Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “Quản lý lễ hội không đơn giản...”

Thời gian gần đây, vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội đang được dư luận đặt nhiều sự chú ý. Trong một cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn với phóng viên của báo Văn Hóa bên hành lang của kỳ họp Quốc hội đang được diễn ra, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm UBVH Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã “xọc” thẳng vào tất cả những vấn đề được cho là “nhức nhối” nhất của công tác tổ chức và quản lý lễ hội hiện nay: Có cần phải tổ chức nhiều lễ hội không? Có sự lãng phí trong việc tổ chức lễ hội không? Thế nào là “thương mại hóa” trong các lễ hội, v.v...
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Đã có các qui định hạn chế cài nơ, phù hiệu,  bông hoa, nhưng...

Thưa ông, trong thời gian gần đây dư luận và ý kiến của một số vị đại biểu QH có đề cập đến biểu hiện của lãng phí, tình trạng thương mại hóa trong các lễ hội. Ông có thể cho biết cách nhìn nhận của mình về các vấn đề này?

 - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Thật ra, sự băn khoăn của rất nhiều đại biểu QH cũng như ý kiến của các cử tri về biểu hiện của sự lãng phí, tình trạng thương mại hóa trong việc tổ chức lễ hội đã xuất hiện từ lâu, chứ không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Nhưng sở dĩ ở trong kỳ họp này, nhiều đại biểu đã quan tâm đến vấn đề này là bởi, năm 2010 là một năm đặc biệt đối với nhiều lễ hội và sự kiện lớn diễn ra, trong đó có Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tôi nghĩ, việc các đại biểu quốc hội thay mặt cử tri vàthay mặt nhân dân đặt ra những câu hỏi về công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra lễ hội trong những năm trở lại đây là một dịp rất quan trọng để Bộ VHTTDL, với tư cách là Bộ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, có thêm những thông tin cần thiết để từ đó nghiên cứu và đề ra những giải pháp quản lý được thích hợp hơn.

Nghị  định của Chính phủ đã quy định tại các cuộc mít tinh và đón nhận Huân, Huy chương... hạn chế  đến mức tối đa việc sử  dụng nơ, phù hiệu, bông hoa cài  ở trước ngực để tránh gây lãng phí. Nhưng thực tế bây giờ trong rất nhiều cuộc mít tinh, lễ  hội, lễ khánh thành... người ta vẫn “vô tư” sử dụng hình thức này, ngoài việc trái quy định thì cũng gây lãng phí không nhỏ.

Theo báo cáo của Bộ VHTTDL, trung bình một năm cả nước sẽ có khoảng 8 ngàn lễ hội được diễn ra. Như chúng ta đã biết, trong một vài thập kỷ trở lại đây, lễ hội dân gian, truyền thống cũng đã được khôi phục khá nhiều. Việc khôi phục này cũng là điều rất bình thường vì chúng ta cũng đang rất muốn tìm lại những giá trị, những ý nghĩa của di sản văn hóa do cha ông ta để lại sau một thời gian bị gián đoạn và thất truyền bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự khôi phục các lễ hội văn hóa dân gian, truyền thống cũng đã phản ánh đúng tâm tư và nguyện vọng của đông đảo người dân, đồng thời qua đó cũng cho thấy đời sống của người dân ngày một được cải thiện và được nâng cao. Cũng ở trong đời sống hiện nay, chúng ta còn thấy một loại hình lễ hội nữa đó là lễ hội được gắn liền với các di tích lịch sử, văn hóa và di tích cách mạng. Việc tổ chức những lễ hội này cũng là rất cần thiết để thế hệ hôm nay ôn lại truyền thống của dân tộc, của cách mạng và động viên tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó có một loại hình lễ hội nữa đó là lễ hội do chúng ta chủ động tổ chức gắn liền với mục tiêu phát triển nền kinh tế, du lịch và gắn liền với việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh của đất nước, văn hóa, con người của từng vùng, miền cụ thể. Ví dụ như lễ hội trái cây (ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), lễ hội bắn pháo hoa (Đà Nẵng), lễ hội cà phê (ở Tây Nguyên) hay như lễ hội đang diễn ra ở tỉnh Thừa Thiên Huế... 

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “Quản lý lễ hội không đơn giản...”
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “Quản lý lễ hội không đơn giản...”

Những lễ hội này trong khoảng thời gian trước đây chưa có hoặc chỉ  dừng lại ở mức nhỏ, hẹp, còn hiện nay đã được tổ  chức với quy mô lớn hơn rất nhiều so với trước để góp phần kích thích phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch và kêu gọi sự đầu tư. Điều dễ dàng nhận thấy đó là, tần suất của việc tổ chức những lễ hội cấp vùng, miền ngày càng dày. Tuy nhiên, để nhận diện được về nó thì cần phải có một cuộc khảo sát và nghiên cứu thật cụ thể trên từng vùng, miền địa phương, từ đó sẽ đưa ra được những đánh giá khách quan về những kết quả đã đạt được, đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế, tồn tại, trong đó có sự lãng phí và thương mại hóa hay không. Mặt khác, điều mà tôi quan tâm đó là làm sao cho việc tổ chức lễ hội ở nước ta bớt được tính bao cấp. Tức là, tổ chức lễ hội được xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng cộng với sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước để cho người dân tự đứng ra tổ chức. Thứ nữa là, việc tổ chức lễ hội cần phải được cân nhắc, nhất là đối với những lễ hội do Nhà nước tổ chức gắn liền với các sự kiện lịch sử, cách mạng, tôn vinh anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa.

Các địa phương, các đơn vị tổ chức lễ hội cũng cần phải chủ động sắp xếp và cơ quan cấp phép cũng cần phải mạnh dạn “điều tiết” liều lượng chứ đừng quá nể nang, cứ xin là sẽ cấp phép cho tổ chức. Tôi được biết, Bộ VHTTDL đã có Đề án trình lên Bộ Chính trị và đã được Bộ Chính trị đồng ý về việc giảm tần suất tổ chức các lễ mít tinh, các ngày kỷ niệm... Đề án này hoàn thành chắc chắn sẽ góp phần làm giảm bớt mật độ việc tổ chức các sự kiện, các lễ hội hiện nay.

Như ông vừa đề cập, nhìn vào hiện tượng thì có thể sẽ đoán định được rằng, có sự lãng phí trong việc tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, đó mới chỉ xét về mặt hình thức (hiện tượng) chứ chưa có những định lượng mang tính cụ thể. Mà cứ như thế để rồi đưa ra những nhận định như vừa qua có e rằng thiếu khách quan không? Ông có thể chia sẻ gì về những ý kiến này?

- Tôi nghĩ rằng, sự lãng phí trong việc tổ chức lễ hội thường được nhìn nhận dưới góc độ thời gian và kinh phí. Nếu việc tổ chức lễ  hội nào đó (và thường là những lễ hội mang tính vùng, miền và địa phương do chúng ta chủ  động tổ chức) mà nội dung, quy mô của nó vừa phải, hiệu quả mang lại cũng nhất định, trong khi đó kinh phí tổ chức quá cao thì đương nhiên đây sẽ là sự lãng phí. Thêm nữa, như tôi đã nói, thì tần suất diễn ra những lễ hội này nên ở một chừng mực hợp lý chứ  không phải ngày nào mở tivi lên cũng thấy truyền hình trực tiếp, không phải ở Trung ương thì là ở địa phương. Nhìn qua những “hiện tượng” trên, cử  tri và đại biểu sẽ cho rằng chúng ta đang có sự lãng phí trong việc tổ chức lễ hội. Nhưng để có được thống kê về mặt số lượng tổ chức và kinh phí tổ chức lễ hội thì cần phải điều tra, nghiên cứu và đánh giá. Và khi đó chúng ta mới có thể nhìn nhận được một cách cụ thể: Có hay không sự lãng phí trong công tác tổ chức lễ hội và sự lãng phí đó là bao nhiêu, nguyên nhân, trách nhiệm này sẽ thuộc về ai?  

Nhân đây tôi cũng nói thêm rằng, trong một Nghị định của Chính phủ cũng đã quy định tại các cuộc mít tinh, đón nhận Huân, Huy chương... hạn chế đến mức tối đaviệc sử dụng nơ, phù hiệu và bông hoa cài ở  trước ngực để tránh lãng phí. Nhưng thực tế  bây giờ trong rất nhiều cuộc mít tinh, lễ hội, lễ khánh thành... người ta vẫn “vô tư” sử dụng hình thức này, ngoài việc trái quy định cũng gây ra lãng phí không hề nhỏ.              

Như vậy, khi nhận diện về sự lãng phí trong việc tổ chức lễ hội vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau?

- Đúng vậy. Tôi nghĩ, có nhiều ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề cũng là dễ hiểu, bởi đến hiện nay chúng ta vẫn chưa có được một báo cáo cụ  thể nào về vấn đề này, trong đó tập trung về vấn đề kinh phí. Nhưng ý kiến của các cử tri cho rằng, việc tổ chức lễ hội vẫn còn lãng phí và chưa hợp lý, thậm chí còn bị thương mại hóa, lợi dụng việc tổ chức lễ hội để hành nghề  mê tín dị đoan đang phản ánh những hiện tượng xảy ra ở một vài lễ hội. Vì thế, tôi cũng nghĩ rằng, phiên trả lời chất vấn lần này là dịp rất quan trọng để Bộ trưởng Bộ VHTTDL có ý kiến chính thức với cử tri trong cả nước và đại biểu QH về việc này.

Tổ chức lễ hội để kích thích sản xuất, phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh... là cần thiết

Dưới góc độ là một người giám sát, là một đại biểu QH, ông sẽ nói như thế nào để các cử tri hiểu được vấn đề này?

- Như tôi đã nhấn mạnh ở trên, việc tổ chức lễ hội là một điều cần thiết. Chúng ta thử nghĩ mà xem, nếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, trong đời sống văn hóa tinh thần hiện nay mà không có lễ hội thì sẽ  như thế nào? Từ đó, cũng cần phải thấy được rằng mỗi một lễ hội đều có những giá  trị và có ý nghĩa riêng của nó. Vấn đề ở đây đó là, cần phải hiểu rõ được những giá trị và ý nghĩa của từng lễ hội, từ đó nghiên cứu và đánh giá để đưa ra được cách thức tổ chức như thế nào cho hợp lý cả về  quy mô, tính chất, thời gian và cả về chi phí. Theo tôi, những lễ hội mà nội dung của nó nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc na ná như nhau thì kiên quyết không cấp phép cho tổ chức. Và nếu địa phương nào cứ tổ chức những loại lễ hội như thế thì cần phải chịu trách nhiệm.

Thưa ông, trong số xấp xỉ 8 ngàn lễ hội thì chiếm phần lớn là các lễ hội dân gian, truyền thống và do những người dân ở trong làng, trong xã tự đứng ra tổ chức, chính quyền, cơ quan chức năng chỉ quản lý, hướng dẫn và kiểm tra. Gần như không có bao cấp ở đây?

- Những lễ hội ấy tuy là số lượng lớn nhưng chi phí lại nhỏ. Theo tôi, những lễ hội mà dư luận nói là lãng phí là những lễ hội tổ chức với quy mô lớn và do chính quyền, cơ quan chức năng ở nơi này, nơi kia đứng ra tổ chức. Cần phải khẳng định, tổ chức lễ hội với mục đích để kích thích sản xuất, kích thích phát triển nền kinh tế, quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch của từng vùng, miền, tạo nên thương hiệu để kêu gọi đầu tư góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế-xã hội là cần thiết. Song, cũng cần phải tính toán làm sao để tránh bị lãng phí.

Rõ ràng, với con số 8 ngàn lễ hội là lớn và chủ yếu do người dân tự đứng ra tổ chức. Nhưng khi nhìn vào bản chất của nó thì kinh phí tổ chức lại rất nhỏ. Vậy nên, nhận diện lãng phí ở đây cần phải cụ thể chứ không thể chỉ nói ở một tầm khái quát chung chung?

Cần khẳng định, tổ chức lễ  hội với mục đích là kích thích sản xuất, kích thích phát triển nền kinh tế, quảng bá  hình ảnh văn hóa, du lịch của từng vùng miền, tạo nên một thương hiệu để kêu gọi  đầu tư góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế-xã  hội là rất cần thiết.

Những lễ hội văn hóa dân gian, những lễ hội truyền thống và những lễ hội gắn liền với di tích lịch sử, địa phương thì không thể cấm và cũng không nên cấm, trừ những lễ hội bị bóp méo thì cần phải điều chỉnh và hướng dẫn. Thế nhưng hiện nay cũng có hiện tượng không ít những địa phương đã “vẽ ra” những lễ hội na ná giống nhau và  sử dụng kinh phí của Nhà nước. Cái đó là không hợp lý. Đối với những lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, theo tôi thì nên tăng cường tính dân gian, tăng cường sự tự chủ của những người dân hơn nữa cộng với sự  hướng dẫn và kiểm tra của cơ quan quản lý để nó trở nên lành mạnh và tiết kiệm. Tôi cũng chia sẻ ý kiến của nhà báo rằng không nên nhận diện sự lãng phí trong việc tổ chức lễ hội ở tầm bao quát, hay nói cách khác là “gói nó” vào một chỗ mà cần phải đi vào cụ thể của từng loại lễ hội, thậm chí là đi vào từng lễ hội. Nhưng, rõ ràng vẫn có sự lãng phí nhất định, nhất là đối với những lễ hội do chúng ta tổ chức gần đây.

Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và được tôn trọng. Nhưng trong sinh hoạt văn hóa lễ hội hiện nay, những người tham gia lễ hội cũng đã “phú quý sinh lễ nghĩa”, thưa ông?

- Đúng là ở đây cũng có sự lãng phí từ phía những người dân. Có thể là do sự nhận thức chưa đúng của một bộ phận về việc tham gia vào lễ hội. Cần phải có quy định như thế nào và tổ chức tuyên truyền ra sao để họ không lãng phí nữa. Ví dụ, khi đi tiến hành giám sát ở các tỉnh, thành ở phía Nam tôi thấy có một  điều rất hay đó là, tất cả đình, chùa, miếu mạo ở nơi đây người ta không cho phép những người đi lễ đội mâm lễ vào trong hậu cung hay vào ban thờ. Hoặc có quy định là không được mang hương thắp vào bên trong. Những thứ định dâng cúng phải được quy bằng tiền giọt dầu. Còn ở phía Bắc thì ở nhiều nơi những người tham gia lễ hội cứ đội mâm to, mâm nhỏ, rồi nhét tiền vào tay Thánh, tay Phật... Mặc dù gần đây các cơ quan quản lý cũng đã ráo riết dẹp bỏ những hiện tượng này nhưng nó vẫn còn ở rất nhiều nơi. Tất nhiên chúng ta cũng cần vận động và cần phải kiên quyết hơn nữa...

Rõ ràng, chính những người dân cũng đã tạo ra sự lãng phí ở trong hoạt động lễ hội?

- Tất nhiên rồi. Nhưng thường thường khi nhìn nhận thì người ta lại hay nhìn vào cơ quan quản lý, bởi đấy chính là trách nhiệm quản lý nhà nước. Nhưng mỗi một người dân cũng cần phải nhận thấy trách nhiệm của mình khi tham gia vào lễ hội, có cái gì chưa  đúng cũng phải tự biết điều chỉnh, chứ không chỉ nên hoàn toàn đổ lỗi cho các cơ quan quản lý.

Cần phải hiểu đúng về “thương mại hóa” trong các lễ hội

Thưa ông, thời gian gần đây người ta hay nói khái niệm “thương mại hóa trong lễ hội”. Thật ra, khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và thống nhất tạm thời cho đến hiện nay. Theo ông, cần phải hiểu nó như thế nào để phản ánh được đúng bản chất của nó?

- Tôi cho là có hiện tượng thương mại hóa trong các lễ hội, nhưng chúng ta cần phải hiểu đúng về nó. Theo tôi, trước hết cần phải đánh giá xem, chính quyền sở tại, ban quản lý di tích hay ban tổ chức lễ hội ở nơi đó có bày đặt ra những dịch vụ thu tiền dành cho riêng mình hay không. Nếu có thì đấy chính là biểu hiện của thương mại hóa lễ hội. Điểm thứ hai đó là, cũng phải xem khi tổ chức lễ hội thì ban tổ chức có “té nước theo mưa” như lập dự án này, dự án khác để mưu lợi riêng hay không? Vì cũng không lạ là, trong một số lĩnh vực con người ta cũng bày ra cái trò này để kiếm lợi. Dù không phải là một hình thức buôn bán thì cũng là một hình thức để trục lợi từ lễ hội. Và thứ ba là, hiện tượng thương mại hóa lễ hội hay được người ta nói đến là những người lợi dụng lễ hội để buôn thần bán thánh, ví dụ như dựng lên chùa giả, miếu giả để thu tiền công đức, những hoạt  động bói toán, xóc thẻ, lên đồng...

Thưa ông, xét về một khía cạnh nào đó thì đó cũng chỉ là những hiện tượng thôi, còn bản chất của thương mại hóa trong các lễ hội thì có hay không?

- Điều này cũng phải điều tra thì mới có kết luận chính xác được. Ở nước ta, cả trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục... người ta thường có các kiểu thương mại hóa rất khéo léo. Nói rằng Nhà nước chủ  trương thương mại hóa lễ hội thì chắc chắn là không phải, nhưng phải phân tích xem ở mỗi một địa phương cụ thể thì có hiện tượng đó hay không và nó thường được “lách” theo kiểu nào.

Hiện Nhà nước đang đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, trong đó có cả lễ hội. Và khi xã hội hóa nghĩa là có sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau. Vậy thì, xét ở khía cạnh nào đó sẽ dẫn đến thương mại hóa trong các lễ hội, thưa ông?

- Việc xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa đó là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước. Trong lĩnh vực lễ hội cũng rất cần thiết việc đẩy mạnh hơn nữa theo nghĩa là để những lễ  hội ấy cho những người dân, tổ chức dân sự tự  đứng ra tự tổ chức. Nhưng những người dân hay một tổ chức nào đó đứng ra để tổ chức thì cũng khó tránh khỏi khả năng đó là người ta cũng phải có được những lợi ích nhất định. Nhưng lợi ích đó đến mức độ nào sẽ là không thương mại hóa và ở mức độ nào là thương mại hóa? Thứ nữa, nếu người tổ chức lấy tiền thu được từ việc tổ chức lễ hội để chia cho nhau thì  chắc chắn đó chính là thương mại hóa, nhưng nếu số tiền ấy đem đóng góp cho địa phương và địa phương lại tái đầu tư để phát triển các công trình văn hóa hay các công trình công cộng khác thì đây lại không phải là  thương mại hóa. Chỗ này phải đi vào từng trường hợp cụ thể thì mới có thể đánh giá được, còn nói chung chung thì sẽ rất khó. Tôi cho rằng, trong việc quản lý, Bộ nên chỉ đạo các địa phương có  những giải pháp cụ thể và có thể  lập nên những mô hình tổ chức lễ hội  điểm. Về phía mình, Ủy ban VH, GD, TN, TN và NĐ  của QH rất sẵn sàng cùng với Bộ để nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để cho các lễ hội ngày càng trở nên lành mạnh hơn.

Vậy có nên, chỉ từ hiện tượng mà nói rằng lễ hội...?

  - Tôi cho rằng, sự cảnh báo của dư luận xã hội là hết sức cần thiết. Bởi vì, quả thực số lượng lễ hội trong thời điểm hiện nay là hơi nhiều và cũng không thể nói rằng không hề có lãng phí. Nhưng nếu bây giờ mà nói là nó đã bị  thương mại hóa, bị lãng phí quá lớn hay chủ trương xã hội hóa có thể bị bóp méo thành thương mại hóa hay không thì theo tôi nghĩ nó không đơn giản như thế. Mà cần phải đánh giá những trường hợp cụ thể, những trường hợp nào cho là  lãng phí, những trường hợp nào có biểu hiện của thương mại hóa hoặc thực hiện hành vi thương mại hóa thì  cần phải chấn chỉnh và xử lý kịp thời. Có như vậy thì mới có được cơ sở cụ  thể để giải thích cho cử tri.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Ngay trong tháng 6 sẽ tổng kết về lễ hội để rút ra những bài học kinh nghiệm cho mùa lễ hội năm sau
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Ngay trong tháng 6 sẽ tổng kết về lễ hội để rút ra những bài học kinh nghiệm cho mùa lễ hội năm sau

Quản lý lễ hội không đơn giản

Thực tế, không chỉ riêng gì ở nước ta mà ở nhiều nước khác cũng vậy, việc quản lý các lĩnh vực thuộc văn hóa như lễ hội không hề đơn giản, vì nó tác động đến rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Có một nhà nghiên cứu cũng đã nói rằng, quản lý lĩnh vực này không hề đơn giản vì nó rất phức tạp. Quan điểm của ông thế nào?

Quản lý nhà nước thì  bất kỳ trên lĩnh vực nào cũng không hề  đơn giản, đặc biệt là  trong lĩnh vực quản lý văn hóa và  lễ hội, bởi văn hóa phụ  thuộc rất nhiều vào ý  thức người dân chứ không phải chỉ  từ ý muốn của cơ  quan quản lý nhà nước.

- Đúng là khó. Trước hết việc quản lý được các lễ  hội cần phải có sự nghiên cứu rất cẩn trọng, đánh giá thực trạng chung, đánh giá thực trạng số  lượng và đưa ra dự báo xu hướng để làm sao có được một mô hình quản lý cho hiệu quả. Thứ  nữa là, từ xây dựng mô hình ấy sẽ tiếp tục thí  điểm tại một số địa phương. Tiếp nữa, cần phải dự  liệu được những khả năng du nhập của lễ hội mới, những vấn đề phát sinh trong các hoạt động lễ hội để có biện pháp xử lý thật đúng mức. Cuối cùng là cần phải tiếp tục tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hiện tượng lãng phí, thương mại hóa, nếu không sẽ rất khó quản lý. Thanh ra Bộ không thể nào đi hết được các địa phương để xử lý, nhưng khi phát hiện thấy vụ việc nào sai, vi phạm pháp luật thì cần phải xử lý thật nghiêm khắc để răn đe. Còn lại là trách nhiệm của các cấp chính quyền tại địa phương vì đã được phân cấp quản lý.

Ông có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, bởi theo như người ta hay nói, “làm thì khó nhưng nói lại rất dễ”?

- Đã nói đến việc quản lý nhà nước thì bất kỳ trên lĩnh vực nào cũng không hề đơn giản, đặc biệt là ở trong lĩnh vực quản lý văn hóa và  lễ hội, bởi văn hóa phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân chứ không phải chỉ từ  ý muốn của các cơ quan quản lý nhà nước. Mong các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ  động để phát hiện vấn đề, xây dựng chính sách, pháp luật, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tế để các hoạt  động trong lĩnh vực quản lý của mình phát triển  đúng hướng và lành mạnh.

Xin trân trọng cám ơn ông !

Theo VH

Bài viết về Hà Nội liên quan

  • Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch ThấtẢnh Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
    Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
  • Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà NộiẢnh Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
    Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
  • Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà NộiẢnh Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
    Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
  • Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9Ảnh Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
    Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
  • Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà NộiẢnh Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
    Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
  • Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa HươngẢnh Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
  • Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018Ảnh Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
    Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
  • Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ LongẢnh Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
    Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà NộiẢnh Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
  • Lễ hội Giã LaẢnh Lễ hội Giã La
    Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
  • Lễ hội đình và đền Kim LiênẢnh Lễ hội đình và đền Kim Liên
    Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
  • Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà NộiẢnh Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
  • Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà NộiẢnh Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
    Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
  • Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018Ảnh Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
  • Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà NộiẢnh Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “Quản lý lễ hội không đơn giản...”

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “Quản lý lễ hội không đơn giản...”, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Thời gian gần đây, vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội đang được dư luận đặt nhiều sự chú ý. Trong một cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn với phóng viên của...