Mục lục:
Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín tại Lào Cai
(lehoi.info) - Tết mừng chiến thắng của những người dân tộc Nùng Dín được tổ chức từ ngày mùng 01/07 đến ngày mùng 07/01 Âm lịch hàng năm, tại huyện Mường Khương và huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai. Tết là dịp để bà con dâng cúng thần linh thổ địa các món ăn từ chuối như: hoa chuối, quả chuối, lõi chuối, xôi 7 màu với biểu tượng của cây chuối và một đôi đũa có màu đỏ, hát dân ca kể về sự tích chống giặc ngoại xâm.
Truyền rằng, thời xưa triều đình nhà Hán (Trung Quốc) đã đưa quân để đánh chiếm Mường Khương. Chúng chiếm đóng và giết những người Nùng rất dã man. Do thế giặc mạnh nên sau một khoảng thời gian chống cự, đồng bào đã phải bỏ lại vùng đất của mình và rút lui theo dòng chảy của dòng sông. Quân giặc tưởng những người Nùng đã chạy trốn xa rồi nên không đuổi đánh nữa, quay lại để chiếm đóng mường, sau đó đã rút về nước, chỉ để lại một số người ở lại cai quản. Sau một thời gian ẩn nấp ở trong rừng, những người Nùng đã củng cố lại lực lượng và quyết tâm đánh giặc để giành lại vùng đất của mình.
Trong ngày lễ ăn mừng chiến thắng, người dân tộc Nùng đã làm xôi bảy màu. Từ đó, họ đã chọn ngày mùng 1/7 âm lịch làm ngày Tết cổ truyền của người dân tộc Nùng. Cũng từ đó, mà món xôi này trở nên không thể thiếu ở trong ngày mừng lễ chiến thắng. Theo những người cao tuổi ở đây, thì mỗi màu xôi sẽ mang một sắc thái của cuộc kháng chiến năm xưa. Chẳng hạn, màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân; màu đỏ thẫm là màu máu của những người Nùng đã anh dũng hy sinh, mù vàng là biểu tượng cho sự đau thương và ly tán, màu đỏ tươi tượng trưng cho sự chiến thắng hào hùng của những người Nùng Dín...
Điều làm nên sự khác lạ của món xôi này đó chính là "bản hợp tấu" tài tình của các màu sắc mà chỉ có những người phụ nữ Nùng Dín khéo léo mới có thể tạo ra được. Họ không sử dụng bất cứ một thứ phẩm màu cao cấp nào, mà họ chỉ tận dụng cây rừng có sẵn như cây hoa vàng, lá cây đỏ đen, lá câm hoa hay nghệ... nhưng bằng bí quyết gia truyền của mình, họ đã tạo ra một món ăn rất hấp dẫn.
Xôi được làm từ thứ gạo nếp rất ngon, có hạt to tròn, có hương thơm ngọt, một loại gạo chỉ có trên nương rẫy và mỗi năm một vụ cấy hái. Gạo được ngâm kỹ, đãi sạch, ướp màu rồi đồ trong khoảng hai giờ. Những người phụ nữ Nùng Dín giàu kinh nghiệm đã cho biết, để giữ cho màu xôi được tươi, thì không được cho muối vào gạo nếp khi nấu.
Màu xanh là màu biểu tượng của mùa xuân; màu đỏ là màu máu của những người đã hy sinh, là chiến thắng hào hùng của những người Nùng Dín..., bảy màu xôi đã thể hiện sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống quân Hán của những người đồng bào Mường Khương
Người Nùng Dín quan niệm rằng, trong những ngày lễ, ngày Tết, việc ăn xôi bảy màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn và tốt lành.
Sau lễ cúng dân bản sẽ cùng nhau tham gia vào các trò chơi truyền thống như: bắn nỏ, bắn cung, đua ngựa, kéo dây, ném còn, đẩy gậy./.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Lào Cai liên quan
- Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
- Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
- Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
-
- Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
- Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
- Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
- Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
- Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
-
- Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
- Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
- Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
- Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
- Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
- Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
(lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
Ghi chú bài viết Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín tại Lào Cai
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Tết mừng chiến thắng của những người dân tộc Nùng Dín được tổ chức từ ngày mùng 01/07 đến ngày mùng 07/01 Âm lịch hàng năm, tại huyện Mường...
Từ khóa:
(lehoi.org) - Tết mừng chiến thắng của những người dân tộc Nùng Dín được tổ chức từ ngày mùng 01/07 đến ngày mùng 07/01 Âm lịch hàng năm, tại huyện Mường...