Lễ hội Roòng Poọc của người Giáy ở Tả Van tại Lào Cai
Tại lễ hội, lễ vật trên bàn cúng bao gồm có: Đĩa bánh kẹo, hoa quả, 5 bát xôi màu đỏ, màu xanh, màu tím, phỏng gạo 4 bát, 2 nắm xôi trắng nắm ý nghĩa là vị thần mang theo trên đường đi. Bên cạnh có một bát nước bên trong có đồng xu tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc. Cạnh bát hương là 5 chén nước chè, 9 chén rượu và 9 quả trứng màu xanh, màu đỏ, màu trắng tượng trưng cho màu trang phục của 9 nàng theo hầu vị thần. Ngoài ra còn có trang sức dành cho các nàng hầu như vòng đeo tay, khuyên tai, vòng đeo cổ. Bên cạnh bát nước là một quả Còn để ném vòng nhật nguyệt. Một con lợn con, một con gà và con vịt sống để gầm bàn lễ khi nào già bản khấn cúng xong thì dâng lên vị thần (hiến tế) với ý nghĩa cảm ơn vị thần đã cho người dân bản được nhiều gia súc. Trên ghế của vị thần ngồi bên trái có gánh củi, ý nghĩa là trên đường đi vị thần và người hầu có củi để nấu ăn và để sưởi. Bên phải có gánh cỏ, ý nghĩa là để trên đường đi ngựa của vị thần có cỏ để ăn. Trên ghế ngồi của vị thần có trải chăn màu đỏ vì theo người dân tộc Giáy màu đỏ là màu may mắn.
Một nghi thức trong lễ hội Roòng Poọc của người Giáy ở Tả Van
Lễ cúng xong thì thầy cúng sẽ đưa quả Còn cho những người già uy tín ở trong bản ném vòng Nhật Nguyệt được treo ở độ cao 30m. Trong ngày làm lễ cúng phải ném thủng vòng Nhật Nguyệt, vì người dân tộc Giáy quan niệm rằng nếu vòng Nhật Nguyệt không được ném thủng thì cả năm đó bản sẽ gặp phải đen đủi. Khi vòng Nhật Nguyệt được ném thủng thì từng gia đình đến bàn thờ chính để thắp hương vái lạy thần linh, cầu may mắn cho gia đình và cho làng bản.
Tham gia lễ hội là tất cả già trẻ, lớn bé ở trong bản. Người dân tộc Giáy cũng rất cởi mở khi đón tiếp bạn bè các dân tộc anh em đến xem và đến chia vui. Sau phần lễ (cúng tế) sẽ đến phần hội. Nhiều những trò chơi dân gian diễn ra rất vui, trong đó đặc biệt là có cuộc thi tài cày ruộng của những chàng trai.
Mở đầu đó là trò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên và nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng cho 3 lần khai mạc, rồi sau đó tất cả mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua đỏ xanh vun vút lao lên phông còn.Tiếng xuýt xoa, tiếng hò reo cổ vũ rền vang. Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tốt tươi.
Cùng với ném còn là trò chơi kéo co. Tốp nam đứng ở phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co).Tốp nữ đứng ở phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thúc giục.Bên nam (đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa.
Trò chơi dân gian trong lễ hội
Lễ hội Roòng Poọc (xuống đồng) của người dân tộc Giáy là sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, làm mỗi con người trong cộng đồng nơi đây biết trân trọng giá trị của lịch sử (ghi nhớ công lao của người mở đất lập bản), biết trân trọng thiên nhiên (tâm linh tôn trọng các thế lực siêu nhiên, biết yêu thương cỏ cây, tài nguyên đất và nước), biết yêu thương con người (giao lưu, đồng cảm và đoàn kết). Vì vậy, lễ hội này vừa có nét đẹp văn hoá cổ truyền, lại vừa phù hợp với điều kiện cuộc sống hiện đại mà ta vẫn kỳ vọng là sự phát triển bền vững. Ngoài ra, lễ hội còn thu hút rất nhiều những du khách trong và ngoài nước, là nguồn tài nguyên nhân văn để tiếp tục phát triển kinh tế du lịch nơi vùng đất huyền thoại Mường Hoa-Sa Pa.
Theo Laodong.com.vn
Bài viết về Lào Cai liên quan
- Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
- Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
- Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
-
- Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
- Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
- Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
- Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
- Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
-
- Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
- Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
- Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
- Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
- Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
- Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
(lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
Ghi chú bài viết Lễ hội Roòng Poọc của người Giáy ở Tả Van tại Lào Cai
Từ khóa:
Hàng năm cứ vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người dân tộc Giáy ở Tả Van (huyện Sa Pa - Lào Cai) lại mở hội Roòng Poọc để cầu cho mùa màng bội thu, người...