Những lễ hội đậm đà văn hóa truyền thống Việt trong tháng 10

(lehoi.info) - Cùng tìm hiểu những lễ hội đặc sắc đậm đà bản sắc truyền thống Việt trong tháng 10 AL (tháng 11 DL) này nhé. Đây sẽ là dịp để du khách hiểu sâu sắc hơn về các lễ hội truyền thống và bản sắc văn hóa của nhiều địa phương trong cả nước.

1. Lễ hội đường phố “Sa Pa rực rỡ sắc màu”

 Lễ hội đường phố “Sa Pa rực rỡ sắc màu” sẽ diễn ra vào ngày 1.11 tại thị trấn Sa Pa, Lào Cai. Đây là một lễ hội nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa. Khi hòa mình vào lễ hội đường phố, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc mang đậm sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy… theo nhiều chủ đề như: Rừng hoa Sa Pa, Sa Pa - rượu, Sa Pa - thuốc, Âm vang điệu khèn đón bạn, Vũ hội khèn Mông, Văn hóa ruộng bậc thang...

Lễ hội đường phố “Sa Pa rực rỡ sắc màu”
Lễ hội đường phố “Sa Pa rực rỡ sắc màu”

2. Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập hay còn được gọi là tết Cơm mới, tết Thường tân, diễn ra hàng năm vào ngày 10.10 âm lịch. Trong ngày này, các nhà sẽ lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà để dâng cúng gia tiên và các vị thần, Phật mừng được mùa. Một số nơi ăn tết này vào rằm tháng 10 nên còn gọi là tết Hạ nguyên. Theo sách Cổ Dược Lễ, vào ngày 10.10 âm lịch hằng năm, các cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời nên các thầy thuốc rất coi trọng ngày tết này. 

3. Lễ hội Ok Om Bok 

Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian cho rằng mặt trăng là thần bảo vệ mùa màng, người Khmer ở các tỉnh Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… thường tổ chức Lễ hội Ok Om Bok vào mỗi dịp rằm tháng 10 âm lịch hàng năm để tỏ lòng biết ơn mặt trăng - vị thần đã phù hộ cho mưa thuận, gió hòa và được mùa bội thu.

Lễ hội Ok Om Bok ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Lễ hội Ok Om Bok ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Sau Lễ hội Ok Om Bok là hội đua ghe ngo được tổ chức ngay vào sáng hôm sau. Trong ngày hội này, thanh niên đến từ các phum, sóc sẽ tham gia đua tài trên những chiếc ghe ngo mà tiếng Khmer là tuk ngo, một loại thuyền độc mộc lớn khoét từ thân cây gỗ tốt, hình thoi, dài, mũi và lái đều cong và được trang trí màu sắc sặc sỡ.

4. Lễ Kỳ Yên ở đền Nguyễn Tri Phương

Lễ Kỳ Yên (hay còn gọi là lễ cầu an), là một trong những lễ hội chính của các đình của Đồng Nai. Lễ hội này thường được tổ chức tại một số đình làng để tôn thờ những người có công với làng xã như những phúc thần của làng. Một số đình làng tiêu biểu là đình Bình Kính thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tân Lân thờ Đức ông Trần Thượng Xuyên, đình Tam Hiệp thờ anh hùng kháng pháp Đoàn Văn Cự…

Trong đó, tại đền thờ Nguyễn Tri Phương ở phường Bửu Hòa, Biên Hòa, lễ Kỳ Yên được tổ chức từ 16 đến 17/10 âm lịch. Tại đây sẽ diễn ra lễ cúng tiền hiền, hậu hiền, lễ rước thần, dâng lễ vật cúng thần và lễ tống ôn cùng các hoạt động hát bội, múa.

5. Lễ hội Miếu Bà

Lễ hội Miếu Bà diễn ra trong ba ngày từ ngày 16 đến 18.10 âm lịch hằng năm tại miếu Bà Ngũ Hành trên đường Hoàng Hoa Thám, TP.Vũng Tàu. 

Điểm đặc biệt của Miếu Bà là chỉ dành cho nữ giới, ban điều hành cũng do các bà phụ trách. Sau nghi lễ cúng tế thần linh, người dân sẽ tổ chức hội múa lân và các trò chơi dân gian, ban đêm thì tổ chức hát tuồng. Vào các ngày hội, không khí ở Miếu Bà thường rất sôi động và linh đình nên du khách thập phương về hành hương, chiêm bái rất đông.

6. Lễ hội kéo chày

Đây là một lễ hội của đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống chủ yếu ở vùng núi tỉnh Hà Giang, diễn ra vào ngày 16/10 âm lịch hàng năm. Khi tham gia lễ kéo chày, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi chiếc chày do người thầy cầm, xoay và niệm câu “thần chú", khiến rất nhiều thanh niên khỏe mạnh không thể kéo chày xuống được, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chày thì lúc này chày mới chạm đất và lúc này cuộc chơi cũng kết thúc.

Lễ hội kéo chày của đồng bào dân tộc Pà Thẻn - Hà Giang
Lễ hội kéo chày của đồng bào dân tộc Pà Thẻn - Hà Giang

Với dân tộc Pà Thẻn, lễ hội kéo chày là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn sau một vụ mùa bội thu và cầu mong các thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm.

7. Hội đền Nguyễn Trung Trực

Đền Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thờ vị thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực của nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ. 

Hằng năm, Hội đền Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào các ngày từ 18 đến 19.10 âm lịchđể tưởng niệm và ghi nhớ công lao của người anh hùng áo vải của người dân Nam Bộ.

Vào ngày hội đền, người dân sẽ tổ chức nghi lễ cúng tế và diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Sau phần nghi lễ cúng tế là phần hội với nhiều trò chơi truyền thống như đua thuyền, đánh cờ... Đặc biệt, trong và sau lễ giỗ vài ngày, người dân nơi đây sẽ tự nguyện làm một khu riêng trong đền để nấu cơm chay phục vụ miễn phí tất cả khách đến dự lễ.

8. Hội làng Nhị Khê

Hội làng Nhị Khê diễn ra tại làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội nhằm tưởng nhớ công ơn của ông tổ nghề tiện gỗ, sừng của làng là ông Đoàn Tài. Lễ hội được tổ chức đúng vào ngày mất của ông tức 25.10 âm lịch hàng năm.

Vào ngày này, thợ tiện, thợ làm gỗ ở quanh vùng sẽ kéo về rất đông để thắp hương bái ông tổ của nghề. Trong ngày hội, dân làng tổ chức tế tổ, cúng tế, dâng lễ vật lên tổ sư. Sau phần lễ, người dân sẽ tổ chức một số trò chơi dân gian như đánh cờ, biểu diễn hát chèo... Năm nay, hội làng Nhị khê sẽ diễn ra vào ngày 27.11 và đến với hội làng, du khách không chỉ được tham gia vào không khí náo nhiệt của ngày hộ mà còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật truyền thống kết hợp phong cách hiện đại tinh xảo, đẹp mắt.

lehoi.info tổng hợp

Bài viết về Hà Nội liên quan

  • Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch ThấtẢnh Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
    Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
  • Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà NộiẢnh Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
    Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
  • Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà NộiẢnh Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
    Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
  • Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9Ảnh Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
    Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
  • Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà NộiẢnh Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
    Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
  • Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa HươngẢnh Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
  • Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018Ảnh Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
    Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
  • Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ LongẢnh Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
    Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà NộiẢnh Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
  • Lễ hội Giã LaẢnh Lễ hội Giã La
    Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
  • Lễ hội đình và đền Kim LiênẢnh Lễ hội đình và đền Kim Liên
    Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
  • Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà NộiẢnh Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
  • Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà NộiẢnh Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
    Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
  • Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018Ảnh Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
  • Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà NộiẢnh Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Những lễ hội đậm đà văn hóa truyền thống Việt trong tháng 10

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Những lễ hội đậm đà văn hóa truyền thống Việt trong tháng 10, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Cùng tìm hiểu những lễ hội đặc sắc đậm đà bản sắc truyền thống Việt trong tháng 10 AL (tháng 11 DL) này nhé. Đây sẽ là dịp để du khách hiểu...