Chạy lợn, Lễ hội độc nhất vô nhị ở Hà Nội
Tương truyền, lễ hội chạy lợn ở thôn Duyên Yết đã tồn tại từ đời Hùng Vương thứ 18 khi Đức Cao Sơn Đại Vương dẫn quân đi đánh giặc và nghỉ chân tại làng. Khi đó, các bô lão trong làng đã xin được làm cỗ khao quân, nhưng Đức Thánh chỉ đồng ý với điều kiện dân làng phải sửa soạn thật nhanh.
Đáp ứng yêu cầu của ông, khi Đức Cao Sơn Đại Vương còn chưa kịp uống xong chén trà, các vị bô lão đã dâng lên ngài một mâm cỗ thịnh soạn từ một con lợn đang còn sống. Từ đó, cứ vào ngày mồng 7 Tháng Giêng âm lịch, dân làng Duyên Yết lại tổ chức lễ hội “chạy lợn” để tưởng nhớ ngày đức Cao Sơn Đại Vương về thăm làng.
Lễ rước kiệu đức Cao Sơn Đại Vương
Theo lệ làng, các “ông lợn” phục vụ cho lễ hội chỉ được giao cho các gia đình nền nếp, con cháu thành đạt chăm nuôi. Trong khoảng 10 ngày trước lễ hội, "ông lợn" chỉ được cho ăn cháo gạo nếp và được tắm rửa bằng nước lá thơm hằng ngày để giữ sạch sẽ.
Thông thường, cuộc thi chạy lợn của làng Duyên Yết được tổ chức với sự tham gia của 3 xóm. Ngay sau khi tiếng trống lệnh bắt đầu, các lực sỹ sẽ khiêng “ông lợn” chạy vào sân đình và phân công nhau người thì chặt đầu, người thì cạo lông, người lấy phủ tạng. Chỉ chưa đầy 2 phút, chiếc thủ lợn ngậm đuôi, gầu o, vai, mông, cùng phủ tạng đã được bày lên khay để chuẩn bị dâng lễ.
Mâm cỗ đẩy đủ chỉ được chuẩn bị trong 2-3 phút
Tuy nhiên, để giành chiến thắng, không phải đội nào cứ nhanh là được mà tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả là tất cả các món dâng lên Thành hoàng phải được chế biến sạch sẽ. Khi các thanh niên trong xóm rước mâm cỗ của xóm mình đến cửa đình, Ban Giám Khảo gồm các vị bô lão có uy tín trong làng sẽ cẩn thận xem xét từng mâm cỗ để chấm điểm. Đội nào thắng trong lễ hội thì nhân dân xóm đó sẽ gặp nhiều may mắn trong cả năm. Vì vậy bí quyết làm lễ nhanh sẽ được các đội giữ rấ kỹ càng.
Cuối buổi lễ, các “ông lợn” sau khi dâng lên Thành hoàng làng sẽ được mang về từng xóm để “khao quân”.
Có thể nói, Lễ hội chạy lợn làng Duyên Yết chính là một biểu tượng của tình đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân ta từ xưa đến nay và cũng là biểu tượng của tình hàng xóm láng giềng và tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam.
Theo VOV
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Chạy lợn, Lễ hội độc nhất vô nhị ở Hà Nội
Từ khóa:
Cứ đến ngày mồng 7 Tết, người dân làng Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội lại tưng bừng đổ về Đình làng để tổ chức lễ hội...