Lễ hội Yến Sào - Tôn vinh truyền thống lịch sử ngành nghề

Từ ngày 7 đến 14/6/2011, Lễ hội Yến sào sẽ được tổ chức tại Nha Trang,  Khánh Hòa. Đây là một trong những chương trình đặc sắc của Festival Biển Nha Trang- Khánh Hòa năm 2011.

Đậm bản sắc văn hóa của ngành nghề truyền thống

Khánh Hòa có rất nhiều ngành nghề truyền thống như đúc đồng, làm nón, làm bún, làm bánh tráng, đánh bắt hải sản,… Song, nghề lâu đời và có giá trị văn hóa, lịch sử, mang lại lợi ích cao và nổi tiếng nhất là ngành nghề khai thác yến sào. 

Nghề khai thác yến sào Khánh Hòa ra đời cách đây gần 700 năm và không ngừng phát triển. Ngày nay, chất lượng, giá trị thương phẩm của yến sào Khánh Hòa đã được tấn phong tổ yến vua và có giá trị thương phẩm đứng hàng đầu thế giới. Hơn nữa, nó còn được xem như thần dược đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng.

Đưa lễ vật ra biển
Đưa lễ vật ra biển

Lễ hội Yến sào Khánh Hòa là lễ hội tôn vinh truyền thống lịch sử ngành nghề khai thác yến sào, được đa dạng hóa bằng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống và đương đại nhằm quảng bá, giới thiệu tới du khách khám phá nét văn hóa độc đáo về vùng đất nhận được nhiều quà tặng của thiên nhiên xứ sở “Trầm hương, Yến sào”.

Nghi lễ thờ cúng trong lễ hội
Nghi lễ thờ cúng trong lễ hội

Theo BTC, trong tuần Lễ hội Yến sào, ngoài những hoạt động văn hóa nghệ thuật và lễ cúng Tổ truyền tại đảo yến Hòn Nội, Công ty TNHH Nhà Nước MTV Yến sào Khánh Hòa - Đơn vị chủ trì lễ hội còn tổ chức các hội thảo khác như: Hội thảo khoa học “Phát triển quần thể chim yến hàng và tài nguyên yến sào ở đảo yến thiên nhiên tại các tỉnh duyên hải toàn quốc”; Hội thảo văn hóa lịch sử của ngành nghề yến sào “Đề đốc Lê Văn Đạt với sự hình thành và phát triển ngành nghề yến sào Việt Nam”,… Các hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà lịch sử học, giáo sư, tiến sĩ các trường đại học với mong muốn hy vọng ngành nghề yến sào Việt Nam sẽ phát triển mạnh, bền vững không chỉ ở Khánh Hòa mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố có tiềm năng khác; qua đó, ngành nghề yến sào Việt Nam sẽ được mọi người dân trân trọng, bảo tồn, sử sách tôn vinh lưu truyền.

Khi đến với lễ hội Yến sào, du khách sẽ được tận mắt tham quan các hang yến thiên nhiên được tái tạo bên bờ biển Nha Trang, được xem những người thợ lành nghề khai thác tổ yến trên những vách đá cheo leo, hiểm trở để thấu hiểu và chia sẻ sự gian nguy của nghề. Bên cạnh việc tham quan 9 gian hàng giới thiệu sản phẩm và các món ăn bổ dưỡng được chế biến từ yến sào, du khách còn được tận mắt tham quan các công đoạn tinh chế (tức làm sạch tổ yến) trước khi đưa vào sử dụng... Đặc biệt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rợp trời biểu tượng chim yến gắn trên các trụ điện đường và đèn trang trí trên các con đường dẫn ra biển.

Tôn vinh lịch sử

Trong thời đại này, mọi thông tin đều được chuyển tải nhanh, mạnh và rộng khắp trên các báo mạng và khi tra các công cụ tìm kiếm như google, yahoo... chúng ta sẽ tìm thấy bất kỳ thông tin gì muốn tìm. Thế nhưng, khi tìm hiểu về lịch sử ngành nghề yến sào Khánh Hòa, tôi rất ngạc nhiên vì trên google lại không có một chút thông tin gì về tên tuổi, sự nghiệp của Đề đốc Lê Văn Đạt, ông tổ nghề yến sào ở thời nhà Trần và hậu duệ của ông (Lê Văn Quang, Lê Thị Huyền Trâm ở thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ), những tiền nhân được mệnh danh là thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa và là những người đặt viên gạch đầu tiên sáng lập nên ngành nghề yến sào Việt Nam.

Trên thực tế, mặc dù yến sào Khánh Hòa được phong Tổ yến vua, nhưng lịch sử của ngành nghề hiện nay chưa được xã hội tôn vinh đúng mực. Do vậy, mỗi chúng ta cần phải nhìn nhận lại và đóng góp một phần vào việc tôn vinh công trạng của thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa, một nghề góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có giá trị cho sức khỏe cho cộng đồng và cho nhân loại…

Hội thảo "Văn hóa lịch sử ngành nghề yến sào Việt Nam" được tổ chức trong dịp này sẽ là nhịp cầu, là một động thái tích cực thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của Công ty Yến sào Khánh Hòa. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá tôn vinh ngành nghề yến sào Việt Nam cần được sử sách lưu truyền và cũng là cơ hội cho những nhà viết sử.

Đảo Yến Hòn Nội
Đảo Yến Hòn Nội

Ngành nghề yến sào Việt Nam ra đời cách đây 683 năm. Trong đó, đảo yến Hòn Nội (Khánh Hòa) nằm cách TP.Nha Trang gần 15 hải lý là một trong những đảo chính có chim yến hàng sinh sống và làm tổ với số lượng bầy đàn đông đúc nhất cả nước. Quần thể chim yến hàng ở Hòn Nội chiếm gần 2/3 sản lượng chung của nước ta. Từ năm 2003 đến nay, vào những tháng trời êm biển lặng, công ty Yến sào Khánh Hòa sẽ tổ chức đưa du khách đến tham quan đảo Hòn Nội. Nơi đây có một bãi tắm thơ mộng, lý tưởng và tràn đầy sức sống, có hàng ngàn đôi chim hải âu kéo về tự tình, trú ngụ xung quanh các hang yến. Ngoài Hòn Nội, Khánh Hòa còn có hàng chục đảo khác có chim yến hàng sinh sống và làm tổ như: Đảo Hòn Ngoại, Hòn Chà Là, Hòn Đụn, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Mụn, Hòn Xà Cừ....

Tại đảo Hòn Nội có vọng Hải Đài nằm chót vót trên đỉnh Du Hạ. Trên một quần thể đảo nhỏ, có những mỏm đá mang hình thù quái lạ như đầu những con hải cẩu vươn ra biển. Từ bến tàu men theo một lối mòn trên bãi cát dài chúng ta sẽ đến khu vườn bàng. Chẳng ai biết chính xác tuổi của những cây bàng ấy, nhưng dáng vẻ oai phong, sum xuê của nó chứng minh chúng những cây cổ thụ đã trãi qua rất nhiều mùa phong ba bão táp. Trong bóng mát giữa những cây bàng ấy là nơi đặt bia công trạng, tượng Đảo Chủ Thánh Mẫu và đền thờ tổ nghề yến sào. Tấm bia ghi lại: Năm 1328, thuyền của đề đốc nhà Trần - Lê Văn Đạt bị bão dạt vào Hòn Tre. Tại đây, ông lập ra thôn Bích Đầm và tìm ra các đảo yến. Vì thế, nghề yến sào của Khánh Hòa có từ thời đó.

Năm 1769, ông Lê Văn Quang, hậu duệ của ông Lê Văn Đạt, là đình trưởng thôn Bích Đầm đã hiến toàn bộ các đảo yến làm nguồn tài nguyên chính cho quân Tây Sơn khởi nghĩa. Bà Lê Thị Huyền Trâm, con gái ông Lê Văn Quang, khi đó là Đại đô đốc thủy quân Tây Sơn đã có công lớn trong việc chỉ huy tướng sĩ bảo vệ, khai thác và xuất khẩu yến sào. Khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh mang đại quân ra đánh phủ Bình Khang (tức vùng Khánh Hòa ngày nay). Thủy quân Tây Sơn đã chiến đấu anh dũng, trong trận chiến này, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm và An phủ xứ Lê Văn Quang cùng nhiều tướng sĩ đã anh dũng hy sinh vào ngày 10-5 năm Kỷ Sửu (1793). Sau khi mất, bà Lê Thị Huyền Trâm được nhân dân trong vùng suy tôn là Đảo Chủ Thánh Mẫu, lập đền thờ trên các đảo và vào ngày 10/5 âm lịch hàng năm Công ty Yến Sào Khánh Hòa cùng nhân dân trong vùng sẽ tổ chức lễ cúng tổ long trọng trên đảo Hòn Nội để làm lễ tạ ơn sau mỗi mùa thu hoạch.

Trăn trở giữ nghề...

Hơn 10 năm qua, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến Sào Khánh Hòa đã rất chú trọng đầu tư và thực nghiệm thành công các công trình nghiên cứu khoa học để phục vụ ngành yến sào như: Công trình ấp nở nhân tạo và nuôi chim non qua từng giai đoạn phát triển; Công trình kỹ thuật phát triển hang yến nhân tạo gắn liền với sự phát triển quần thể, dẫn dụ, nhân đàn và di đàn chim yến hàng, … Đây chính là cơ sở, nền tảng để phát triển quần thể chim yến hàng (loài chim có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus german, đang có mặt tại Việt Nam và cho ra giá trị thương phẩm cao nhất hế giới) - nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã, tăng sản lượng yến sào xuất khẩu theo định hướng bền vững và phát triển ngành yến sào Việt Nam. Với thành công của những công trình khoa học trên, Công ty Yến Sào Khánh Hòa đã nhận được tín nhiệm, gánh thêm trọng trách khôi phục xứ sở loài chim yến ở những nơi gần như đã bị diệt vong như Côn Đảo, Quảng Bình và Phú Yên.....

Công ty Yến sào Khánh Hòa đã và đang làm tốt công tác quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào. Hiện nay công ty đang quản lý và khai thác yến sào trên 29 đảo thuộc vùng biển Khánh Hòa với khoảng hơn 130 hang yến lớn nhỏ;. Công ty cũng đã triển khai và thực hiện thành công các đề tài nghiên cứu khoa học như ấp nở chim yến nhân tạo, nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ, về di đàn, nhân đàn chim yến,v.v… và mở ra ngành nghề mới: nghề nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ. Trong những năm qua, công ty đã chú trọng quản lý, khai thác, nuôi dưỡng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên yến sào; đóng góp gần 2.000 tỷ đồng/năm vào nguồn ngân sách nhà nước và tạo điều kiện việc làm cho gần 3.000 lao động địa phương…

Khai thác tổ yến tại đảo Hòn Nội
Khai thác tổ yến tại đảo Hòn Nội

Mặc dù chúng ta đã vun vén nghề truyền thống yến sào bằng tâm huyết, sức người, sức của và không ngừng xây dựng, mở mang, nâng niu, nhân rộng đàn chim yến…, song , vấn đề đặt ra bây giờ là: Làm sao để tôn vinh công trạng thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa - Yến sào Việt Nam; đưa sự nghiệp ngành yến sào Khánh Hòa cũng như ngành yến sào Việt Nam phát triển bền vững trên tinh thần “Uống nước nhớ nguồn và ăn quả nhớ người trồng cây”?

Để lịch sử và truyền thống của ngành nghề yến sào Khánh Hòa cũng như yến sào Việt Nam được giữ gìn, tôn vinh, xứng đáng với công lao và thành quả mà nó mang lại cho cộng đồng đồng, xã hội, các nhà quản lý kinh tế, quản lý nhà nước cần đẩy mạnh quảng bá cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương - nơi có nguồn tài nguyên yến sào có sự hiểu về lịch sử, truyền thống và giá trị của ngành nghề yến sào, về nguồn tài nguyên quý hiếm đang cần được bảo vệ; bổ sung kiến thức học đường cho các thanh thiếu niên và cho mọi tầng lớp nhân dân biết: Chim yến không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động của xã hội, mà còn góp phần tiêu diệt côn trùng gây hại, bảo vệ mùa màng, góp phần làm trong sạch môi trường sống của mọi người. Hiện nay, Khánh Hòa cũng là nơi có số lượng chim yến về trú ngụ đông nhiều nhất, sản lượng yến sào cao nhất cả nước và có giá trị thương phẩm đứng hàng đầu thế giới.

Thời gian tới, Chính phủ cần xem xét đưa việc bảo vệ nguồn tài nguyên chim yến thành pháp lệnh, có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm và đưa loài chim yến thành biểu tượng của xứ Trầm Hương - Khánh Hòa…

baocongthuong

Bài viết về Khánh Hoà liên quan

  • Long trọng tổ chức lễ hội Yến sào Khánh Hòa năm 2018Ảnh Long trọng tổ chức lễ hội Yến sào Khánh Hòa năm 2018
    Lễ hội Yến sào (tên đầy đủ là "Lễ hội ngành phá hoang Yến sào") được tổ chức hàng năm vào ngày 10/5 âm lịch. Với nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc gắn liền với nghề truyền thống lâu đời ở Khánh Hòa, lễ hội...
  • Lễ hội Tháp Bà Ponagar ở Nha TrangẢnh Lễ hội Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang
    Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn của mẹ Thiên Y A Na Thánh Mẫu - người mẹ xứ sở. Thiên Y A Na Thánh Mẫu được xem là người đã hướng dẫn người dân nơi đây cách trồng trọt...
  • Lễ hội Yến sào Khánh HòaẢnh Lễ hội Yến sào Khánh Hòa
    Lễ hội Yến sào Khánh Hòa là một lễ hội nghề truyền thống được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh và tri ân thủy tổ, thánh mẫu cùng các vị tiền bối đã có công trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển ngành...
  • Festival Biển Nha Trang - Khánh HòaẢnh Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa
    Festival Biển Nha Trang là một sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức 2 năm một lần vào mùa hè các năm lẻ nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn...
  • Lễ hội Diều Nha Trang rực rỡ sắc màuẢnh Lễ hội Diều Nha Trang rực rỡ sắc màu
    (lehoi.org) - Hàng trăm người đã tham gia trình diễn nghệ thuật thả diều với những cánh diều đẹp nhất, đặc sắc nhất mang đến lễ hội Diều để du khách thưởng lãm. Trong ngày 14...
  • Tưng bừng lễ hội Tháp Bà Ponagar tại Khánh HoàẢnh Tưng bừng lễ hội Tháp Bà Ponagar tại Khánh Hoà
    (lehoi.org) - Để nhớ ơn Thánh mẫu Thiên Y Ana người có công giúp nhân dân Chăm biết trồng trọt, dệt vải, ngày 23/4/2011 (tức 21/3 âm lịch), tại Khu di tích cấp quốc gia Tháp...
  • Tưng bừng lễ hội Tháp Bà Ponagar tại Khánh HoàẢnh Tưng bừng lễ hội Tháp Bà Ponagar tại Khánh Hoà
    (lehoi.org) - N gày 5/5/2010 (tức 22/3 Âm lịch), Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm nay đã chính thức khai mạc tại khu Di tích Tháp Bà Ponagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tham gia lễ hội...
  • Khánh Hòa tổ chức Festival Biển lần thứ 5 năm 2011Ảnh Khánh Hòa tổ chức Festival Biển lần thứ 5 năm 2011
    (lehoi.org) -Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa v ừa qua đã lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức Festival biển năm 2011. Được biết đây là lần thứ 5 Khánh Hoà tổ chức Festival biển, qua các kỳ Festival 2003...
  • Họp bàn kế hoạch chuẩn bị cho Festival biển 2011 tại Khánh HoàẢnh Họp bàn kế hoạch chuẩn bị cho Festival biển 2011 tại Khánh Hoà
    (lehoi.org) - Ngày 17/2, Ban Tổ chức Festival Biển 2011 đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo và rà soát kế hoạch chuẩn bị tổ chức chương trình Festival Biển năm 2011. Các thành viên BTC, các ngành, địa...
  • Bắn pháo hoa trong lễ khai mạc Festival Biển 2011, Khánh HòaẢnh Bắn pháo hoa trong lễ khai mạc Festival Biển 2011, Khánh Hòa
    (lehoi.org) -Diễn ra từ ngày 11 đến 15/6, UBND tỉnh Khánh Hoà sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp trong dịp Festival Biển 2011 với thời lượng 15 phút. Khánh Hòa sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong Festival...
  • Các hoạt động chính trong Festival Biển năm 2011Ảnh Các hoạt động chính trong Festival Biển năm 2011
    (lehoi.org) - Festival Biển năm 2011 với chủ đề là “Nha Trang - Biển hẹn” chính thức được khai mạc vào 20 giờ ngày 11 tháng 6, tại sân khấu Quảng trường 2/4, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà sẽ bao...
  • Tổ chức nhiều hoạt động hướng về Trường Sa trong Festival biển 2011 tại Khánh HoàẢnh Tổ chức nhiều hoạt động hướng về Trường Sa trong Festival biển 2011 tại Khánh Hoà
    (lehoi.org) - V ới hơn 60 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch được tổ chức trên địa bàn thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang , Festival Biển 2011 chính thức diễn ra từ ngày...
  • “Vũ điệu trên biển” sẽ mở màn cho Festival Biển 2011Ảnh “Vũ điệu trên biển” sẽ mở màn cho Festival Biển 2011
    (lehoi.org) - V ào lúc 20 giờ ngày 10/6, Chương trình “Vũ điệu trên biển” mở màn cho Festival Biển 2011 sẽ được diễn ra tại Trung tâm thi đấu thể thao Khánh Hòa, 33 Phan Chu Trinh, TP. Nha Trang...
  • Festival Biển Nha Trang 2011: Xây dựng thương hiệu cho tài nguyên biển, đảo Việt NamẢnh Festival Biển Nha Trang 2011: Xây dựng thương hiệu cho tài nguyên biển, đảo Việt Nam
    Ngày 06/6, Diễn đàn Thương hiệu Biển Việt Nam lần thứ III với chủ đề "Quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản vật, sản phẩm biển thân thiện môi trường" đã được tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa...

Ghi chú bài viết Lễ hội Yến Sào - Tôn vinh truyền thống lịch sử ngành nghề

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Yến Sào - Tôn vinh truyền thống lịch sử ngành nghề, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Từ ngày 7 đến 14/6/2011, Lễ hội Yến sào sẽ được tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là một trong những chương trình đặc sắc của Festival Biển Nha Trang-...