Lễ hội đền Trung Đô tại Lào Cai

Lễ hội đền Trung Đô thường được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng, tại Trung Đô, thuộc xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh lào Cai.
Lễ hội đền Trung Đô
Lễ hội đền Trung Đô

Đền Trung Đô nằm lọt trong một vùng thung lũng là nơi hợp lưu của 2 dòng suối Nậm Thin (hay còn gọi là Nậm thiên) lũng suối Nậm Khòn ở phía Bắc và ở phía đông với dòng sông Chảy nằm ở phía Tây của ngôi đền. Địa thế ở đây còn có sông, có núi, hội tụ đầy đủ các điều kiện cần có về phong thuỷ đã tạo cho ngôi đền một vẻ uy nghi và trang trọng.

Đền Trung Đô là ngôi đền thờ tướng quân Gia Quốc Công Vũ Văn Mật cùng với các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ ổn định để bảo vệ biên cương bảo vệ Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như vùng đất Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang ngày xưa (thuộc Lào Cai ngày nay) thành trung tâm kinh tế xã hội của thời bấy giờ.

Vũ Văn Mật là một nhân vật lịch sử có thật, ông sống vào thời Lê (Lê Mạt) vào khoảng những năm từ năm 1516 trở đi (không rõ năm sinh và mất của ông, ông đã kế tục sự nghiệp người anh là Vũ Văn Uyên xây dựng căn cứ chống nhà Mạc để khôi phục lại nhà Lê cách đây khoảng trên 300 năm ). Các sự kiện có liên quan đến hoạt động của ông đều được ghi chép lại khá nhiều ở trong các thư tịch cổ, cả chính sử cũng như ngoại sử. Qua các sử liệu đã cho biết, thì ông là một con người gan dạ khoẻ mạnh và ông là một vị tướng “ Trung quân ái quốc, biết đặt vận nước lên trên tất cả ) của triều đại phong kiến vào thế kỷ 16 (Lê Quí Đôn toàn tập - Tiến văn tiểu lục trang 354).

Dâng lễ trong lễ hội đền Trung Đô
Dâng lễ trong lễ hội đền Trung Đô

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi đền hiện nay gồm có 3 gian thờ với diện tích khoảng hơn 30 m2. Đã tồn tại hơn 300 tuổi, dấu tích của ngôi đền xưa vẫn còn lại những tảng kê chân cột làm bằng đá, những hiện vật như gạch ngói và trang trí đã minh chứng cho một thời vàng son. Song nó cũng có giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với những người dân vùng Trung Đô nói riêng và ở tỉnh Lào Cai nói chung. Đó là giáo dục truyền thống cần cù lao động, tự lực tự cường, yêu nước chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ đất nước. Đặc biệt những tư liệu về sự kiện, về nhân vật lịch sử, về thời gian, không gian của di tích cũng có vai trò trong việc nghiên cứu chiến lược và chiến thuật của cha ông ta trong việc xây dựng căn cứ quân sự và các yếu tố “ Thiên thời địa lợi nhân hòa. “ trong việc xây dựng đất nước.

Ném còn trong lễ hội đền Trung Đô
Ném còn trong lễ hội đền Trung Đô

Tiềm năng kinh tế du lịch cũng là một giá trị không thể thiếu đối với khu di tích Trung Đô này. Khách đến với Trung Đô không chỉ được sống trong một không gian linh thiêng của một ngôi đền mà còn có thể hoà mình vào với cảnh sắc thiên nhiên, cộng đồng văn hoá ở nơi đây. Đến với Trung Đô bạn sẽ có thể được tham quan rất nhiều những cảnh đẹp theo một hệ thống liên hoàn với các điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn như gốc cây gạo, hang Tiên, thành cổ Trung Đô, cảnh đẹp Cốc Ly và ngược trên nữa là đền Bắc Hà và Dinh thự Hoàng A Tưởng đã được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia./.

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền Trung Đô tại Lào Cai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền Trung Đô tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội đền Trung Đô thường được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng, tại Trung Đô, thuộc xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh lào Cai. Lễ hội đền Trung Đô Đền...