- Về đầu bài viết
- Ảnh: Độc đáo tục rước dâu lúc nửa đêm ở Nghệ An
- Ảnh: Bữa cơm đầu tiên của cô dâu và chú rể trong ngày cưới của người Thái
- Ảnh: Hình ảnh đoàn rước dâu lúc nửa đêm của người Thái
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Tục rước dâu đêm của người Thái ở Con Cuông tại Nghệ An
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Tục rước dâu đêm của người Thái ở Con Cuông tại Nghệ An
Đồng bào dân tộc Thái quan niệm, nếu rước dâu về nhà vào ban ngà thì sẽ không mang lại hạnh phúc cho đôi tân lang tân nương. Khi rước dâu về, người dẫn đầu đoàn rước cầm theo một cái chiêng, cứ đi được một đoạn lại gõ 3 tiếng, vừa là để thông báo cho dân bản biết là đoàn rước đang về để họ chuẩn bị đón và vừa mang lại không khí vui vẻ cho đám cưới.
Khi đón dâu về, lúc bước chân lên cầu thang, mẹ chồng phải rửa chân cho con dâu bằng nước suối được đựng ở trong chậu đồng. Ngâm trong chậu còn có một đồng xu bằng bạc. Sau đó cô dâu sẽ được tặng vòng bạc để cầu may, rồi chị chồng hay em chồng mới đưa cô lên buồng để làm lễ ăn cơm, uống rượu chung với chồng và để trao tặng vòng bạc cho nhau. 2 người thề hẹn sẽ thuỷ chung đến trọn đời. Cô dâu được búi tóc và trình tổ tiên. Từ giờ trở đi, cô là cô gái đã có chồng. Sau bữa cơm đầu tiên của đôi vợ chồng trẻ, bữa tiệc cưới mới chính thức được bắt đầu. Trong bữa cỗ cũng là cuộc vui hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái, giữa nam và nữ nhằm chúc mừng cho gia chủ và họ cùng chúc tụng cho đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc trọn đời bên nhau.
Bữa cơm đầu tiên của cô dâu và chú rể trong ngày cưới của người Thái
Trong đám cưới của người dân tộc Thái còn nhiều nghi lễ và phong tục độc đáo khác. Chẳng hạn, khi nhà trai đến nhà gái rước dâu bao giờ cũng gặp phải một số khó khăn, khi tới cổng, nhà gái sẽ đóng cổng lại và đứng chắn ở ngoài. Họ ra bài hát đố, ví như: “Cổng nhà tôi then nào cũng dài/đố anh biết cái này gỗ chắc?”.
Và lúc này nhà trai cũng phải khôn khéo, nếu nói thẳng sẽ bị vặn nên họ cũng phải kể ra được sự khéo tay của gia chủ trong việc đục đẽo, chọn gỗ nhằm làm đẹp lòng họ: “Gỗ làm cổng nhà em không phải gỗ đóng bè/Không phải cây gỗ làm cọc rào/Em phải tìm nó trên lưng chừng núi caoTrên ngọn Pu Luông bản mường vẫn ngóng”...
Hai bên đối đáp cho đến khi nào nhà gái chấp nhận tài ăn nói của nhà trai thì mới chịu mở cổng. Khi chú rể đi vào cổng thì sẽ bị thím hay mợ của cô dâu té nước. Đây cũng là một phong tục không thể thiếu trong đám cưới của họ, mục đích chính là để thử thách lòng kiên nhẫn cũng như biết được tính cách của chú rể, ngoài ra nó còn là biểu tượng cho việc mang lại sự may mắn cho chú rể trong ngày hôn lễ của mình. Chú rể càng khốn khổ vì bị ướt bao nhiêu thì đám cưới lại càng vui bấy nhiêu.
Sau đó khi nhà trai đã lên nhà, để cuộc vui thêm trọn vẹn thì lại có màn "mời ngồi". Họ nhà gái trải chiếu ra rồi hát mời nhà trai. Nếu nhà gái gặp phải người khéo lời thì sẽ đến lượt nhà trai "trả đũa". Họ sẽ không ngồi ngay mà họ sẽ đưa ra lí lẽ bằng lời hát, chê nhà gái trải chiếu xiên xẹo hoặc bảo chiếu nhà ông mới thế này ngồi ngại lắm. Nhà gái lại phải hát đáp lại. Họ đưa ra lí lẽ của mình để thuyết phục khách ngồi vào.
Hình ảnh đoàn rước dâu lúc nửa đêm của người Thái
Khi khách đã chịu ngồi, nhà gái sẽ tiếp tục màn “mời trầu”. Cơi trầu được nhà gái đặt ra mâm, họ hát kể về sự khổ công khi để có được cơi trầu mời khách này. Họ nói về việc đi hái dây trầu trong rừng như thế nào, trồng rồi chăm bón nó ra làm sao. Sau đi kể chuyện đi đập đá và đào lò nung vôi rồi mới có vôi têm trầu. Mục đích của sự vòng vo đó là muốn mời khách ăn trầu và khoe tài ăn nói của mình. Lúc này, nhà trai cũng lại chối khéo. Họ bảo, lỡ ở trong lá trầu có con sâu thì sao? Sau khi nhà gái bảo cứ yên lòng đi vì chúng tôi xem kỹ rồi. Nhà trai lại bảo lỡ trong khi chăm bón các ông bón phân không tốt ăn vào đau bụng thì chết. Nhà gái lại kể về những thứ phân bón mà họ dùng. Tất nhiên đó chỉ là bịa vào cho cuộc rượu thêm vui…
Đó chỉ là một vài trong rất nhiều phong tục cưới hỏi của đồng bào nơi đây, nếu có dịp, bạn hãy thử một lần dự đám cưới còn mang đậm bản sắc của dân tộc này./.
Theo BáoĐấtViệt
Bài viết về Nghệ An liên quan
- Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018
Lễ hội Hang Bua là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung. Lễ hội diễn ra từ 7-9/3/2018 (chính thức khai mạc ngày 8/3). Lễ hội Hang Bua...
- Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà Tĩnh
Lễ hội cam dự kiến được tổ chức từ 15-31/12/2017 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lễ hội cam lần đầu tiên được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu cam, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển sản...
- Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An
Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An thường được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Đây là một lễ hội với nhiều nghi thức mang đậm nét truyền thống của người dân...
- Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ An
Lễ hội Pẩn pang - Nang ny là một lễ hội truyền thống của tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là lễ hội mở đầu cho các lễ hội truyền thống trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, cứ đến ngày 5 đến mồng 7 tháng...
-
- Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An
Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An là một ngày vui của họ hàng các ông mo nói riêng. Đây được xem là dịp để người dân trong bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho người thân trong gia...
- Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An
Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An diễn ra vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Đây là một một trong những lễ hội lớn, quan trọng trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, lễ hội đền Cuông thu hút hàng vạn người dân...
- Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An
Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An diễn ra từ ngày 25-27 tháng 7, tại nghĩa trang liệt sĩ Hữu Nghị Việt Lào ở huyện Anh Sơn. Chương trình văn nghệ Các hoạt động trong lễ hội Uống nước nhớ...
- Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An
Lễ Hội Đền Hồng Sơn diễn ra vào ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, tại phường Hồng Sơn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An Đền Hồng Sơn ban đầu có tên gọi là Võ Miếu hay...
- Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ An
Hàng năm, cứ vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại tưng bừng mở hội đền Vua Mai. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được nhiều người dân ở...
-
- Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An được tổ chức vào ba ngày mồng 8, 9, 10 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. Lễ hội được xem là mùa tạ lễ quan trọng nhất của năm. Lễ Hội Đền...
- Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ An
Lễ hội sông nước Cửa Lò ở Nghệ An được tổ chức vào ngày 30/04 và 01/05, tại đền Vạn Lộc, phường Nghi Tân. Hội gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với các nghi lễ như lễ yết cáo...
- Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ An
Hàng năm, cứ đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại mở hội Đền Rậm. Đền Rậm còn có tên khác là đền Thượng, nằm ở phía tây Nam bên dưới chân núi...
- Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ An
Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi còn được gọi là hội đền Vạn Lộc, được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch cứ 3 năm 1 lần, tại làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Đền Nguyễn Sư Hồi là nơi...
- Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ An
Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào là một Lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức từ ngày 20 đến 21 tháng riêng ÂL hằng năm tại Di tích lịch sử văn hoá Đền Vạn - Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng, huyện miền núi cao Tương...
- Lễ hội Mường Ham tại Nghệ An
Hàng năm, cứ vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng khua luống, tiếng trống, cồng chiêng cầu chúc cho một năm mới tràn đầy...
Ghi chú bài viết Tục rước dâu đêm của người Thái ở Con Cuông tại Nghệ An
Từ khóa:
Người dân tộc Thái ở Con Cuông (Nghệ An) có phong tục rước dâu cũng hết sức đặc biệt, đó là họ kiêng rước dâu vào ban ngày. Người ta có thể đi đến nhà gái...