Tổng kết 10 năm bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số

(lehoi.info) - Vụ Văn hoá Dân tộc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm bảo tồn, phát huy Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số vào ngày 24/11 vừa qua tại Hà Nội. Hội nghị đã chỉ rõ những kết quả đạt được, thực trạng, những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, phục dựng và bảo tồn các lễ hội truyền thống thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá.

Tổng kết 10 năm bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ảnh 1
Tổng kết 10 năm bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ảnh 1

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88%), phần lớn trong số đó là do cấp xã quản lý (5.517 lễ hội-chiếm gần 70%). Trong xu thế hội nhập, hợp tác và giao lưu cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng, môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi. Hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ biến dạng, ngày càng mai một.

Báo cáo tại Hội nghị đã chỉ rõ, công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như: một số lễ hội vẫn chưa khai thác được nhiều, vẫn bị thất truyền và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng mai một. Bên cạnh đó, sự chi phối của yếu tố thương mại và lợi nhuận trong tổ chức lễ hội cũng đang là một thách thức, rào cản lớn trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa cổ và bản sắc dân tộc.

Bên cạnh những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức, phục dựng và bảo tồn các lễ hội truyền thống, Hội nghị cũng nêu rõ những kết quả đã đạt được như: Đã hỗ trợ phục dựng được hơn 50 lễ hội dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh miền núi và các vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Công tác chỉ đạo và hướng dẫn được cơ quan quản lý nhà nước thống nhất triển khai, vừa đảm bảo tính trung thực của lễ hội, vừa loại bỏ được một số hủ tục lạc hậu. Cũng thông qua lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu được khơi dậy, giúp bà con dân tộc nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, góp phần thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, từ đó đẩy mạnh, khuyến khích đồng bào các dân tộc chủ động sáng tạo, phấn đấu làm giàu,vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy (Lào Cai), 1 trong 50 lễ hội được phục dựng. Ảnh: Internet
Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy (Lào Cai), 1 trong 50 lễ hội được phục dựng. Ảnh: Internet

Các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào các giải pháp cơ bản như:  Thể hiện đúng đặc điểm, tính chất như trình tự tiến hành lễ hội, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu, chọn lọc phục dựng lễ hội một cách khoa học; Tạo điều kiện thuận lợi để lễ hội dân gian tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội hiện nay thông qua việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống; Chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan cũng cần phải hỗ trợ xây dựng các dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết cho nhân dân các vùng dân tộc thiểu số, giúp đồng bào hiểu biết đúng đắn về giá trị các lễ hội. Trên cơ sở đó thu hút được đông đảo nhân dân vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô để quản lý tổ chức lễ hội một cách nhất quán, trên cơ sở tôn trọng các giá trị truyền thống. Phần “mở” của lễ hội phải khai thác được các yếu tố văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội nói chung và lễ hội của các dân tộc thiểu số nói riêng là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc biệt, đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, mang tính cộng đồng, có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, Lễ hội dân gian các dân tộc còn là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hoá-lịch sử phong phú, có sức lôi cuốn, hấp dẫn các tầng lớp nhân dân và đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc./.

Bài viết về Hà Nội liên quan

  • Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch ThấtẢnh Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
    Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
  • Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà NộiẢnh Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
    Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
  • Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà NộiẢnh Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
    Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
  • Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9Ảnh Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
    Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
  • Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà NộiẢnh Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
    Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
  • Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa HươngẢnh Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
  • Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018Ảnh Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
    Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
  • Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ LongẢnh Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
    Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà NộiẢnh Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
  • Lễ hội Giã LaẢnh Lễ hội Giã La
    Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
  • Lễ hội đình và đền Kim LiênẢnh Lễ hội đình và đền Kim Liên
    Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
  • Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà NộiẢnh Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
  • Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà NộiẢnh Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
    Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
  • Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018Ảnh Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
  • Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà NộiẢnh Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Tổng kết 10 năm bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tổng kết 10 năm bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Ngày 24/11 vừa qua, tại Hà Nội, Vụ Văn hoá Dân tộc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm bảo tồn, phát huy Lễ hội truyền thống của các dân tộc...