Quy hoạch lễ hội dân gian truyền thống 2012
Lễ hội dân gian truyền thống là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Theo thống kê của Bộ VHTTDL, hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%)... còn lại là các lễ hội khác.
Thời gian qua, Lễ hội ở nước ta bùng nổ như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân, tạo ra động lực góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên trong sự bùng nổ ấy đã xuất hiện nhiều lễ hội có xu hướng lệch lạc và có nhiều tiêu cực làm giảm giá trị văn hóa của lễ hội. Những tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội khiến nhiều lễ hội bị thương mại hóa.
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày
Chính từ nhận thức sai lệch đó, một số lễ hội chỉ chú ý đến giá trị kinh tế mà coi nhẹ giá trị văn hóa đã gây phản cảm cho người dân. Hơn nữa, ngày nay xu hướng tự nâng cấp lễ hội, đề nghị nâng cấp lễ hội đang xuất hiện ở nhiều địa phương, có nơi còn tự xưng là lễ hội cấp quốc gia, quốc tế, đang có xu hướng mở hội nhiều, tần xuất cao, mở rộng quy mô lễ hội, ganh đua phô trương với hình thức nhìn như hoành tráng, đưa thêm nhiều yếu tố mới vào lễ hội truyền thống... nhưng lại làm mất bản sắc vốn có.
Những xu hướng sai lệch đó đã dẫn đến sự phát triển xô bồ, mạnh ai người ấy làm ở một số lễ hội, khiến cho bức tranh toàn cảnh của lễ hội xộc xệch. Ngoài ra, ngày nay không gian của lễ hội đang dần bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, khiến cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách. Lượng khách tham gia lễ hội ngày càng đông dẫn đến quá tải và cảnh chen lấn, xô đẩy, ách tắc giao thông thường xuyên xuất hiện tại một số lễ hội.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Cụ thể, hiện nay lễ hội ở nước ta chưa có sự phân cấp quản lý minh bạch rõ ràng; chưa thống nhất xác định chủ thể quản lý, nơi thì do chính quyền địa phương tổ chức, nơi thì do ngành văn hóa, nơi thì do ban quản lý di tích, thủ từ... tổ chức. Ngoài ra, cơ chế quản lý, quy mô tổ chức ở nhiều lễ hội chưa xác định thống nhất.
Diễn dân gian Xuân Phả - Thọ Xuân
Từ sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong lễ hội như đốt nhiều vàng mã, mê tín dị đoan, bói toán, cờ bạc trá hình... cứ tồn tại hết năm này qua năm khác mà không ngăn chặn hay dẹp bỏ được. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã được tiến hành nhưng quá chậm và kém hiệu quả.
Ngoài ra, hiện nay tình trạng xâm hại di tích, tùy tiện tu sửa, tôn tạo, đưa đồ cung tiến vào khuôn viên di tích đang xuất hiện ở một số nơi gây mất thẩm mỹ và giá trị của các di tích. Đặc biệt, ngày nay công tác quản lý tài chính và nguồn thu của các di tích và lễ hội còn buông lỏng, chưa khai thác hiệu quả và đầu tư trở lại cho di tích và vấn đề này thường bị xem nhẹ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
PGS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia cho biết: "Gần đây có không ít người, trong đó có một số người tự coi là học giả hay "nhân danh cộng đồng" đề nghị và kêu gọi trả lại quyền quản lý, tổ chức lễ hội cho cộng đồng. Tuy nhiên điều này không thể thực hiện được. Theo chúng tôi không nên và không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng".
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và sự đòi hỏi phải nhanh chóng có một quy hoạch tổng thể lễ hội của cả nước. Vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành hai cuộc hội thảo ở Hải Dương và TP Mỹ Tho (Tiền Giang) thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa của nhiều tỉnh và thành phố. Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, cần thiết phải quy hoạch tổng thể lễ hội trong toàn quốc, đưa hoạt động này vào nền nếp.
Lễ hội Đua Ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer
Việc quy hoạch lễ hội nhằm mục tiêu: 1. Bảo tồn và kế thừa có chọn lọc các giá trị văn hóa của lễ hội dân gian. 2. Đẩy mạnh và tăng cường xã hội hóa các hoạt động lễ hội để phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ hội của người dân. 3. Xác định rõ các lễ hội đặc trưng tiêu biểu và từng bước hình thành mạng lưới lễ hội gắn kết với du lịch dịch vụ. 4. Bảo tồn, ghi chép, lưu giữ góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị vật thể và phi vật thể của hệ thống di tích liên quan đến lễ hội. 5. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các lễ hội tiêu biểu cần bảo tồn phát huy nhằm bảo vệ cơ sở vật chất cho lễ hội. 6. Phấn đấu đến năm 2020, tất các các lễ hội dân gian của nước ta đều được quy hoạch chi tiết.
Để quy hoạch lễ hội dân gian, trước hết các cơ quan chức năng phải tiến hành tổng kiểm kê, rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đối với từng lễ hội và trên cơ sở đó phân cấp quy mô tổ chức lễ hội theo các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp quận, cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn, từ đó tính toán các nguồn lực, kinh phí, năng lực quản lý và điều hành hoạt động lễ hội. Thứ hai là việc khai thác, kế thừa các tri thức dân gian của cộng đồng dân cư cần được quan tâm để có tài liệu nghiên cứu, tư liệu hóa, phục dựng lại các lễ nghi, các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội đồng thời đánh giá lại các giá trị văn hóa của từng lễ hội.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, việc thực hiện tư liệu hóa về lễ hội nhằm bảo tồn lâu dài giá trị của lễ hội. Theo quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa, trước hết chúng ta cần nghiên cứu những nội dung và giá trị cơ bản của từng lễ hội để xác định các yếu tố nào cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào không phù hợp thì không cần phục dựng. Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần có đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, sâu sát với cộng động và am hiểu lễ hội dân gian cùng cách thức tổ chức lễ hội, tránh tình trạng áp đặt, hành chính hóa lễ hội.
Thực tiễn hoạt động lễ hội đang đòi hỏi cần sớm có quy hoạch. Quá trình quy hoạch này cũng chính là quá trình sắp xếp lại lễ hội một cách khoa học, giúp cho công tác tổ chức, quản lý lễ hội ngày càng có chất lượng và hiệu quả, từ đó những nét tinh hoa của lễ hội dân gian được bảo tồn và phát huy trong đời sống nhân dân.
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Quy hoạch lễ hội dân gian truyền thống 2012
Từ khóa:
Những năm gần đây, các lễ hội dân gian truyền thống phát triển rất nhanh nhưng thiếu quy củ, nền nếp, khắp nơi đua nhau mở hội một cách tràn lan, xô bồ và...