Mục lục:
Lễ hội cồng chiêng khu vực Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng ở Tây Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam và thường được lựa chọn là nơi tổ chức lễ hội.
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hay được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh "Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá cồng chiêng của dân tộc và của tỉnh mình.
Festival cồng chiêng được tổ chức mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch. Trong đó, những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tộc. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp để Tây Nguyên giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của địa phương mình qua việc tổ chức các hội chợ triển lãm về công cụ sản xuất, sản phẩm đồ gia dụng, may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ.
Đối với ý nghĩa của lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp giữa con người với con người trong cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên thường đi kèm với các bài ca sử ca như: Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/ Đánh cho ma quỷ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San), là những bài sử ca kể lại những cuộc "chiến tranh" giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng.
Nói về lịch sử của cồng chiêng, các già làng người Xêđăng kể lại rằng: Thuở xa xưa có một đàn voi dữ tràn về phá rẫy, phá buôn. Dân làng Xêđăng mang theo lao, tên lá cùng hợp sức tiêu diệt thú dữ, đánh nhau suốt mấy ngày đêm, sức tàn lực kiệt nhưng đàn thú dữ ngày càng hung tợn. Cuối cùng, họ chỉ còn biết chắp tay cầu Yàng. Sau đó, bỗng họ thấy đùn lên một ụ đất, đào xuống thấy một vật bằng đồng tròn như ông mặt trời to bốn người ôm mới xuể. Khi gõ vào thì vật ấy phát ra tiếng trầm vang động núi rừng khiến đàn thú dữ ngơ ngác. Rồi các ụ đất liên tiếp mọc lên, mang theo các vật bằng đồng hình dáng tương tự nhưng nhỏ dần, âm càng cao và người dân gọi nó là cồng chiêng. Khi đã có trong tay hơn 10 chiếc chiêng, đồng thanh gõ lên thì tiếng trầm như thác đổ, tiếng cao như thác reo khiến voi dữ phải chạy vào rừng sâu và không dám quay lại tàn phá buôn làng.
Theo quan niệm truyền thống, các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người, càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng cũng vậy, những chiếc cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi lễ thì càng linh thiêng". Người B’Râu cho rằng chiêng tha (gồm hai chiếc chồng và vợ) chính là tổ tiên của họ. Đánh chiêng họ gọi là gọ tha pơi, nghĩa là "mời tha nói". Thủ tục để mở một bài chiêng rất khắt khe, phải cho tha ăn, cho tha uống, khấn mời trời đất và nhiều người đến chứng kiến...
Người Xêđăng Sdrá thì có chiêng duy nhất một chiếc và chủ nhân của chiếc chiêng này phải cất rất kỹ, sợ người ngoài hoặc trẻ con không biết đem ra đánh thì sẽ bị già làng phạt nặng. Các dân tộc Tây nguyên đều đặt tên chiêng trong một bộ theo vai vế như trong một gia đình và phân biệt chiêng thiêng (có Yàng trú ngụ) với chiêng thường để dùng trong các dịp lễ trọng hoặc sinh hoạt thường ngày. Có bộ chiêng chỉ được đánh khi có vật hiến sinh từ bò trở lên!
TH
Bài viết về Đăk Lăk liên quan
- Về buôn xem lễ cúng sức khỏe cho voi của đồng bào Tây Nguyên
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên xem con voi là đầu cơ nghiệp, tài sản quý giá mà thần linh ban cho họ. Voi là biểu tượng sức mạnh, sự giàu có và tinh thần thượng võ của gia đình và buôn làng. Vì vậy,...
- Lễ hội Hảng Pồ của dân tộc Nùng ở Buôn Hồ, Đắk Lắk
Lễ hội Hảng Pồ hay còn được gọi là Lễ hội chợ tình Buôn Hồ là một lễ hội văn hóa truyền thống của người Nùng được tổ chức từ ngày 28 đến 30 tháng Giêng ÂL hằng năm tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh...
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, (Buôn Ma Thuột cà phê Festival) là một lễ hội cà phê được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm tôn vinh cây cà phê, loài cây...
- Sôi nổi và hấp dẫn hội đua voi tại Lễ hội văn hóa Buôn Đôn-Đăk Lăk
(lehoi.org)- Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn và Hội Voi Đắk Lắk năm 2014 đã diễn ra với n hiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn. Tối ngày 12/3 tại sân Nhà văn hóa cộng...
-
- Rộn ràng Lễ hội lúa mới của người Thái tại Đăk Lăk
(lehoi.org) - Ngày 12/10, tại buôn Thái, xã Ea Kuếh, huyện Cư M’ga (tỉnh Đăk Lăk) đã diễn ra Lễ hội lúa mới do đồng bào Thái tổ chức. Mục đích lễ hội là cảm tạ trời đất...
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuật lần thứ V sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12/3/2015
Ngày 22 tháng 1 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Họp báo giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V - năm 2015 tại Hội trường Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó...
- Sôi động lễ hội đua voi 2015
(lehoi.org) - Lễ hội đua voi 2015 nằm trong Chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 và kỷ niệm 40 năm giải phóng Buôn Ma Thuột đã diễn ra tưng bừng tại Khu du lịch...
- Đặc sắc chương trình Lễ hội Văn hoá truyền thống các dân tộc Buôn Đôn tại Đắk Lắk
(lehoi.org) - D iễn ra trong các ngày từ 24 - 26/3, Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn đ ược tổ chức với nhiều hoạt động như: biểu diễn cồng chiêng, hội lửa, l ễ...
- Dự kiến tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 vào tháng 3 năm 2011
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức với mục đích quảng bá và giới thiệu sản phẩm cà phê của nước Việt Nam nói chung và khẳng định thương hiệu Cà phê của Buôn Ma Thuột nói riêng ra thị trường thế giới. Lễ...
-
- “Phin cà phê” khổng lồ sẽ được xuất hiện tại Festival cà phê Việt Nam lần thứ 3
(lehoi.org)- V ới chủ để là “cách cà phê nói” , ngay trong ngày thiết lập kỷ lục phin cà phê lớn nhất nước Việt Nam (ngày 12/3/2011), Ban Tổ chức sẽ tiến hành pha cà phê với hương vị rất riêng của loại...
- Nâng tầm Lễ hội cà phê trở thành lễ hội quy mô quốc tế
(lehoi.org) - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp báo về chương trình Lễ hội cà phê lần thứ 3 năm 2011. Theo đó từ năm 2011, Lễ hội cà phê sẽ được nâng tầm trở thành lễ hội có quy...
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 vào năm 2011
Buổi sáng ngày 17/1, tại thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 năm 2011. Đêm khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần...
- Nội dung và hoạt động của “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 – năm 2011”
(lehoi.org)- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 - năm 2011, sẽ được tổ chức từ ngày mùng 10 đến ngày 13 tháng 3 năm 2011, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sẽ bao gồm các nội dung và các hoạt...
- Tổ chức đua voi nhân dịp lễ hội cà phê 2011 tại Đắk Lắk
(lehoi.org) - Ngày mùng 10/3, sẽ có khoảng 20 chú voi sẽ tham gia tranh tài nhân dịp Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ III - 2011, tại khu du lịch hồ Lắk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk...
Ghi chú bài viết Lễ hội cồng chiêng khu vực Tây Nguyên
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội cồng chiêng khu vực Tây Nguyên, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng ở Tây Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh...
Từ khóa:
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng ở Tây Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh...