Lễ hội “Nào Cống” tại Lào Cai

Từ thập kỷ 50 trở về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ ba gian. Ngôi miếu được dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu đã trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa.Hàng năm cứ vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người dân tộc Mông, người dân tộc Dao và người dân tộc Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ để làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già hay trẻ.

Làng Tả Van Giáy nơi diễn ra lễ hội Nào Cống
Làng Tả Van Giáy nơi diễn ra lễ hội Nào Cống

Lễ “Nào Cống” gồm có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống.

Ngôi miếu thờ được người dân tộc Mông gọi là “Chế đáng” (Tsêr đăngz). Miếu thờ có 3 gian, gian giữa là gian thờ hai viên quan họ Đào, họ Nguyễn đã có công an dân và xây dựng nên Mường Hoa. Một gian bên trái là gian thờ thần núi (Sơn thần), thần Suối Hoa (Long Vương), người dân tộc Giáy gọi là “Sía po”, “Sía ta”, người dân tộc Mông gọi là “Thủ Ti”, “Lùng Vàng”. Một gian bên phải thì thờ các bà nàng vợ hai ông quan họ Đào, họ Nguyễn. Lễ Vật dân cúng là con trâu đen, con lợn đen và vịt gà do các làng đóng góp mua. Làng Tả Van Giáy còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương và bát đĩa dâng cúng.

Người dân tộc Giáy ở làng Tả Van
Người dân tộc Giáy ở làng Tả Van

Trước đây, người chủ lễ phải mời ông thầy mo người dân tộc Tày của Mường Bo (4). Từ thập kỷ 40 - 50 của thế kỷ này, chủ lễ là ông thầy mo của người dân tộc Giáy ở Tả Van. Ông thầy mo ăn mặc áo dài, quần thụng (kiêng đội mũ và khăn) trịnh trọng đọc lời cúng các thần kinh. Nội dung của bài cúng là mời các thần về dự lễ, cầu mong các thần phù hộ cho người yên vật thịnh, được mùa. Sau lễ cúng, chức dịch Mường Hoa sẽ lên đọc quy ước chung của cả Mường... Nội dung bản quy ước đề cập đến 4 vấn đề sau:

- Thứ nhất là vấn đề trị an của các làng: không được trộm cắp, có biện pháp phòng ngừa kẻ xấu ở nơi khác đến trộm cắp.
- Thứ 2 là vấn đề bảo vệ rừng: Các làng người dân tộc Mông, người dân tộc Dao và người dân tộc Giáy, phải chú ý làm rẫy, cấm lấy củi hái măng ở khu rừng cấm thờ thổ thần và khu rừng chung đầu nguồn nước của làng...

- Thứ 3 là vấn đề chăn dắt gia súc : Quy ước có quy định cụ thể về thời gian cấm thả rông gia súc. Hàng năm từ ngày 15 tháng chuột (tức tháng 10 âm lịch) đến này Thìn tháng giêng (tức ngày mở hội xuống đồng) người dân mới được thả gia súc. Ngoài những khoảng thời gian trên, cấm mọi người không được thả rông gia súc để tránh bị phá hoại mùa màng.

- Thứ 4 là vấn đề ứng xử xã hội: Các quy ước của cả vùng đó là đều đề cập đến quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ gia đình có tang... đồng thời phê phán những mối quan hệ nam nữ không lành mạnh, “Cấm kéo đàn bà, con gái vào trong núi”... Kết thúc phần đọc các quy ước, người chức dịch còn nhấn mạnh rằng “Hôm nay, tôi nói cho mọi người biết như thế, từ đây mọi người trở về nhà phải tuân theo những lý lối này và kể cho cả nhà được biết để tuân theo”.

Lễ hội “Nào Cống” tại Lào Cai
Lễ hội “Nào Cống” tại Lào Cai

Khác với lễ “Nhặn sồng”, “Nào sồng”, lễ “Nào Cống” không tổ chức bàn bạc thảo luận quy ước, mà mọi người đến dự chỉ có trách nhiệm tuân theo quy ước do chức dịch đã phổ biến.

Kết thúc phần phổ biến quy ước, tất cả mọi người dự lễ “Nào cống” đều vui vẻ ngồi vào mâm ăn uống cộng cảm. Dân làng nào thì tự nấu lấy thức ăn cho làng ấy và cùng ăn với nhau ở ngoài miếu. Trong miếu, thì chỉ có các chức dịch (lý trưởng, pthì người khác sẽ dành phần thức ăn mang về.


Theo Website Tổng cục Du lịch

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội “Nào Cống” tại Lào Cai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội “Nào Cống” tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Từ thập kỷ 50 trở về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ ba gian. Ngôi miếu được dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu đã trở thành địa...