- Về đầu bài viết
- Ảnh: Quản lý lễ hội 2011 - Nỗi lo lớn dần
- Ảnh: Lễ hội Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) đã trở thành ngày hội văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay
- Ảnh: Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội dân gian vẫn còn nhiều điểm đáng lo
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Quản lý lễ hội năm 2011 - Nỗi lo lớn dần
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Quản lý lễ hội năm 2011 - Nỗi lo lớn dần
Có lẽ sự phức tạp ở chốn lễ hội đông người suốt nhiều năm qua đã và đang làm cho các nhà quản lý có cái nhìn sát thực và "cập nhật" hơn nên ngay khi dịp Tết mới ngấp nghé, vấn đề quản lý các hoạt động của lễ hội đã được quan tâm rất đặc biệt. Trong khi đó ở các địa phương có lễ hội lớn đã rộn ràng các phương án để chuẩn bị đón khách vào hội, thì các nhà quản lý cũng bắt đầu tất bật lo toan, tìm các biện pháp để "ứng phó" và "chặt tay" với các vi phạm xảy ra trong hoạt động lễ hội. Chuyện động giả, chùa giả, sư giả đã lắng lại, thì chuyện môi trường, tắc đường, trộm cắp, thương mại hóa lễ hội, mê tín dị đoan, cờ bạc… vẫn còn ồn ào, đặc biệt là vấn đề an ninh trật tự trong các lễ hội.
Ngay từ dịp trước Tết, rất nhiều đoàn công tác đặc biệt do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã về các địa phương nơi có nhiều lễ hội có quy mô lớn như Chùa Hương (Hà Nội), Phủ Giầy (Nam Định), Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Yên Tử (Quảng Ninh)… để phối hợp với các địa phương trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các du khách đã được "đánh dấu đỏ" trong mối quan tâm của cả các nhà quản lý cấp trên lẫn các nhà quản lý ở tại địa phương. Không chỉ có các phương án phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông đã được "lên khuôn" cụ thể, mà còn cả các biện pháp chống ùn tắc và các đội an ninh trật tự… cũng được "lên khuôn" chi tiết. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hà Nội - nơi có nhiều lễ hội lớn trong dịp đầu năm mới - đã có văn bản hướng dẫn các huyện ở trên địa bàn tổ chức, quản lý lễ hội Xuân Tân Mão năm 2011 từ dịp trước Tết. Theo hướng dẫn, tại các địa phương có lễ hội truyền thống cấp vùng như Chùa Thầy (Quốc Oai), lễ hội Chùa Hương (Mỹ Đức), Đền Sóc (Sóc Sơn), Đền Và (Sơn Tây), chùa Tây Phương (Thạch Thất), Đền Cổ Loa (Đông Anh),Đống Đa (Đống Đa)… cần sớm thành lập những ban chỉ đạo và ban tổ chức để các lễ hội được diễn ra đúng quy chế. Đối với các lễ hội ở thôn, làng, lễ hội văn hóa - du lịch định kỳ được tổ chức hàng năm, việc tổ chức lễ hội cần phải được báo cáo với cơ quan quản lý và cần phải tổ chức theo tinh thần trang nghiêm, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân mà không trái với Luật Di sản. Các địa phương có lễ hội cũng cần được yêu cầu quy hoạch khu vực dịch vụ để không tạo ảnh hưởng xấu đối với không gian, cảnh quan của di tích, có phương án để bảo vệ di tích, cổ vật, tổ chức phục vụ tốt các khách tham quan, đảm bảo an ninh, giữ gìn vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội.
Lễ hội Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) đã trở thành ngày hội văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay
Tại lễ hội Đền Hùng, Yên Tử, những người thợ chụp ảnh đã được trang bị thẻ, áo để tiện cho công việc quản lý, đồng thời đội ngũ này cũng đã nhận thêm trách nhiệm hỗ trợ cho công tác an ninh. Lễ hội Chùa Hương đã huy động và chuẩn bị thêm rất nhiều thuyền đò và phân luồng giao thông ở trên suối Yến, mở thêm trạm sơ cứu và cấp cứu ngay ở Thiên Trù, chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc phân loại và xử lý rác thải… Chuyện đốt vàng mã và những hoạt động biến tướng từ chuyện phát ấn ở Đền Trần (Nam Định) cũng đã được bàn tính không ít. Cáp treo ở lễ hội Yên Tử cũng đã được đầu tư và sửa sang lại một cách cẩn trọng… Nhưng người vào hội cũng đã bầu đoàn thê tử, nườm nượp sớm tối, khách hành hương tới Yên Tử, Chùa Hương, Đền Trần, chùa Bái Đính, Đền Hùng, Đền Bà Chúa Kho… toàn được "nhẩm đếm" ở con số hàng vạn lượt người. Thế nên, dường như hai chữ "quá tải" của nhiều lễ hội trước vẫn bị lặp lại ở lễ hội Xuân Tân Mão 2011 năm nay. Các phương án chuẩn bị, các bộ máy phục vụ cho lễ hội đã "vận hành" hết công suất nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu và không "kham" nổi lượng khách thập phương hành hương vào với hội. Lẽ dĩ nhiên, cảnh tắc đường, tắc đò, thương mại hóa… là sẽ không thể tránh khỏi.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi công điện cho các bộ, ngành, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu cần phải nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở trong thời gian tới. Công điện cũng đã nhấn mạnh vào việc kiểm tra và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý các lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực ở trong lễ hội như: đốt đồ mã, mê tín dị đoan, đặt lễ, đặt hòm công đức, đặt "tiền giọt dầu" một cách tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng giá, ép giá các loại hình dịch vụ... Đối với các lễ hội có quy mô lớn như: Chùa Hương, Phủ Dầy, Yên Tử, Đền Hùng, Hội Lim, Bà Chúa Xứ (An Giang), Đền Trần (Nam Định)... tuyệt đối không được để xảy ra tai nạn cháy nổ và xảy ra ùn tắc giao thông.
Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội dân gian vẫn còn nhiều điểm đáng lo
Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý các lễ hội ở nước ta đã có rất nhiều chuyển biến tích cực, đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của bà con nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ và ngành du lịch. Nhưng những điều "chướng tai gai mắt" thì vẫn cứ ẩn hiện, biến tướng làm ảnh hưởng đến văn minh của lễ hội - những nơi đáng lẽ ra phải thể hiện tính cộng đồng, bản sắc văn hóa cũng như vẻ đẹp của tín ngưỡng và thuần phong mỹ tục. Lễ hội đã bắt đầu "vào mùa", các nhà quản lý cũng đang tất bật, mà "đoạn kết" của mùa lễ hội năm 2011 vẫn còn đang nằm ở phía trước, nằm ở trong tay của các nhà quản lý, đặc biệt là nằm cả trong ý thức của những người dân tới tham gia lễ hội.
Theo KT&ĐT
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Quản lý lễ hội năm 2011 - Nỗi lo lớn dần
Từ khóa:
Người dân đang nô nức bước vào mùa trẩy hội đầu Xuân Tân Mão năm 2011. Qua thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới là chùa Bái Đính, chùa Hương, đền...