- Về đầu bài viết
- Ảnh: Ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL
- Ảnh: Tại lễ phát lương trong lễ hội Đức Thánh Trần (ở Đền Trần Thương, Hà Nam), với 20.000 đồng góp công đức, mỗi người sẽ được nhận một túi lương may mắn.
- Ảnh: Tục “cướp hoa tre” lấy lộc trong lễ hội Gióng tại đền Sóc với mong muốn đem lại may mắn đầu xuân.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL Vũ Xuân Thành: Chấn chỉnh lại xu hướng ban phát vật phẩm
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL Vũ Xuân Thành: Chấn chỉnh lại xu hướng ban phát vật phẩm
° Phóng viên: Theo thống kê của Bộ VH-TT-DL, số lượng các lễ hội dường như là không đổi, tại sao chúng ta lại đang có cảm giác là ngày càng có nhiều lễ hội hơn?
° Ông VŨ XUÂN THÀNH: Theo thống kê sơ bộ, thì đã có hơn 8.000 lễ hội, trong đó có khoảng 5.000 lễ hội làng xã nhưng trên thực tế có thể nhiều hơn thế. trong những năm gần đây, số lượng các lễ hội mới được ghi nhận là rất ít, song sở dĩ chúng ta lại có cảm giác là ngày càng nhiều lễ hội hơn là do một số nguyên nhân. Thứ nhất là do thông tin về lễ hội được các phương tiện truyền thông quan tâm hơn; thứ hai là do quy mô lễ hội ngày càng được tổ chức với quy mô lớn hơn, trang trọng hơn; thứ ba là do nhu cầu về tâm linh, người ta “thổi hồn” khiến cho quy mô và tầm ảnh hưởng cũng được nhân rộng.
° Đã có ý kiến cho rằng việc các lễ hội truyền thống phát triển với quy mô ngày càng lớn như hiện nay phần nhiều là do sự thương mại hóa các lễ hội?
° Việc coi lễ hội như là một hình thức thu lợi cũng là một nguyên nhân khiến cho quy mô lễ hội “phình” lên một cách nhanh chóng. Du khách đông khiến cho dịch vụ phát triển, nguồn thu của những người dân và của địa phương cũng nhờ đó mà tăng lên một cách nhanh chóng đó chính là một động lực khiến cho các lễ hội được quan tâm và đầu tư hơn.
Như ở đền Củi, tỉnh Hà Tĩnh, số tiền để nộp vào ngân sách mỗi năm một tăng lên, giờ đã vượt quá 400 triệu đồng/năm. Tiền nộp ngân sách địa phương của đền Sóc tại Hà Nội chỉ tính riêng từ đầu năm cho đến nay cũng đã vượt quá 800 triệu đồng.
Hiện nay vẫn chưa có thống kê đầy đủ vì tại nhiều địa phương vẫn chưa xây dựng quy chế quản lý rõ ràng về tiền công đức và tiền giọt dầu, tuy nhiên nguồn thu khổng lồ từ tiền “giọt dầu”, tiền công đức cũng đã góp phần làm cho bản chất của lễ hội truyền thống thay đổi.
Tại lễ phát lương trong lễ hội Đức Thánh Trần (ở Đền Trần Thương, Hà Nam), với 20.000 đồng góp công đức, mỗi người sẽ được nhận một túi lương may mắn.
Đã có ý kiến cho rằng tình trạng quá tải lễ hội cũng là do hiệu ứng tâm lý đám đông?
° Trong xã hội ta hiện nay có một số diễn biến tâm lý hoặc một số quan niệm khập khiễng, không có cơ sở nhưng người ta vẫn tin, vẫn theo. Ví dụ như câu nói cửa miệng “đi ngược về xuôi” chẳng biết là có tự bao giờ nhưng lại được giới doanh nghiệp coi đó là “phương châm” để đi lễ đầu năm. Vì thế, họ nô nức rủ nhau đi lễ miền ngược như Cao Bằng, Lạng Sơn trước, sau đó mới về với đồng bằng. Hiện tượng đốt đồ mã, xin lộc cầu may cũng được nảy sinh từ chính tâm lý này. Cùng với đó, hiệu ứng tâm lý đám đông cũng thường thấy ở các lễ hội ngắn ngày như lễ khai ấn Đền Trần, hội Lim…
° Hiện tượng ban phát các vật phẩm như ban túi lương, ban ấn, cành lộc… đang có chiều hướng phát triển tại rất nhiều lễ hội ở miền Bắc. Quan điểm của Bộ VH-TT-DL như thế nào về vấn đề này?
° Việc ban phát các vật phẩm trong các lễ hội có hay không còn phải tùy thuộc vào bản chất và lịch sử của các lễ hội, trước đây đã từng có truyền thống ban phát vật phẩm như thế hay không? Mỗi một lễ hội lại có một lịch sử khác nhau, quy mô và cách thức tổ chức ở mỗi địa phương cũng vì thế mà sẽ khác nhau.
Trong mỗi một trường hợp cụ thể, cần có những nghiên cứu, có hội thảo để phân tích thấu đáo hành vi đó có đúng với lịch sử hay không và quan trọng hơn cả đó là hành vi đó có còn phù hợp và có tác dụng tốt ở trong cuộc sống hiện tại hay không... Sau khi đã trả lời thỏa đáng được những câu hỏi đó mới có thể đưa ra các giải pháp hợp lý với từng trường hợp lễ hội cụ thể là có nên khôi phục hay chưa nên khôi phục lại các hoạt động và các nghi lễ nào đó.
Thực tế, hiện tượng trên cây “lộc” có cài một số vật phẩm như gạo, lúa hay diêm, bật lửa… đã xuất hiện ở một số nơi trong những ngày đầu xuân năm mới và được coi như là vật để lấy may. Nhưng chỉ từ khi việc khai ấn và phát ấn Đền Trần - Nam Định được tổ chức với quy mô lớn thì xu hướng ban phát “vật phẩm” mới bắt đầu được phát triển. Nếu như hoạt động này bị “lợi dụng” để làm kinh tế, thì cần phải có ngay biện pháp để ngăn ngừa tránh ảnh hưởng tới hình ảnh của các lễ hội truyền thống.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái: Cần phối hợp chặt giữa chính quyền với bà con nhân dân
Lễ hội của Việt Nam ta rất nhiều và rất phong phú. Đây là một kho tàng văn hóa khổng lồ, thể hiện được bề dày văn hóa của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước mà chúng ta có được và cần phải trân trọng, gìn giữ. Lễ hội cũng đã phát huy được mặt tốt là tạo được sự đoàn kết của những người dân, sự trân trọng của những người dân đối với những người có công với làng với xã, với địa phương, với đất nước, giáo dục giới trẻ truyền thống văn hóa anh hùng của các dân tộc. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan như sự phát triển về quy mô lễ hội một cách nhanh trong khi vị trí, diện tích của các di tích, đền chùa thì lại có hạn nên đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức lễ hội.
Đã có quan điểm cho rằng, lễ hội của dân nên hãy giao cho dân tự tổ chức. Song trên thực tế, đối với những lễ hội có quy mô lớn, nếu không có sự tham gia của các cấp chính quyền trong công tác đảm bảo trật tự, an ninh và phòng chống cháy nổ thì rất khó có thể thực hiện được. Vì vậy, bản chất lễ hội giao cho nhân dân là đúng nhưng luôn cần sự phối hợp và giúp đỡ của cả hai bên.
TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Tạo chuyển biến trong suy nghĩ những người dân
Lễ hội hiện đang bị thương mại hóa có nguyên nhân là do giới truyền thông và do một bộ phận quan chức. Cần phải có thời gian để tạo ra sự chuyển biến trong suy nghĩ của những người dân. Truyền thông dồn vào nói nhiều chuyện về lễ hội. Việc các quan chức đến để tham dự lễ hội này, thắp hương ở các đền miếu nọ cũng tạo nên tâm lý “sính” lễ hội của những người dân.
Chúng ta nên bớt nói về các lễ hội, hoặc nói về các lễ hội thì hãy nói đến những chuyển biến tích cực như chuyện Đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình) năm nay đã không tổ chức lễ khai ấn để “đua” với tỉnh Nam Định giống như năm trước. Họ cũng không tổ chức lễ khai ấn nhưng những người dân vẫn đến tham dự rất đông. Như vậy là ban tổ chức cũng đã tiếp thu những ý kiến góp ý và điều chỉnh đúng để lễ hội trở về đúng với giá trị ban đầu của nó.
Bài viết về Hà Nội liên quan
- Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
- Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
- Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
- Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
-
- Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
- Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
- Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
- Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
-
- Lễ hội Giã La
Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
- Lễ hội đình và đền Kim Liên
Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
- Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
- Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
- Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
- Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
Ghi chú bài viết Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL Vũ Xuân Thành: Chấn chỉnh lại xu hướng ban phát vật phẩm
Từ khóa:
Lễ hội năm nay đã được đánh giá là có rất nhiều chuyển biến tích cực, như hiện tượng đốt hàng mã ở các đình, đền đã có xu hướng giảm. Hiện tượng rải tiền...