Lễ hội đền An Phụ tại Hải Dương

Thời gian: 1/4 Âm lịch
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1 tháng 4 Âm lịch người dân ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương lại tưng bừng mở hội truyền thống đền An Phụ để thể hiện tấm lòng thành kính, và tưởng nhớ về An sinh vương Trần Liễu, đấng sinh thành và là người đã góp phần tạo nên các vị thiên tài, vị anh hùng của dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đền An Phụ tên tự là An Phụ Sơn từ, nằm trên đỉnh núi An Phụ, thuộc địa phận xã An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương được xây dựng vào thời Trần (ở thế kỷ thứ XIII), dưới thời An Sinh Vương Trần Liễu. Theo sử sách có ghi chép, vào năm 1237, triều đình Nhà Trần đã cắt đất của các xã An Dưỡng,  An Phụ, An Hưng, An Sinh, An Bang để ban cho Trần Liễu dựng thái ấp và phong chức làm An sinh Vương. Ngài và phu nhân là những người đã đào tào ra những vị anh hùng của dân tộc, những người có văn võ song toàn, có công lớn trong ba  cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Ông qua đời ngày mồng 1 tháng 4 năm 1251. Để tưởng nhớ tới công đức của ông, ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch hàng năm, nhân dân nơi đây lại nô nức tổ chức lễ hội Đền An Phụ.

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại đền An Phụ
Tượng đài Trần Hưng Đạo tại đền An Phụ

Lễ hội đền An Phụ diễn ra trong 3, ngay từ ngày 29 tháng 3 đến ngày mồng 1 tháng 4 Âm lịch. Phần lễ thường tổ chức trong suốt 3 ngày mở hội. Sáng ngày 29 tháng 3 sẽ tổ chức lễ cáo yết xin mở hội. Lễ Mộc dục hay bao sái tượng được tổ chức tại đền An Phụ vào lúc 23h, ngày 30 tháng 3. Ngày chính hội là ngày mồng 1 tháng 4 Âm lịch.

Đền An Phụ tại tỉnh Hải Dương
Đền An Phụ tại tỉnh Hải Dương

Chính hội được bắt đầu bằng màn múa rồng, đoàn rước của các xã Phạm Mệnh, An Sinh, Hiến Thành, Thượng Quận, thị trấn Phú Thứ. Lễ khai hội và dâng hương tưởng niệm An sinh vương Trần Liễu diễn ra rất long trọng tại ngôi đền An Phụ với mandf biểu diễn trống hội được tổ chức theo nghi thức cổ, có tiết mục múa lân, múa rồng và lễ dâng văn tế để ca ngợi ơn đức của đức An sinh vương. Sau ngày lễ khai hội và dâng hương sẽ đến lễ tế thần được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Phần lễ tạ sẽ được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch.

Múa rồng tại lễ khai hội Đền An Phụ
Múa rồng tại lễ khai hội Đền An Phụ

Ngoài phần lễ được thực hiên theo nghi thức truyền thống ra, phần hội cũng có nhiều hoạt động độc đáo và hấp dẫn như chương trình biểu diễn chèo diễn ra tại di tích động Kính Chủ, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật và giao lưu văn hóa văn nghệ của nhân dân các xã lân cận và du khách thập phương tại sân đình cùng nhiều trò chơi dân gian truyền thống khác.

Những năm trở lại đây, lễ hội đền An Phụ đang ngày càng được mở rộng hơn, phong phú hơn về nội dung lẫn hình thức, không chỉ để phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, mà còn là dịp để giới thiệu lễ hội đền An Phụ và di tích đền An Phụ đến đông đảo quần chúng nhân dân và du khách thập phương với mục đích để tưởng nhớ tới công lao to lớn của cha ông, đã làm phong phú đời sống văn hóa cũng như tinh thần của người dân địa phương , đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Bài viết về Hải Dương liên quan

1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền An Phụ tại Hải Dương

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền An Phụ tại Hải Dương, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1 tháng 4 Âm lịch người dân ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương lại tưng bừng mở hội truyền thống đền An Phụ để thể hiện tấm lòng...