Gắn Lễ hội với phát triển du lịch còn nhiều bất cập

Với sự trải dài về không gian và thời gian của các lễ hội ở mọi miền đất nước, ở mọi thời điểm, với sự phong phú của hệ thống các lễ hội tại Việt Nam, lễ hội dân gian truyền thống của Việt Nam có sức hấp dẫn với du khách quốc tế do chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc là một "tài nguyên" vô giá đối với sự phát triển của du lịch.

Khách nước ngoài du lịch miệt vườn tại Tiền Giang.
Khách nước ngoài du lịch miệt vườn tại Tiền Giang.

Mới chỉ thu hút khách nội địa

Lễ hội giống như một “bảo tàng sống” phản ánh đời sống cư dân văn hóa bản địa. Nhất là mỗi dịp xuân về, hàng nghìn lễ hội diễn ra trên cả nước chính là cơ hội để thu hút khách du lịch. Tuy vậy, sức thu hút của lễ hội ở Việt Nam chưa thực sự lớn.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thống kê cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, từ quy mô làng, xã đến quốc gia. Trong đó, có khoảng 70% lễ hội là do cấp xã quản lý, những lễ hội này chỉ thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư quanh vùng ở phạm vi hẹp.

Anh Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Hanoi Redtour cho biết, đối tượng khách đi du lịch lễ hội chủ yếu là khách nội địa và Việt kiều. Công ty cũng đã có chương trình tour du lịch lễ hội kết hợp du xuân chủ yếu đón khách đoàn từ miền Nam ra.

Trung bình mỗi tuần đón 1 đoàn. Sau Tết Nguyên đán, số lượng khách đoàn tham gia chương trình này tăng lên 2-3 đoàn/tuần; trong đó tour đi du xuân kết hợp lễ hội tại vùng đồng bào dân tộc tại cao nguyên đá Hà Giang, Sa Pa (Lào Cai) khá hấp dẫn khách phương Nam.

Đối với các doanh nghiệp lữ hành miền Bắc làm tour lễ hội, nhìn vào lịch trình tour các doanh nghiệp du lịch đang chào bán trên thị trường dễ nhận thấy các tour chủ yếu nhắm vào khách nội địa đến những địa điểm nổi tiếng như chùa Bái Đính, chùa Hương, Yên Tử, Côn Sơn - Kiếp Bạc... với thời gian ngắn (trung bình là 1 đến 2 ngày) và tập trung nhiều vào cuối tuần.

Đối với khách đoàn trong Nam thì thường gắn kết chương trình du xuân với các điểm du lịch cố định từ trước và coi đây là một yếu tố kết hợp cho chương trình thêm đa dạng.

Khách quốc tế còn thờ ơ

Bà Đặng Thị Thọ, Giám đốc Chi nhánh Công ty du lịch Phượng Hoàng tại Hà Nội khẳng định: Đa phần khách quốc tế không quan tâm lắm tới lễ hội Việt Nam. Lý do là vì lễ hội ở Việt Nam quá đông người, nhất là hôm chính hội thường quá tải, dẫn đến tình trạng giao thông ùn tắc,  lộn xộn, môi trường ô nhiễm...

Có khách quốc tế mê văn hóa Việt Nam, năm vừa rồi đi lễ hội đền Hùng có phàn nàn dọc đường tràn ngập túi nilong, rác thải... Đối với khách phương Tây, tổ chức tour tham gia lễ hội rất khó bởi chương trình tour thường phải lên lịch trước 6 tháng, lịch trình khoảng hơn 10 ngày. 

Trong khi, cũng với khoảng thời gian đó đi tham quan các nơi khác, họ đi được nhiều điểm hơn. Mà dịp đầu xuân này, đi đến đâu cũng bắt gặp lễ hội. Trên đường đi, nếu có gặp lễ hội, hướng dẫn viên (HDV) sẽ giới thiệu kết hợp luôn.

Tâm lý du khách nước ngoài khi đi du lịch thường tránh những nơi quá đông, họ thường có nhu cầu tìm hiểu, trò chuyện, giao lưu với người dân bản xứ. “Với góc nhìn của người làm du lịch, chúng tôi muốn đưa du khách gần gũi hơn với người dân, cảm nhận được cuộc sống, nét văn hóa của địa phương".

Khách muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa, nghi lễ vùng đồng bằng sông Hồng, chúng tôi vẫn tổ chức tour đi Bắc Ninh với chùa Bút Tháp, Đền Đô, nghe hát quan họ... hay đi Hải Phòng tìm hiểu về nghe ca trù, rối nước, rối cạn. Đó mới là nhu cầu mà du khách nước ngoài cần”, bà Thọ nhấn mạnh.

“Chúng tôi vẫn tổ chức theo yêu cầu của khách nếu du khách nào muốn đến lễ hội, nhưng cũng cảnh báo trước những tình huống thường xảy ra để khách lường trước. Với tình trạng tổ chức lễ hội bát nháo như hiện nay, có lẽ 10 năm nữa, lễ hội vẫn chưa thể hấp dẫn được khách quốc tế”, bà Thọ nhận định.

“Thực tế, khách nước ngoài đi theo tour mua trước thường ít khi đi lễ hội bởi lễ hội cố định về thời gian. Khách quốc tế đến với lễ hội thường là người am hiểu về văn hóa và có thời gian đi du lịch dài ngày”, anh Lại Văn Quân -Trưởng Phòng Lữ hành của Công ty du lịch Mai Linh nhận xét, “ngoài ra còn có khách Tây ba lô, họ rất thích các lễ hội của vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, đối tượng khách này lại không nhiều, khả năng chi trả thấp nên họ tự đi là chính”.

Làm thế nào để hút khách?

Để thu hút du khách và phát triển bền vững loại hình du lịch lễ hội, cả ngành văn hóa và du lịch cần phải hợp tác để đầu tư, xúc tiến quảng bá.

Ngoài ra, muốn biến lễ hội thành “món ăn” hấp dẫn du khách, thì việc tổ chức lễ hội cần phải đảm bảo giá trị nguyên gốc của nó, chứ không phải là một lễ hội bị pha tạp, biến tướng.

Ông Phùng Quang Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch (Tổng Công ty Du lịch Hà Nội) nhận xét: Du lịch lễ hội có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách, khám phá những nét đẹp văn hóa phong tục, tập quán, truyền thống của nước sở tại.

Việt Nam với một kho tàng lễ hội phong phú, có thừa tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài học kinh nghiệm từ các nước cho thấy, muốn đưa lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, thì phải thật bài bản và chuyên nghiệp từ công tác tổ chức đến cách thức quảng bá. Thế nhưng, cả hai điều kiện cần và đủ trên, chúng ta đều chưa thực hiện được.

Du khách nước ngoài thích thú với lễ hội Roóng Poọc. Ảnh: Internet
Du khách nước ngoài thích thú với lễ hội Roóng Poọc. Ảnh: Internet

Có một thực tế đáng buồn là chúng ta có thừa lễ hội đặc sắc nhưng lại đang thiếu một chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cũng như văn hóa, việc đầu tư cho các lễ hội cần phải có một chiến lược hợp lý. Không nên đầu tư dàn trải, mà phải biết chọn lọc một số lễ hội đặc sắc, ấn tượng để từ đó xây dựng thành sản phẩm “đinh” và đưa ra kế hoạch chiến lược quảng bá phù hợp.

"Việc tổ chức lễ hội thành công, thu hút được nhiều du khách tham gia sẽ tạo nguồn thu cho địa phương. Việc lấy lễ hội “nuôi” lễ hội sẽ giúp các địa phương có nguồn kinh phí ổn định để tiếp tục duy trì và phát triển lễ hội ngày một hoàn thiện hơn" - ông Thắng nhấn mạnh.

Việc đầu tư cho lễ hội trên thực tế đã mang lại những hiệu quả khá thiết thực. Ví dụ như Lào Cai, từ khi 3 tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai  tổ chức chương trình du lịch về nguồn, thì lượng du khách đến với Lào Cai bình quân đã tăng lên 25 - 35%. Với những địa phương khác, hình thức đầu tư cho lễ hội cũng đã bắt đầu được triển khai.

Từ năm 2000, ngay từ khi bắt đầu thực hiện Chương trình hành động quốc gia du lịch, ngành du lịch đã chọn ra 15 lễ hội tiêu biểu cho các vùng, miền, các dân tộc để phát triển sản phẩm du lịch mới gắn với các lễ hội truyền thống. Trong đó có  lễ hội Katê của người Chăm, lễ hội Xuống đồng (Lồng tồng) của người Tày, lễ hội Ooc Om bok của người Khmer... để đầu tư, chuẩn hóa thông tin, kịch bản với mục đích vừa bảo đảm tính khoa học trong công tác tổ chức, vừa tôn trọng tính truyền thống đặc sắc của lễ hội, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Tìm lại những giá trị nguyên gốc

Bà Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, thời gian qua, việc khai thác các lễ hội văn hóa của các vùng dân tộc thiểu số để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế một phần là do công tác tổ chức, quản lý các lễ hội còn nhiều bất cập. Một số lễ hội ngày càng bị mất đi giá trị nguyên gốc, bị sân khấu hóa, xen kẽ, bổ sung những yếu tố hiện đại, pha tạp không phù hợp.

Một số lễ hội cần mang tính chất tâm linh, thần bí lại có sự tham gia quá ồn ào ảnh hưởng đến không gian, tính chất tôn nghiêm của lễ hội nên không nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư địa phương. Thậm chí, có lễ hội còn được tổ chức tràn lan, bị thương mại hóa gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.

Theo bà Điệp, để lễ hội dân gian trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành văn hóa cần phải kết hợp với ngành du lịch, chính quyền địa phương rà soát lại. Sau đó, căn cứ vào thời gian, địa điểm, quy mô, tính chất và các điều kiện về cơ sở vật chất, lựa chọn 20 - 30 lễ hội đưa vào khai thác với yêu cầu khi tổ chức, các lễ hội này phải đảm bảo giữ được những giá trị nguyên gốc, không bị pha trộn, sân khấu hóa.

Tiêu biểu như thời gian qua, ngành văn hóa - du lịch Hà Nội đã chọn một vài lễ hội điển hình rồi quy hoạch, đầu tư trọng điểm để hình thành sản phẩm chuyên biệt đón khách. Lễ hội Gióng- 1 trong 3 di sản văn hóa được UNESCO công nhận trong năm 2010 sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đến năm 2030, ngành du lịch Thủ đô sẽ có quy hoạch riêng trong chiến lược phát triển du lịch và sẽ sớm trình TP Hà Nội phê duyệt trong quý II/2011./.  

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Gắn Lễ hội với phát triển du lịch còn nhiều bất cập

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Gắn Lễ hội với phát triển du lịch còn nhiều bất cập, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Việt Nam, với sự trải dài cả về không gian và thời gian của các lễ hội (ở mọi miền đất nước, ở mọi thời điểm), sức...