Công tác tổ chức lễ hội năm 2012 thực sự nghiêm túc, vui tươi và an toàn


Ngày 14/2, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nhanh kết quả triển khai thực hiện Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 và Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 14/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, quản lý lễ hội tại các địa phương. Theo kết quả báo cáo, công tác tổ chức lễ hội năm 2012 đã thực sự nghiêm túc, vui tươi và an toàn.

Bộ VHTTDL cho biết, để thực hiện hai Công điện trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã có các văn bản và Công điện số 234/CĐ-BVHTTDL ngày 07/02/2012 nhằm chỉ đạo các Sở VHTTDL và các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cụ thể về việc quản lý, tổ chức lễ hội; đồng thời thành lập 4 đoàn công tác trước tết nguyên đán để kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội do các lãnh đạo Bộ làm Trưởng đoàn. Các đoàn công tác trên đã đến làm việc tại các địa phương có nhiều lễ hội như Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang.

Về công tác chỉ đạo: Để thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh đã đồng loạt ban hành các văn bản chỉ đạo các thành phố, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, các Sở, Ngành, các Ban quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội để triển khai thực hiện các Chỉ thị. Tại một số tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh,… lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội, rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh một số nội dung, chương trình lễ hội cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Theo đó, phần lễ sẽ được tổ chức trang nghiêm, còn phần hội thì vui tươi, lành mạnh. BTC cũng cần dự báo lượng khách đến để chỉ đạo thực hiện phương án thích hợp, đồng thời có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường, y tế.

Lễ khai ấn đền Trần 2012 diễn ra nghiêm túc và an toàn
Lễ khai ấn đền Trần 2012 diễn ra nghiêm túc và an toàn

Tại nhiều địa phương như Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, UBND tỉnh đã chỉ đạo giao cho Ban Quản lý Đền Trần, Đền Trần Thương và các Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi tổ chức lễ khai Ấn, phát Lương, khai hội theo hình thức lễ hội dân gian truyền thống, từng bước trả lại các giá trị vốn có của lễ hội, đồng thời giao cho cộng đồng dân cư tự tổ chức và quản lý lễ hội. Theo đó, Lãnh đạo tỉnh thống nhất sẽ không mời khách Trung ương tham dự các lễ hội dân gian nhưng sẽ tổ chức đón tiếp các Đoàn Trung ương về thăm địa phương nhân dịp lễ hội.

Về công tác triển khai thực hiện: Nhìn chung các lễ hội năm 2012 lượng du khách về tham dự đều rất đông. Theo thống kê chưa đầy đủ tính từ ngày 23/01/2012 đến ngày 09/02/2012, tại các Lễ hội như Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) đã có 2 triệu lượt/người, Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) có hơn 60 vạn lượt/người, Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) hơn 50 vạn lượt/người, Lễ hội Cửa Ông (Quảng Ninh) hơn 10 vạn lượt/người, Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương) hơn 15 vạn lượt/người, Lễ hội Chùa Bà (Bình Dương) hơn 1 triệu lượt/người, Lễ hội Đền Bà Chúa Xứ (An Giang) hơn 30 vạn lượt/người, Lễ hội Đền Trần (Nam Định) hơn 25 vạn lượt/người, Lễ hội Phủ Dày (Nam Định) hơn 25 vạn lượt/người, Lễ hội Đền Sóc (Hà Nội) hơn 7 vạn lượt/người, Lễ hội Chùa Keo (Thái Bình) gần 2 vạn lượt/người, Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) hơn 8 vạn lượt/người, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ) hơn 11 vạn lượt/người, Lễ hội Đền Trần Thương (Hà Nam) hơn 6 vạn lượt/người, Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (Hà Nam) hơn 3 vạn lượt/người.

Thời gian qua, công tác tổ chức lễ hội đang ngày càng được triển khai tốt hơn và phần nào đáp ứng được nhu cầu của người đi lễ. Bên cạnh đó, nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, địa phương các cấp, Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội đã được nâng cao; các công tác quản lý Nhà nước đối với lễ hội của các Ngành văn hoá, thể thao và du lịch các cấp đã được tăng cường và đạt hiệu quả cao.

Lễ hội đền Hùng thu hút 2 triệu lượt khách trong ngày chính hội
Lễ hội đền Hùng thu hút 2 triệu lượt khách trong ngày chính hội

Tại một số lễ hội lớn như Yên Tử, Đền Trần, Chùa Hương, Đề Hùng, Bà Chúa xứ, Núi Sam… công tác tuyên truyền đã được mở rộng và quan tâm bằng nhiều hình thức. Tại nhiều địa phương, nhiều lễ hội có cả website riêng nêu rõ ý nghĩa của lễ hội, giá trị của di tích nơi tổ chức lễ hội và góp phần nâng cao ý thức của nhân dân. Các cơ quan báo chí tuyên truyền cũng đã đăng tải các lễ hội với thời lượng hợp lý, phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của lễ hội.

Trong năm 2012, Ban Tổ chức các lễ hội cũng đã có các phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải toả các hàng quán lấn chiếm diện tích lễ hội, tổ chức sắp xếp hàng quán khoa học, gọn gàng; xây dựng các bến bãi đỗ xe và tổ chức trông giữ phương tiện cho khách theo đúng giá niêm yết, công tác đảm bảo giao thông, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, y tế trong lễ hội đã được quan tâm và hạn chế tối đa tình trạng ách tắc giao thông, không để xảy ra các trường hoptai nạn, cháy nổ.

Năm nay, Đề án tổ chức Lễ Khai Ấn tại Đền Trần (Nam Định) đã được thực hiện nghiêm túc và sáng kiến không tổ chức phát ấn trong đêm 14 tháng Giêng đã hạn chế tình trạng quá đông khách, do đó Lễ Khai Ấn đã diễn ra nghiêm trang, an toàn.

Thời gian qua, ý thức của Nhân dân khi tham gia lễ hội cũng đã được nâng cao hơn, người dân đã tự giác chấp hành các quy định của Ban Tổ chức, nếp sống văn minh đã được thực hiện và tiến bộ hơn các năm trước.

Vấn đề dẹp
Vấn đề dẹp "loạn hàng quán" cần được BTC các lễ hội đặc biệt quan tâm

Tại một số lễ hội, vấn đề giá cả dịch vụ được quản lý tốt nhằm giảm thiểu việc tăng giá tuỳ tiện, thương mại hoá lễ hội, Ban Tổ chức các lễ hội đã hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ đúng nơi, đúng chỗ quy định, bố trí lực lượng thu gom kịp thời và chấn chỉnh việc nhân danh xã hội hoá lễ hội nhằm mục đích tư lợi; cấm triệt để các hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan, đặc biệt là hiện tượng đốt đồ hàng mã đã giảm đáng kể so với các năm trước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012 vẫn còn một số tồn tại yếu kém như tại một số nơi tình trạng hòm công đức còn nhiều, một số nơi lượng người tham gia lễ hội quá đông nên hiện tượng đặt tiền lễ không đúng quy định còn khá phổ biến, việc thu gom tiền công đức đã được tổ chức thu gom nhưng chưa triệt để, kịp thời. Nhất là tại Đền Bà Chúa Kho, tình trạng chen lấn, xô đẩy, cúng thuê, đốt đồ mã còn diễn ra thường xuyên và chưa có biện pháp để khắc phục triệt để.

Riêng tại lễ hội Chùa Hương, một số quán ăn còn treo cả thịt thú sống trước quán gây phản cảm; vấn đề vệ sinh môi trường ở một số nơi chưa đảm bảo, các cửa hàng kinh doanh các trò chơi mang tính chất cờ bạc trá hình, tình trạng xóc thẻ, xem bói, ăn xin… còn diễn ra ở một số lễ hội.

Để xử lý những hạn chế và bất cập trên, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Thanh tra Bộ và Thanh tra các Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, và xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong hoạt động lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo cho các lễ hội diễn ra an toàn, tốt đẹp, hạn chế được các tiêu cực, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.


Nguồn: Báo cáo số 19/BC-BVHTTDL

Bài viết về Hà Nội liên quan

  • Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch ThấtẢnh Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
    Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
  • Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà NộiẢnh Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
    Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
  • Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà NộiẢnh Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
    Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
  • Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9Ảnh Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
    Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
  • Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà NộiẢnh Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
    Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
  • Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa HươngẢnh Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
  • Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018Ảnh Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
    Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
  • Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ LongẢnh Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
    Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà NộiẢnh Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
  • Lễ hội Giã LaẢnh Lễ hội Giã La
    Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
  • Lễ hội đình và đền Kim LiênẢnh Lễ hội đình và đền Kim Liên
    Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
  • Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà NộiẢnh Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
  • Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà NộiẢnh Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
    Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
  • Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018Ảnh Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
  • Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà NộiẢnh Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Công tác tổ chức lễ hội năm 2012 thực sự nghiêm túc, vui tươi và an toàn

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Công tác tổ chức lễ hội năm 2012 thực sự nghiêm túc, vui tươi và an toàn, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Ngày 14/2, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nhanh kết quả triển khai thực hiện Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 và Công điện...