- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lễ hội truyền thống cần được tổ chức trang nghiêm, thành kính
- Ảnh: Cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lễ hội trước khi quyết định tổ chức hoặc phục dựng
- Ảnh: Phải xác định chủ thể của lễ hội là người dân chứ không phải biến họ thành người xem.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Làm gì để lễ hội gìn giữ được giá trị tốt đẹp
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Làm gì để lễ hội gìn giữ được giá trị tốt đẹp
Việc tổ chức Lễ hội truyền thống ở nước ta có rất nhiều giá trị tốt đẹp như khơi dậy lòng yêu nước, khẳng định tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng, lưu giữ các các giá trị văn hóa cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, việc xuất hiện quá nhiều lễ hội (khoảng hơn 8.000) ở nước ta và công tác quản lý thiếu sót đã khiến một số lễ hội vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực cần xóa bỏ như: tổ chức tràn lan, lãng phí, thương mại hóa lễ hội, nhiều tệ nạn...
Trên thực tế hiện nay các lễ hội ở nước ta hiện nay đang có xu hướng bị lợi dụng để thương mại hóa, là nơi có các hoạt động “buôn thần bán thánh”, cúng thuê, lễ thuê... Ở một số lễ hội, tình trạng lập nhiều ban thờ và đặt nhiều hòm công đức, nhiều khay, đĩa, để tiền giọt dầu... còn phổ biến, làm suy giảm yếu tố tâm linh, coi nặng giá trị vật chất, gây phản cảm trong sinh hoạt văn hóa tại cáclễ hội. Ngoài ra, một số lễ hội dân gian đang bị pha tạp, vay mượn, cải biên làm biến dạng, gây phản cảm. Việc đưa một số nghi lễ có mang tính chất tâm linh của một số dân tộc lên sân khấu đã làm phai mờ bản sắc văn hóa của lễ hội. Đặc biệt, số lượng du khách tăng đột biến tại các lễ hội cũng gây khó khăn trong công tác tổ chức, quản lý và chính sự thiếu hiểu biết của nhiều người đi lễ hội, nhất là giới trẻ đã tạo kẽ hở cho một số kẻ bất chính lợi dụng để trục lợi.
Lễ hội truyền thống cần được tổ chức trang nghiêm, thành kính
Ngoài ra, việc thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội còn hạn chế, ví dụ như hiện tượng để tiền vào tay tượng Phật, vào mồm tượng rồng, rải tiền lẻ khắp nơi… đã làm mất hết vẻ tôn nghiêm nơi chùa chiền, di tích. Tại một số nơi, nhiều du khách còn xả rác tùy tiện, giẫm đạp lên cỏ, bẻ hoa lá, chen chúc nhau giành lối đi… gây phá hại cảnh quan chùa chiền, di tích.
Một vấn đề nữa là việc phục dựng các lễ hội truyền thống nhưng chưa được nghiên cứu một cách bài bản khiến lễ hội lố lăng, phản cảm cho người xem. Ngày nay, nhiều địa phương đua nhau phục dựng lễ hội với sự tài trợ của một số cá nhân, doanh nghiệp nhằm quảng bá, khuếch trương hình ảnh của nhà tài trợ đã dẫn đến tình trạng kinh doanh thương mại hóa lễ hội. Bên cạnh đó, việc chính quyền địa phương can thiệp quá nhiều vào lễ hội, đã biến người dân là chủ thể của các lễ hội thành người đi xem. Việc tổ chức lễ hội thiếu căn cứ khoa học đã làm cho nội dung nhiều lễ hội trùng lặp, nhàm chán, có sự pha tạp, gượng ép, vay mượn và làm biến dạng nghi lễ, lễ thức dân gian tạo nguy cơ phai mờ bản sắc lễ hội.
Cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lễ hội trước khi quyết định tổ chức hoặc phục dựng
Nguyên nhân của những hạn chế này là do chính quyền một số địa phương còn buông lỏng trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, không có sự nghiên cứu thấu đáo với lễ hội. Ngoài ra, tại một số lễ hội BTC không xử lý nghiêm các tệ nạn như cờ bạc, bói toán hoặc để tư thương lợi dụng nâng giá dịch vụ, nhất là vào các dịp cuối của các lễ hội tổ chức dài ngày. Sự quá tải về số lượng người tham gia lễ hội cũng đã dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường trong khu di tích... Việc ganh đua tổ chức lễ hội với quy mô lớn, kéo dài thời gian tổ chức lễ hội, hoặc tổ chức lễ hội bằng ngân sách gây lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân. Lễ hội kéo dài đặc biệt là vào thời điểm đầu năm đã dẫn đến tình trạng xao nhãng nhiệm vụ lao động, sản xuất, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Chính vì thế, các địa phương, đơn vị có lễ hội cần chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước. Cần nghiêm túc xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông tại các lễ hội, đặc biệt là các lễ hội với quy mô lớn như: Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Yên Tử, Hội Lim, Lễ hội Đền Trần, Lễ hội Đền Hùng...
Phải xác định chủ thể của lễ hội là người dân chứ không phải biến họ thành người xem.
Đồng thời, các địa phương cần ưu tiên vào việc nghiên cứu phục dựng những lễ hội truyền thống vẫn còn giữ được bản sắc riêng của địa phương và mỗi tỉnh cũng chỉ nên phục dựng một hoặc một vài lễ hội độc đáo nhất chứ không nên phục dựng tràn lan. Công tác tu bổ tôn tạo các di tích nơi diễn ra các lễ hội và việc tổ chức các tiết mục diễn xướng, trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa thể thao... cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống vừa phù hợp với đời sống hiện đại.
Và điều quan trọng nhất là, để "nói không" với những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ giá trị của lễ hội, công đức của các danh nhân, từ đó có ý thức bảo vệ nơi thờ tự, bảo vệ môi trường cảnh quan của các di tích, lễ hội, tôn trọng những người thực hiện lễ hội và có ý thức văn minh nơi công cộng.
Theo chinhphu.vn
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Làm gì để lễ hội gìn giữ được giá trị tốt đẹp
Từ khóa:
Trước thực tế tại các lễ hội ngày nay vẫn còn những hoạt động tiêu cực gây phản cảm, chúng ta cần thúc đẩy phong trào “nói không” với các biểu hiện tiêu cực...