Lễ hội chùa Minh Khánh tại Hải Dương
Chùa Minh Khánh (còn được gọi với tên khác là chùa Hương Đại) tọa lạc tại thị trấn Thanh Hà. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, sau đó đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần. Ngôi chùa này có kiến trúc độc đáo, cảnh quan đẹp và vẫn còn lưu giữ được hệ thống tháp cổ, tượng phật, 16 tấm bia và 13 đạo sắc phong từ thời Lê, Nguyễn... Với những giá trị văn hóa, lịch sử đã được bảo tồn, vào năm 1990, chùa Minh Khánh đẫ được nhà nước công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia,và ngày hội chùa Minh Khánh cũng bắt đầu được tổ chức đều đặn từ đây.
Rất đông người dân trong vùng và du khách thập phương về dự hội chùa Minh Khánh
Chùa Minh Khánh có quan hệ với tên tuổi lẫy lừng của vị vua anh minh Trần Nhân Tông, một nhà tu hành đắc đạo, và là 1 trong vị tổ của thiền phái Trúc Lâm. Theo truyền thuyết, ở thế kỷ thứ 13, vua Trần Nhân Tông rời Tràng An đến hội quân với Trần Hưng Đạo đang đóng quân ở đây. Trước ngày xuất quân, đức vua đã lập đàn tế trời, Phật và trước cửa chùa Ngài đã cắt máu ăn thề với quyết tâm sẽ tiêu diệt giặc Nguyên Mông. Hiện nay, ngôi chùa này còn lưu giữ chín viên xá lỵ của Ngài. Trong chùa, tại gian chính điện có đặt ban thờ vua Trần Nhân Tông. Từ khi vua Trần Nhân Tông hạ giá tới đây, chùa Minh Khánh đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng, được người dân trong vùng và khắp nơi ngưỡng vọng. Sự kiện này vẫn còn lưu dấu tích trên bia "Minh Khánh Đại danh lam" được khắc vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511): “Tiên triều vua Trần Nhân Tông đã tu hành tại nơi đây mà huyết thư vẫn còn lưu, đương thời được coi là "Tiểu Tây phương". Một lâu đài quý báu ở Trúc Quốc, rực sáng hoa soi. Thời đó, sư tiểu sớm hôm thắp đèn dâng hương, quét tước, nhân dân đến phụng thờ, tiếng tăm lan rộng khắp xa gần…”. Ngày vua Trần Nhân Tông viên tịch tức ngày mồng 1 tháng 11 âm lịch, người dân nơi đây đã lấy ngày này để tổ chức lễ hội của chùa.
Lễ hội chùa Minh Khánh gồm 2 phần chính là Phần Hội và Phần Lễ
Phần lễ diễn ra với nhiều nghi lễ như: lễ rước sắc, lễ mộc dục, rước mâm ngũ quả, tế lễ. Lễ rước sắc thường được tổ chức vào buổi sáng ngày 29/10 âm lịch hằng năm. Người được chọn phục vụ lễ rước là các thanh niên nam nữ từ 18 tuổi trở lên. Từ buổi sáng sớm ngày 29, đoàn rước sẽ tập trung tại đền Ngự Dội để làm lễ xin sắc, sau đó rước sắc về chùa để làm lễ tế và xin khai hội. Thời xưa, đền Ngự Dội đã là nơi giữ sắc vua ban. Đây được xem là lễ rước cổ truyền được thực hiện theo nghi thức Phật giáo. Dẫn đầu là đội múa lân và đoàn rước phướn Phật, sau đó là đội cờ hội và đội các tăng ni phật tử, tiếp nữa là ban nhạc lễ gồm chiêng và trống. Theo sau là hàng bát bửu do 8 cô gái trẻ mặc trang phục áo nâu đỏ, đầu chít khăn, mặc quần trắng. Theo sau bát bửu là hàng chấp kích được tám nam thanh niên trẻ mặc áo nâu đỏ, quần trắng và chít khăn trên đầu. Kế đến là đội long đình có đặt mâm ngũ quả và bát hương. Đi sau đội long đình là đội nghi lễ gồm bát bửu, chấp kích rồi tới đội long kiệu đặt hòm sắc phong do vua ban, được trang trí bằng tấm vải đỏ lộng lẫy. Theo sau đoàn rước là các cụ cao niên, chức sắc quan viên trong làng và nhân dân cùng khách thập phương về xem hội. Không khí buổi rước diễn ra trong không khí vui tươi, náo nhiệt.
Lễ hội chùa Minh Khánh tại Hải Dương
Sau phần lễ là Phần hội gồm các trò chơi như múa rối nước, cờ người, hát quan họ , diễn chèo… thi bày mâm ngũ quả, làm bánh dầy. Tục thi bày mâm ngũ quả rất hay tổ chức trong mùa lễ hội từ xa xưa cho đến nay, đã tạo thành một điểm nhấn rất độc đáo cho ngày hội chùa Minh Khánh. Vào ngày mở hội, 9 khu dân cư thuộc thị trấn Thanh hà sẽ xây 9 mâm ngũ quả tham dự. Các mâm ngũ quả này được trình bày theo các chủ đề như: cửu long bảo tháp (9 con rồng và 1 tòa bảo tháp); cửu long tranh châu (9 con rồng tranh ngọc); long lân khánh hội (rồng lân vui hội); hạ tứ linh (trên là rồng vàng dưới là 4 vật thiêng); thượng hoàng long, tứ linh tòng mẫu (4 con vật thiêng: long, ly, quy, phượng theo mẹ); hạ tứ linh khánh hội (trên có rồng vàng chầu mặt nguyệt, dưới là tứ linh mừng hội)... Các loại hoa quả là các sản vật đồng quê như chuối xanh, bưởi, hạt tiêu, đu đủ, hạt nhãn, quất, na... Với bàn tay khéo léo, tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của những người dân nơi đây những con rồng, con phượng, lân đã trở nên vô cùng tuyệt đẹp và sống động.
Trước đây, ngoài lễ vật mâm ngũ quả ra thì bánh dầy cũng là một lễ vật quan trọng không thể thiếu, vừa để thi và cũng để tiến vua. Mỗi mâm bánh dầy có 5 chiếc, mỗi chiếc nặng khoảng 1kg, phải bảo đảm được bốn yếu tố,tròn, trắng, mịn, trong. Để có được những chiếc bánh dầy đạt yêu cầu, người dân cần phải chọn loại lúa nếp ngon, nước được dùng để làm bánh trong và sạch. Trước khi làm bánh thì gạo phải được đồ xôi rồi mang đi giã. Khi giã bánh xong, cho vào một cái khuôn đúc thành bánh. Bánh dày được bày cùng với mâm ngũ quả trong lễ cúng tế.
Lễ rước mâm ngũ quả diễn ra rất hoành tráng
Lễ hội chùa Minh Khánh là một lễ hội truyền thống đã được người dân địa phương và khách thập phương rất thích thú. Chính vì vậy cần phải bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống của lễ hội này.
Bài viết về Hải Dương liên quan
- Chuẩn bị đón hàng trăm lượt du khách tham dự lễ hội chùa Minh Khánh tại Hải Dương
(lehoi.org) - T ừ ngày 4 - 6/12/2010 (tức 29/10 đến 1/11 âm lịch), Lễ hội chùa Minh Khánh sẽ diễn ra tại thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Lễ hội năm nay với phần Rước Sắc được...
- Lễ hội vải thiều Thanh Hà tỉnh Hải Dương lần đầu tiên
Lễ hội vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên dự kiến tổ chức cuối tháng 5 với khoảng 600 khách mời. Lễ hội vải thiều Thanh Hà là cơ hội để quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương; qua đó thúc đẩy giao lưu,...
- Hội chùa Thanh Mai tỉnh Hải Dương
Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Hội chùa...
- Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Hải Dương
Lễ hội Quan Lớn Tuần Tranh là lễ hội lớn, tổ chức dài ngày có tục xiên đình độc đáo trong đám rước và hát chầu văn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự hội. Đặc biệt, lễ hội Quan...
-
- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân làng chài...
- Hội đền Gốm tại Hải Dương
Hội đền Gốm diễn ra liên tục 7 ngày đêm từ 13-21/8 âm lịch tại xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Gốm thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn đánh chìm toàn bộ thuyền lương của quân...
- Lễ hội Xuân - giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê Hải Dương
Lễ hội Xuân- giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê (hay còn gọi là Lễ hội đình làng Châu Khê) là một hội làng diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng riêng hàng năm tại đình làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình...
- Khai hội Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014
(lehoi.org)- Ngày 15/2/2014 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 đã chính thức khai hội. Khai hội CÔn Sơn - Kiếp Bạc 2014 Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 diễn ra từ ngày...
- Khai mạc lễ hội truyền thống mùa xuân Văn miếu Mao Điền, Hải Dương
(lehoi.org)- Sáng ngày 10/3 (tức ngày 18/2 Âm lịch), nhân dân huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tưng bừng khai mạc lễ hội mùa xuân Văn miếu Mao Điền nhằm tôn vinh truyền thống hiếu...
-
- 100% lễ hội sẽ được quy hoạch đến năm 2020
(lehoi.org) - Ngày 19/7, tại số 1 Nguyễn Hữu Cầu (Tp Hải Dương) Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo góp ý Quy hoạch tổng...
- Đại lễ tưởng niệm 721 năm ngày mất của Đức Thánh Trần tại lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc
Điểm nhấn của các sinh hoạt văn hóa tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương là lễ hội quân đặc sắc trên sông Lục Đầu. Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang diễn ra tại thị xã Chí Linh...
- Tưng bừng hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
(lehoi.org)- Mở màn cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, trong hai ngày 4,5/3/2015, hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy lần thứ VI đã tưng bừng diễn ra tại sân ngoại chùa...
- Liên hoan pháo đất tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2015
(lehoi.org)- Sáng ngày 6/3, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương mở rộng lần thứ V năm 2015 đã tưng bừng diễn ra với sự tham dự của hơn 130 pháo thủ đến từ 5 xã: An Đức, Ninh Hòa...
- Rộn ràng Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010
(lehoi.org) - Từ ngày 28/2-2/3 (tức ngày 15-17/1 âm lịch), Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010 được tổ chức với quy mô lớn và hoành tráng chưa từng có tại khu di tích Côn Sơn thuộc xã Cộng...
- Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đón mừng Đại lễ
Theo ông Đặng Việt Cường, Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay diễn ra ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vì vậy tỉnh chủ trương...
- Tưng bừng lễ khai hội mùa thu Kiếp Bạc-Côn Sơn 2010
Sáng ngày 23/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch), Lễ khai hội mùa Thu Kiếp Bạc-Côn Sơn năm 2010 và lễ dâng hương tưởng niệm 710 năm (1300-2010) ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn...
Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Minh Khánh tại Hải Dương
Từ khóa:
Lễ hội chùa Minh Khánh được tổ chức hằng năm vào ngày 29/10 đến 01/11 âm lịch, tại thị trấn Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là dịp để nhân dân tưởng nhớ về Phật...