Lễ hội Đền Chín gian tại Nghệ An
Mở đầu luôn là lễ chém trâu (Phắn quái) - 1 nghi lễ quan trọng được tổ chức vào buổi sáng sớm ngày đầu tiên của lễ hội và ở ngay trước sân đền.
Truyền thuyết kể lại rằng, 1 năm, vào ngày mở hội tế trời, khi đang chuẩn bị hành lễ hiến trâu, thì bỗng có một con rồng bay đến cuốn đi con trâu trắng của Mường Tôn. Thấy điềm xấu, Tạo Mường liền cho giết trâu để làm lễ tế, khấn xin trời phật và tổ tiên để chuyển dời đền đi nơi khác. Tương truyền rằng, có một con quạ cổ khoang trắng đến gắp miếng xương trâu ở nơi đền cũ bay đi và thả miếng xương xuống một ngọn đồi nhỏ phía nam Mường Tôn, còn được gọi là Pú Căm (Núi vàng), tục gọi là Pú quái (núi trâu). Trong kho tàng truyện cổ dân gian người dân tộc Thái nơi đây vẫn còn lưu lại truyền thuyết lập bản dựng mường hết sức đẹp đẽ.
Truyền thuyết xưa kể lại rằng, Tạo Mường ở Luông Pha Băng (cố đô Luôngphrabăng - Lào) sinh được 2 người con trai, người anh là Ló Ỳ, người em là Ló Ai. Cả 2 anh em đều rất thông minh và khoẻ mạnh hơn người nhưng người em lại là người vốn tham lam và đố kỵ, thấy cha có ý định nhường ngôi cho anh nên đã giết chết người anh rồi vứt xác xuống dòng sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa bây giờ). Xác Ló Ỳ cứ trôi theo dòng nước và bị mắc kẹt ở một khúc sông hẹp. Nhưng rất may, đã có một con quạ cặp một lọ thuốc tiên đến đổ vào miệng và bỗng thấy Ló Ỳ tỉnh lại và đi đứng bình thường. Nhân dân thấy Ló Ỳ khoẻ mạnh, lại có nguồn gốc trong dòng dõi một quý tộc nên đã tôn Ló Ỳ làm Tạo và tên Tạo Ló Ỳ cũng xuất phát luôn từ đó. Để nhớ ơn con quạ đã cứu sống mình, Ló Ỳ cùng với nhân dân tại đây đặt tên cho Mường của mình là Mường Cả Giả (gọi là mường Quạ Cứu - nay thuộc xã Hội Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Vì quá thương cha mẹ già, nên Tạo Ló Ỳ đã trao quyền cho người khác để trở về với quê cũ. Trên đường về quê cũ, băng rừng vượt suối, Tạo Ló Ỳ không biết đường nên đã lạc vào một vùng đất của người dân tộc Thái. Thể theo yêu cầu của mọi người, Ló Ỳ đã ở lại giúp dân lập bản dựng mường và trở thành vị chúa đất đầu tiên ở nơi đây.
Đền Chín Gian được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV tại Pú Chò Nhàng gọi là Tến Pỏm (đền ở trên núi) ở bản Khoẳng, Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Trong tâm thức của đồng bào người dân tộc Thái ở vùng Phủ Quỳ, đây là nơi hướng về trong tín ngưỡng tâm linh đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (Con gái trời) và Tạo Ló Ỳ (người đã có công xây bản lập mường). Đền có tên là "Tến Xớ Quái" (đền hiến trâu), nhưng vì có 9 gian nên bà con thường gọi là "Tến Cau Hoong" (có nghĩa là đền chín gian).
Vùng đất đầu tiên do Tạo Ló Ỳ cai quản thì được gọi là Mường Tôn (Mường chủ, Mường gốc) bao gồm các bản Piếng Chào, Bản Giang (Châu Kim), Bản Đô, Bản Đỏn Cớn (Mường Nọc), Bản Pỏi, mường Chò Lè (Tri Lễ) và Bản Đỉn Đảnh (Châu Thôn). Và có 8 Mường được lập sau là Mường Chừn, Mường Quáng, Mường Pắn, Mường Ha Quèn, Mường Puộc, Mường Miểng, Mường Chón và Mường Chòng thuộc 11 xã của 3 huyện Quế Phong, Quỳ Châu và huyện Quỳ Hợp.
Sau khi lập Mường xong với tài đức cai quản của Tạo Ló Ỳ, cuộc sống của nhân dân đã khá lên. Tuy nhiên, ông trời vẫn thường gây nên thiên tai lũ lụt, bởi vậy, nhân dân các mường đã xin Tạo cho dựng một ngôi đền ở Mường Tôn, để lấy chỗ cúng trâu cho Trời và cầu xin mưa thuận gió hoà, mùa màng no ấm. Tiếng địa phương thì gọi đền là Tến Xớ Quái (đền Hiến Trâu), nhưng vì đền có chín gian nên đã đổi thành Tến Cau Hong (Đền Chín Gian).
Vì vậy, trong lễ hội Đền Chín gian lễ vật đầu tiên không thể thiếu mà người dân Mường Tôn dâng lên trong dịp lễ tế trời và Tạo Ló Ỳ đó là một con trâu cái trắng (là lễ vật cúng tế linh thiêng nhất). Mường Quáng và Mường Puộc cũng hiến 2 con trâu trắng nhưng là trâu đực; 6 Mường còn lại thì cúng 6 con trâu đen và phải là những con trâu thật mạnh khỏe.
Đoàn người rước trâu hiến tế lên đền chính
Bắt đầu buổi lễ, người chủ lễ (mo cả) mặc trang phục lễ (Xựa tẩy) làm lễ tắm trâu ngay tại bến nước dưới chân núi Pù Quái trước sự chứng kiến của tất cả mọi người.
Nghi lễ chém trâu tại lễ hội Đền Chín Gian
Tiếp đến, vị chủ lễ sẽ dùng chiếc rìu sắc bổ thẳng vào đốt xương cổ nơi tiếp giáp với xương sọ của con trâu. Khi con trâu ngã xuống thì mới chọc tiết. Thịt trâu làm xong, nấu chín trong những chiếc vạc lớn và chia đều thành chín phần để làm lễ tế tại chín gian trong đền cùng 9 chum rượu cần được tiếp bằng nước sông múc từ bến Tà Tạo chân núi Pù Quái và đưa lên bằng ống nứa.
Lễ chém trâu sẽ được tiến hành trong tiếng reo hò của những người bà con về dự lễ. Thịt trâu sẽ được đặt lên bậc sạp cao nhất của gian đền. Ông thầy mo làm lễ nạp trâu suốt 3 ngày đêm, rồi đem chia ra, nấu lên cho tất cả mọi người cùng ăn.
Sau khi lễ tế trâu xong, mọi nghi thức tế lễ khác mới được bắt đầu. Mọi người quan niệm rằng, con trâu mộng được hiến tế nếu gục xuống chỉ sau một nhát bổ, thì năm đó xem như mọi việc đều tốt lành, vạn vật sinh sôi, mùa màng no đủ và người người khoẻ mạnh...
Quang cảnh khu hội trại và gian hàng tại Lễ hội đền Chín Gian
Lễ hội Đền Chín gian và nghi lễ chém trâu đã góp phần khơi dậy truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn" biết ơn những người đã có công dựng bản, lập mường; đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc Nghệ An./.
Bài viết về Nghệ An liên quan
- Đền Chín Gian Nghệ An trong ngày khai hội 2012
Để cầu mong mưa thuận gió hòa, bản mường bình an, no ấm, n gày 6/3/2012 (tức 14/2 Âm lịch), nhân dân huyện Quế Phong, Nghệ An tưng bừng khai hội đền Chín Gian . S au thời gian dài gián đoạn, n ăm...
- Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018
Lễ hội Hang Bua là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung. Lễ hội diễn ra từ 7-9/3/2018 (chính thức khai mạc ngày 8/3). Lễ hội Hang Bua...
- Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà Tĩnh
Lễ hội cam dự kiến được tổ chức từ 15-31/12/2017 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lễ hội cam lần đầu tiên được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu cam, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển sản...
- Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An
Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An thường được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Đây là một lễ hội với nhiều nghi thức mang đậm nét truyền thống của người dân...
-
- Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ An
Lễ hội Pẩn pang - Nang ny là một lễ hội truyền thống của tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là lễ hội mở đầu cho các lễ hội truyền thống trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, cứ đến ngày 5 đến mồng 7 tháng...
- Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An
Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An là một ngày vui của họ hàng các ông mo nói riêng. Đây được xem là dịp để người dân trong bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho người thân trong gia...
- Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An
Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An diễn ra vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Đây là một một trong những lễ hội lớn, quan trọng trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, lễ hội đền Cuông thu hút hàng vạn người dân...
- Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An
Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An diễn ra từ ngày 25-27 tháng 7, tại nghĩa trang liệt sĩ Hữu Nghị Việt Lào ở huyện Anh Sơn. Chương trình văn nghệ Các hoạt động trong lễ hội Uống nước nhớ...
- Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An
Lễ Hội Đền Hồng Sơn diễn ra vào ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, tại phường Hồng Sơn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An Đền Hồng Sơn ban đầu có tên gọi là Võ Miếu hay...
-
- Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ An
Hàng năm, cứ vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại tưng bừng mở hội đền Vua Mai. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được nhiều người dân ở...
- Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An được tổ chức vào ba ngày mồng 8, 9, 10 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. Lễ hội được xem là mùa tạ lễ quan trọng nhất của năm. Lễ Hội Đền...
- Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ An
Lễ hội sông nước Cửa Lò ở Nghệ An được tổ chức vào ngày 30/04 và 01/05, tại đền Vạn Lộc, phường Nghi Tân. Hội gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với các nghi lễ như lễ yết cáo...
- Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ An
Hàng năm, cứ đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại mở hội Đền Rậm. Đền Rậm còn có tên khác là đền Thượng, nằm ở phía tây Nam bên dưới chân núi...
- Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ An
Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi còn được gọi là hội đền Vạn Lộc, được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch cứ 3 năm 1 lần, tại làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Đền Nguyễn Sư Hồi là nơi...
- Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ An
Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào là một Lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức từ ngày 20 đến 21 tháng riêng ÂL hằng năm tại Di tích lịch sử văn hoá Đền Vạn - Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng, huyện miền núi cao Tương...
- Lễ hội Mường Ham tại Nghệ An
Hàng năm, cứ vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng khua luống, tiếng trống, cồng chiêng cầu chúc cho một năm mới tràn đầy...
Ghi chú bài viết Lễ hội Đền Chín gian tại Nghệ An
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Đền chín gian, hàng năm có 2 kỳ tế lễ, vào dịp tháng 2 đầu năm âm lịch và tháng 8 vào dịp Pò Hàu Cắm. Trong các kỳ tế lễ, những nghi lễ...