Hội Vật Cù ở Thanh Chương tại Nghệ An

Tương truyền hội vật cù ở nơi đây có từ khoảng đầu thế kỷ 15. Bắt nguồn từ việc chọn những lực sĩ khỏe mạnh và nhanh nhẹn để sung vào đội quân của tướng Phan Đàn - là một võ tướng của vua Lê Thái Tổ, coi việc quân ở vùng này, dần dà hội vật cù trở thành một sinh hoạt mang tính hội lễ đậm nét dân gian được mọi người ưa thích và rất phổ biến, đi vào đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào những người dân vùng Thanh Chương, Đô Lương và Nam Đàn, mà sôi nổi, náo nhiệt hơn cả là ở những vùng dọc hai bên bờ sông Găng (một nhánh của sông Lam) - Thanh Chương, nơi đây được xem là xuất xứ của trò chơi này.Người ta tổ chức thi vật cù giữa các làng các xã, thời gian của mỗi cuộc chơi không qui định cụ thể, số người tham gia mỗi bên cũng không hạn chế. Có khi hội vật cù lên đến đỉnh điểm, đàn ông trai tráng ở trong làng đều hăng hái vào cuộc không kể tuổi tác, lúc ấy thường là vào dịp Tết Nguyên đán

Hội Vật Cù ở Thanh Chương
Hội Vật Cù ở Thanh Chương

Trước ngày vào hội, người ta sẽ lựa tìm những gốc chuối, đặc biệt thích hợp ở đây là gốc chuối hột loại lớn, đào lên để lấy củ. Dùng dao sắc đẽo củ chuối thành hình tròn có đường kính cữ khoảng 30cm, trọng lượng 5kg đến 7kg là đã có quả cù đảm bảo yêu cầu. Quả cù phải sạch nhựa và phải có độ dẻo cần thiết, bởi nó thường xuyên bị giành giật và quăng ném mạnh dễ vỡ trong khi chơi. Vì vậy, quả cù sau khi lược đẽo xong, được luộc qua với nước sôi và vớt ra phơi nắng khá kỹ. Lúc này quả cù có màu sẫm, rất dẻo và sẽ không bị nứt vỡ khi chơi. Sân chơi cù thường là những sân cát ở bên bờ sông hay ở trong làng, chiều dài độ 50m, chiều ngang độ 25m. Có 3 hình thức chơi củ đó là: cù gôn, cù đẩy và củ nước. Cả 3 lối chơi này đều có chung một hình thức tính điểm và bố trí giống nhau, ở 2 đầu sân của mỗi bên là 2 chiếc sọt được đan bằng nan tre, nứa cao chừng 1,5m, đường kính 50cm (cù gôn, củ nước), hay đào một hố sâu rộng 50 x 50cm (cù đẩy). Bên nào giành và đưa được cù vào trong sọt (hay vào hố) của đối phương thì được một điềm. Để đưa được quả cù vào đích cũng không phải là dễ dàng gì bởi phải giành giật và tranh cướp rất quyết liệt, bên nào cũng tìm đủ mọi cách nhằm cản phá đối phương đưa cù vào sọt (hố) của mình. Hội vật cù vì thế rất sôi nổi, hào hứng và cuốn hút mọi người dự khán. 

Cuộc tranh cướp Cù trong lễ hội
Cuộc tranh cướp Cù trong lễ hội

Ở cù gôn, khi vào cuộc 2 bên dàn đội hình ở ngay giữa sân, quả cù được đặt dưới đất; khi có hiệu lệnh của người cầm trịch (trọng tài) , thì 2 bên bắt đầu vào cuộc tranh cướp, giành giật chuyền nhau . . . Ở cù đẩy, quả cù được chôn sâu dưới cát ở giữa sân, khi có hiệu lệnh 2 bên sẽ tranh nhau đào moi lấy cù bằng tay không. Lúc một trong hai bên đã có cù, các cầu thủ của 2 đội đứng sau đội trưởng - người cầm cù - và bắt đầu dùng sức đẩy thông qua quả cù . Bên nào qua lần đẩy này tỏ ra mạnh hơn và làm cho bên đối phương phải lùi sẽ giành được quyền ôm cù, ngay sau đó rất nhanh và khéo léo chạy chuyền cù cho nhau để đưa cù vào tới đích.

Đặc sắc hội Vật Cù ở Thanh Chương
Đặc sắc hội Vật Cù ở Thanh Chương

Đặc biệt vui và hào hứng là lối chơi cù nước. Sân chơi cù nước là 1 bãi cát ngập nước sâu độ 30cm đến 40cm ven sông, quả cù được chôn sâu ở dưới cát ngập nước; khai cuộc cả 2 đội dầm mình trong nước tranh nhau moi quả cù sau đó vừa chạy vừa lội với quả cù to nặng, vừa phải luồn lách qua đối phương đang tìm đủ mọi cách để giành giật quả cù. Người tham gia vật cù đều cởi trần và đóng khố. Đề phân biệt được người của hai đội, ban tổ chức sẽ qui định rnàu sắc của khố hay dải khăn màu vấn trên đầu. Tuy từ  thời xưa không có một điều luật nào cụ thể, nhưng trong hội vật cù không hề có lối chơi thô bạo và ác ý. Rất quyết liệt nhưng cũng rất trong sáng. Kết thúc cuộc chơi, đội nào có số lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng cuộc. Giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng và danh dự. Ở hội cù, người dân các làng xem và cổ vũ rất đông, hò reo, đánh trống chiêng cuồng nhiệt cổ vũ cho đội nhà và tán thưởng những đường chạy cù ngoạn mục... Ai đã một lần được xem hôi vật cù ở Thanh Chương hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú.

Nguồn tin: Du lịch Việt Nam

Bài viết về Nghệ An liên quan

  • Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018Ảnh Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018
    Lễ hội Hang Bua là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung. Lễ hội diễn ra từ 7-9/3/2018 (chính thức khai mạc ngày 8/3). Lễ hội Hang Bua...
  • Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà TĩnhẢnh Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà Tĩnh
    Lễ hội cam dự kiến được tổ chức từ 15-31/12/2017 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lễ hội cam lần đầu tiên được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu cam, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển sản...
  • Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ AnẢnh Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An
    Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An thường được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Đây là một lễ hội với nhiều nghi thức mang đậm nét truyền thống của người dân...
  • Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ AnẢnh Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ An
    Lễ hội Pẩn pang - Nang ny là một lễ hội truyền thống của tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là lễ hội mở đầu cho các lễ hội truyền thống trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, cứ đến ngày 5 đến mồng 7 tháng...
  • Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ AnẢnh Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An
    Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An là một ngày vui của họ hàng các ông mo nói riêng. Đây được xem là dịp để người dân trong bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho người thân trong gia...
  • Lễ hội đền Cuông ở Nghệ AnẢnh Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An
    Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An diễn ra vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Đây là một một trong những lễ hội lớn, quan trọng trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, lễ hội đền Cuông thu hút hàng vạn người dân...
  • Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An
    Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An diễn ra từ ngày 25-27 tháng 7, tại nghĩa trang liệt sĩ Hữu Nghị Việt Lào ở huyện Anh Sơn. Chương trình văn nghệ Các hoạt động trong lễ hội Uống nước nhớ...
  • Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An
    Lễ Hội Đền Hồng Sơn diễn ra vào ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, tại phường Hồng Sơn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An Đền Hồng Sơn ban đầu có tên gọi là Võ Miếu hay...
  • Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ An
    Hàng năm, cứ vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại tưng bừng mở hội đền Vua Mai. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được nhiều người dân ở...
  • Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
    Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An được tổ chức vào ba ngày mồng 8, 9, 10 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. Lễ hội được xem là mùa tạ lễ quan trọng nhất của năm. Lễ Hội Đền...
  • Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ An
    Lễ hội sông nước Cửa Lò ở Nghệ An được tổ chức vào ngày 30/04 và 01/05, tại đền Vạn Lộc, phường Nghi Tân. Hội gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với các nghi lễ như lễ yết cáo...
  • Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ An
    Hàng năm, cứ đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại mở hội Đền Rậm. Đền Rậm còn có tên khác là đền Thượng, nằm ở phía tây Nam bên dưới chân núi...
  • Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ AnẢnh Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ An
    Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi còn được gọi là hội đền Vạn Lộc, được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch cứ 3 năm 1 lần, tại làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Đền Nguyễn Sư Hồi là nơi...
  • Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ AnẢnh Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ An
    Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào là một Lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức từ ngày 20 đến 21 tháng riêng ÂL hằng năm tại Di tích lịch sử văn hoá Đền Vạn - Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng, huyện miền núi cao Tương...
  • Lễ hội Mường Ham tại Nghệ AnẢnh Lễ hội Mường Ham tại Nghệ An
    Hàng năm, cứ vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng khua luống, tiếng trống, cồng chiêng cầu chúc cho một năm mới tràn đầy...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Hội Vật Cù ở Thanh Chương tại Nghệ An

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội Vật Cù ở Thanh Chương tại Nghệ An, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Tương truyền hội vật cù ở nơi đây có từ khoảng đầu thế kỷ 15. Bắt nguồn từ việc chọn những lực sĩ khỏe mạnh và nhanh nhẹn để sung vào đội quân của tướng...