lehoi.org) - Ngày 9/2 (tức 7 Tết Tân Mão), tại xã Cẩm Hà, TP. Hội An (Quảng Nam), đã diễn ra lễ hội cầu Bông. Đặc biệt nhất trong lễ hội năm nay là sự tham gia của gần 500 du...
- Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung 2018 tại Quảng Nam
Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 3 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước" sẽ diễn ra trong...
- Lễ tế Cá Ông tại Quảng Nam
Lễ tế Cá Ông của các làng chài Hội An - Quảng Nam thường được tổ chức vào dịp cầu ngư hàng năm. Đây được xem là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Thờ phụng cá ông không chỉ thể hiện sự tôn kính...
- Hội Tết Nguyên Đán Mậu Tuất Hội An 2018 tại Quảng Nam
Tết Nguyên Đán là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng nhất trong đời sống văn hóa người Việt. Đây là dịp để mỗi người hướng về cội nguồn, về những giá trị tâm linh đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ...
-
- Lễ hội sâm núi Ngọc Linh tại Quảng Nam
Lễ hội sâm núi Ngọc Linh là lễ hội mới ở Quảng Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng 6, tại vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My. Đây là năm đầu tiên tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ hội này, và chủ đề của lễ...
- Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được ở Quảng Nam
Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được là một nét văn hóa đặc trưng của người Quảng Nam, mang đậm yếu tố tâm linh và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra vào ngày hai ngày là mồng 10 và 11 tháng Giêng âm...
- Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam
Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, tại chùa Thạch Khê ở Quế Sơn. Ngày lễ Phật đàn là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật( Phật đản, Vu lan...
- Lễ hội đêm phố cổ Hội An - Quảng Nam
Lễ hội đêm phố cổ Hội An diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng tháng, là ngày trăng bắt đầu tròn. Vào đêm ngày 14, người dân Hội An sẽ cùng nhau sống trong cảnh không khí phồn hoa xưa cũ với những...
- Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam
Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu. Đây là một lễ cúng đầu năm của hai bang là Quảng Đông và Triều Châu của cộng đồng người...
-
- Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Quảng Nam
Lễ vía Bà Thiên Hậu là một lễ hội truyền thống của người Hoa đang sinh sống ở Hội An, Quảng Nam. Hội được tổ chức vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, tại quán Phúc Kiến và Ngũ Bang. Đây là lễ hội cúng bà Thiên...
- Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam
Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam diễn ra vào ngày mồng 1 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thành phố Hội An. Đây được xem là ngày hội của trẻ chăn râu, lễ rước và cầu thần nông cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận...
- Lễ cúng tổ Minh Hải tỉnh Quảng Nam
Vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm, Lễ cúng tổ Minh Hải sẽ được tổ chức tại chùa Chúc Thánh tỉnh Quảng Nam. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm những nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần tế lễ là phần hội...
- Lễ hội đèn lồng Hội An
Lễ hội đèn lồng Hội An là một sự kiện văn hóa, du lịch của vùng đất phố cổ nhằm tôn vinh những sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 30 rạng sáng mùng 1 tết cho đến hết ngày...
- Festival Di sản Quảng Nam
Festival Di sản Quảng Nam là một sự kiện văn hóa do UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO VN tổ chức. Đây là sự kế thừa và phát triển của lễ hội “Quảng Nam - Hành trình...
- Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Nam
Lễ hội cầu ngư còn được gọi là lễ hội cá Ông, một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tết tại các địa phương ven biển Quảng Nam. Đây là một lễ hội có ý nghĩa về mặt tâm linh, mang...
- Tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề làng gốm Thanh Hà
(lehoi.org) - Nghề gốm truyền thống ở đây đã tồn tại trên 500 năm, vẫn còn lưu giữ những cách thức làm gốm thủ công bằng tay và sử dụng bàn xoay theo kiểu truyền thống. Để các...
Ghi chú bài viết Lễ hội Cầu bông tại Quảng Nam
Từ khóa:
Lễ hội Cầu Bông được tổ chức hàng năm vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch ở tại làng Trà Quế, thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam. Lễ hội Cầu Bông có ý...