Lễ hội đâm trâu của người Bana tại Đăk Lăk
Theo tục lệ của đồng bào người Banar, Jrai, vào mùa xuân hàng năm dân làng sẽ tổ chức một lần lễ hội đâm trâu tại nhà rông của bản, mọi chi phí để tổ chức hội đều do dân làng đóng góp lại. Một già làng có uy tín sẽ được chọn làm chủ trì ngày hội, ông sẽ đứng gần cột buộc trâu.
Những nam thanh nữ tú cầm chiêng, cồng, múa sẽ đứng phía sau già làng. Những nam thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, cồng, chiêng trong ngày hội đều phải chít khăn đỏ trên đầu, mặc áo ngày lễ dành cho con trai và đóng khố. Nữ thì mặc áo phia, váy koteh ( một loại áo, mặc ngày hội dành riêng cho con gái). Các già làng và thanh niên trai tráng trong làng sẽ chọn một bãi đất rộng, bằng phẳng, cách buôn làng không xa để mời thần linh về chứng kiến. Gưng gồm có cây nêu, cột buộc trâu và một vài cây cột để trang trí. Cây nêu được làm bằng tre vút thẳng và dựng ở giữa. Một cột chính được làm bằng cây Xmuôn hay cây Pleng, được chôn vững để buộc trâu. Xung quanh cây nêu người ta sẽ trồng từ 4 - 8 trụ gỗ hình tròn cao chừng 2 - 3 mét, có đường kính hơn nửa gang tay, và được kẻ trang trí với nhiều gam màu mạnh như đỏ, xanh, đen, trăng. Các trụ gỗ được bố trí khoảng cách khá đều nhau, xếp cẩn thận theo hình hoa thị đối xứng, trên có buộc các đoạn dây rừng để tạo thế liên hoàn, vững chắc hơn. Trên ngọn của cây nêu có những thanh ngang chẻ ra tứ phía, mỗi đầu thanh đều có vòng tre như hình mặt trời. Những đọan dây được tết, những tam giác được đan bằng lạt tre, những chùm ống chuông gió... lủng lẳng ở dưới các vòng mặt trời. Trên cao nữa, ở gần chỗ túi thiêng là tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ là hình ảnh cách điệu của chim Kring (đại bàng) để tượng trưng cho sứ giả của hạnh phúc.
Lễ hội đâm trâu của người Bana tại Đăk Lăk
Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm. Vị tộc trưởng và thầy cúng hay già làng sẽ làm chủ lễ hiến tế. Ngày thứ 2, một dàn chiêng gồm 8, 10 hoặc 12 chiêng đồng sẽ tấu lên những giai điệu trầm hùng hòa quyện với tiếng trống lớn Bnưng. Những nam thanh niên trong làng đều cởi trần, đóng khố, tay cầm một cái gậy múa Kơ-tếch, giành riêng trong lễ hội đâm trâu. Những thanh niên khoẻ mạnh hơn, đầu được chít khăn đỏ, tay cầm một chiên gươm sắc, sáng loáng lao ra. Nam thanh niên này vừa múa chiên gươm, vừa đi vòng tròn quanh đàn trâu để lừa trâu thừa dịp đâm trâu.
Sau cuộc nhảy múa vui vẻ, họ sẽ đâm trâu. Khi con trâu bị đâm đã tắt thở, thầy cùng đem cái chiên nồi đồng nhỏ ra để hứng huyết trâu rồi hòa với rượu, bộ phận đao kiếm thực hiện xẻ thịt trâu. Sau khi làm thịt trâu xong, họ sẽ chia đều thịt cho từng bếp trong buôn làng. Còn giữ một phần thịt trâu lại để uống rượu chung tại nhà rông.Thịt trâu sau khi được xẻ ra, sẽ được chia đều cho các bếp ở trong buôn.Thịt trâu cùng Giàng được bày riêng ra thành năm nhóm ở trên bàn thờ và vẩu rượu pha tiết trâu. Buồng gan của con trâu sẽ được chia nhỏ ta cho trai làng ăn với quan niệm để tăng thêm sức mạnh. Cuộc vui mùa hát lại tiếp tục quanh đống lửa đỏ rực. Người già trong buôn thì uống rượu, hát H'mon, thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì tìm đến nhau, nhảy múa cho tới khi ngọn lửa tàn đi, đến lúc mặt trời lên...Những ngày diễn ra lễ hội đâm trâu, cũng chính là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng của Tây Nguyên, vì nhiều nhà sẽ đem bộ cồng chiêng của gia đình mình tới tham dự. Lễ hội đâm trâu như một món ăn tinh thần và là nét văn hóa dân gian đặc sắc của người Banar, đã làm giàu sắc thái văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bài viết về Đăk Lăk liên quan
- Về buôn xem lễ cúng sức khỏe cho voi của đồng bào Tây Nguyên
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên xem con voi là đầu cơ nghiệp, tài sản quý giá mà thần linh ban cho họ. Voi là biểu tượng sức mạnh, sự giàu có và tinh thần thượng võ của gia đình và buôn làng. Vì vậy,...
- Lễ hội Hảng Pồ của dân tộc Nùng ở Buôn Hồ, Đắk Lắk
Lễ hội Hảng Pồ hay còn được gọi là Lễ hội chợ tình Buôn Hồ là một lễ hội văn hóa truyền thống của người Nùng được tổ chức từ ngày 28 đến 30 tháng Giêng ÂL hằng năm tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh...
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, (Buôn Ma Thuột cà phê Festival) là một lễ hội cà phê được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây...
- Lễ hội cồng chiêng khu vực Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng ở Tây Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam và thường...
-
- Sôi nổi và hấp dẫn hội đua voi tại Lễ hội văn hóa Buôn Đôn-Đăk Lăk
(lehoi.org)- Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn và Hội Voi Đắk Lắk năm 2014 đã diễn ra với n hiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn. Tối ngày 12/3 tại sân Nhà văn hóa cộng...
- Rộn ràng Lễ hội lúa mới của người Thái tại Đăk Lăk
(lehoi.org) - Ngày 12/10, tại buôn Thái, xã Ea Kuếh, huyện Cư M’ga (tỉnh Đăk Lăk) đã diễn ra Lễ hội lúa mới do đồng bào Thái tổ chức. Mục đích lễ hội là cảm tạ trời đất...
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuật lần thứ V sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12/3/2015
Ngày 22 tháng 1 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Họp báo giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V - năm 2015 tại Hội trường Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó...
- Sôi động lễ hội đua voi 2015
(lehoi.org) - Lễ hội đua voi 2015 nằm trong Chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 và kỷ niệm 40 năm giải phóng Buôn Ma Thuột đã diễn ra tưng bừng tại Khu du lịch...
- Đặc sắc chương trình Lễ hội Văn hoá truyền thống các dân tộc Buôn Đôn tại Đắk Lắk
(lehoi.org) - D iễn ra trong các ngày từ 24 - 26/3, Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn đ ược tổ chức với nhiều hoạt động như: biểu diễn cồng chiêng, hội lửa, l ễ...
-
- Dự kiến tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 vào tháng 3 năm 2011
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức với mục đích quảng bá và giới thiệu sản phẩm cà phê của nước Việt Nam nói chung và khẳng định thương hiệu Cà phê của Buôn Ma Thuột nói riêng ra thị trường thế giới. Lễ...
- “Phin cà phê” khổng lồ sẽ được xuất hiện tại Festival cà phê Việt Nam lần thứ 3
(lehoi.org)- V ới chủ để là “cách cà phê nói” , ngay trong ngày thiết lập kỷ lục phin cà phê lớn nhất nước Việt Nam (ngày 12/3/2011), Ban Tổ chức sẽ tiến hành pha cà phê với hương vị rất riêng của loại...
- Nâng tầm Lễ hội cà phê trở thành lễ hội quy mô quốc tế
(lehoi.org) - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp báo về chương trình Lễ hội cà phê lần thứ 3 năm 2011. Theo đó từ năm 2011, Lễ hội cà phê sẽ được nâng tầm trở thành lễ hội có quy...
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 vào năm 2011
Buổi sáng ngày 17/1, tại thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 năm 2011. Đêm khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần...
- Nội dung và hoạt động của “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011”
(lehoi.org)- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 - năm 2011, sẽ được tổ chức từ ngày mùng 10 đến ngày 13 tháng 3 năm 2011, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sẽ bao gồm các nội dung và các hoạt...
- Tổ chức đua voi nhân dịp lễ hội cà phê 2011 tại Đắk Lắk
(lehoi.org) - Ngày mùng 10/3, sẽ có khoảng 20 chú voi sẽ tham gia tranh tài nhân dịp Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ III - 2011, tại khu du lịch hồ Lắk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk...
Ghi chú bài viết Lễ hội đâm trâu của người Bana tại Đăk Lăk
Từ khóa:
Ở Tây Nguyên, từ tháng Chạp đến tháng Ba âm lịch, bà con Banar ở Gia lai, Kon Tum lại mở hội đâm trâu hay còn gọi là Groong Kpo Tonơi hoặc Koh Kpo , để...