Lễ rước Mục Đồng tại Đà Nẵng
Tục truyền kể rằng, làng Phong Lệ xưa kia có một cồn cỏ. Vào một ngày nọ, có một người xua đàn vịt lên cồn, nhưng chân vịt bỗng nhiên bị dính chặt xuống đất cứ như có bàn tay của ai đó giữ lại. Từ đó cồn này được đặt tên cồn Thần. Một hôm, một đàn trâu của làng bị lạc và chạy lên cồn, đám trẻ chăn trâu đã đến đây tìm, nhưng chúng lại không hề hấn gì. Từ đó có người dân nơi đây lan truyền tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho trẻ chăn trâu lên mà thôi. Xóm Cồn về sau đã được đặt tên là xóm Đồng, là nơi tụ tập của nhiều mục đồng trong làng. Sau nhiều năm trôi qua, trong làng dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho những đứa trẻ chăn trâu, và đặt tên là lễ rước mục đồng.
Từ hạ tuần tháng 3 âm lịch, đó là thời điểm công việc đồng áng đang vãn, và cũng là lúc người dân bắt đầu sắp đặt cho lễ hội. Các điền chủ có vài mẫu ruộng và mấy con trâu, trở lên sẽ trực tiếp đứng ra cáng đáng công việc của ngày lễ. Làng trên xóm dưới lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội. Ngoài lá cờ nhỏ của mục đồng, hội còn có cờ lớn của 13 dòng tộc trong làng. Cờ lớn được treo vào cán tre dài chừng 5 mét, có trao kèm các con vật, có tứ linh gồm lân-long-quy-phụng, tứ nghệ gồm sĩ- nông- công-thương. Nhưng nhiều nhất vẫn là các loại dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cái bừa, cái cuốc, cái cày, xẻng, dần, nia... Để giành được giải thưởng trong lễ hội, các tộc họ khá giả thường thi nhau rước các thợ mộc Kim Bồng khéo tay về tiện các con giống trên gỗ, trông rất công phu. Trên cờ lớn được theo nhiều thứ như vậy nên thường rất nặng, yêu cầu phải chọn các các nam thanh niên trẻ khỏe, đeo nai nịt ngang lưng đầy đủ mới đủ sức để cầm cờ.
Lễ rước Mục Đồng là lễ hội dành riêng cho trẻ chăn trâu
Chiều 29 tháng 3 âm lịch sẽ tiến hành lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu của làng sinh sống ở khắp nơi trong mọi miền tổ quốc kéo nhau về đông đủ. Mục đồng sẽ cầm cờ đi dạo quanh các cánh đồng để tỏ ý cầu cho mùa màng bội thu. Sáng ngày 30 tháng 3 là ngày lễ chính thức, sẽ cử hành lễ rước. Mới tinh mơ sáng, trong làng đã vang lên tiếng trống giục giã người dân về dự lễ.
Tất cả đều về tề tựu trong sân đình Thần, hay đình Mục Đồng. Trùm mục (người trông coi các mục đồng) mặc những bộ lễ phục chỉnh tề, tươm tất trịnh trọng bước vào hậu tẩm khấn vái, sau đó cung thỉnh bài vị của Thần Nông rồi đặt vào kiệu. Kiệu rước được trang trí như kiệu rước Thần, trên nóc kiệu có bốn mái trang trí bốn giao lá, rèm kiệu thì được giăng bằng hoa kết đèn trông rất rực rỡ, do bốn mục đồng cao như nhau khiêng.
Đi đầu đám rước sẽ là đoàn cờ mục đồng, kế tiếp sẽ đến cờ 13 tộc họ. Dàn cổ nhạc và chiêng trống cùng kiểng cổ tấu nhạc vang động một góc trời. Gia đình nào có trâu đều chuẩn bị lễ phẩm, lễ thường là một mâm xôi và hoa quả, có khi có con gà hay đầu heo, cho người đội theo sau đám rước. Dân làng sẽ nối đuôi nhau đi sau cùng. Nổi bật hơn hẳn là đoàn người rồng rắn, kiệu rước, trông rất uy nghi, trang trọng cùng tiến về cồn Thần.
Trong âm thanh vang dậy trời đất của tiếng trống, tiếng chiêng và nhã nhạc, dưới ánh sáng bập bùng của những ngọn đuốc trong buổi sáng tinh mơ, đám rước đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp trên con đường làng.
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong ngày hội Mục Đồng
Khi mặt trời đã lên khỏi ngọn tre cũng chính là lúc lễ vừa xong. Mọi người lại quay trở về với cuộc sống thường ngày , nhưng trong lòng họ đã dấy lên một niềm tin rằng: năm nay vụ mùa sẽ bội thu.
Lễ hội rước mục đồng diễn ra rất ấm áp và rực rỡ sắc màu với dòng người bình dị, những trò vui dân gian hấp dẫn, những màn trình khó quên của trẻ chăn trâu lại càng khiến khách du lịch càng thêm say lòng.
Bài viết về Đà Nẵng liên quan
- Phục dựng lại Lễ hội mục đồng tại Đà Nẵng
(lehoi.org) - Từ xa xưa theo lệ 3 năm một lần, Lễ rước Mục Đồng được dân làng Phong Lệ tổ chức để tôn vinh trẻ chăn trâu và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. ...
- Lễ hội Vu Lan báo hiếu ở động Âm Phủ - Ngũ Hành Sơn năm 2018
Lễ hội Vu Lan báo hiếu năm 2018 được UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Ngũ Hành Sơn tổ chức trước động Âm Phủ dưới chân núi Thủy Sơn thuộc khu danh thắng...
- Hơn 100 người đẹp đồng diễn Flashmob bikini trên bãi biển Đà Nẵng
Chiều 16/6, hơn 100 người đẹp có màn trình diễn flashmob bikini sôi động tại Công viên Biển Đông, Đà Nẵng thu hút người dân và du khách theo dõi. Màn trình diễn kéo dài hơn 30 phút với thông điệp "Hãy...
- Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Đà Nẵng 2018
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Đà Nẵng diễn ra từ 1-26/5 song song với lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF). Những màn trình diễn khinh khí cầu đa sắc trên bầu trời Đà Nẵng sẽ là kỷ niệm đáng nhớ với du khách...
-
- Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018 sẽ diễn ra trong 2 tháng hè
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018 (Da Nang International Firework Festival – DIFF 2018) với chủ đề "Huyền thoại những cây cầu" diễn ra từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/2018. Đây là một trong những lễ hội...
- Hoạt động văn hóa - lễ hội dọc bờ sông Hàn tại Đà Nẵng
Hoạt động văn hóa - lễ hội dọc bờ sông Hàn năm 2018 nhằm tạo môi trường sinh hoạt văn hóa tại hai tuyến đường bờ sông Hàn; góp phần vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại...
- Lễ hội hoa Sun World Ba Na Hills 2018 tại Đà Nẵng
Lễ hội hoa Sun World Ba Na Hills 2018 là lễ hội hoa tưng bừng sắc màu của hàng trăm loài hoa đua nhau khoe sắc cùng nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa Sun World Ba Na Hills diễn...
- Liên hoan làng nghề truyền thống xứ Quảng năm 2017
Hướng tới kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ XIII (23/11/2004-23/11/2017), tại Bảo tàng Đà Nẵng diễn ra liên hoan làng nghề truyền thống Xứ Quảng lần đầu tiên. Làng nghề nón lá Duy Xuyên...
- Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017
Diễn đán hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 (Tuần lễ Cấp cao APEC) được tổ chức từ ngày 6-11/11 với sự tham gia của lãnh đạo 21 nền kinh tế và đại diện các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Tuần...
-
- Lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được tổ chức trang nghiêm ngày 19/2, 19/6, 19/9 âm lịch hàng năm. Đây là 3 ngày vía quan trọng nhất trong năm của Phật tử khắp nơi trên cả nước. Lễ vía Đức Quán Thế Âm là...
- Lễ hội Bia B’estival tại Đà Nẵng
Lễ hội Bia B’estival là một lễ hội bia lớn nhất Việt Nam được tổ chức tại Sun World Ba Na Hills ở Đà Nẵng. Lễ hội Bia B’estival tại Đà Nẵng Năm 2017, lễ hội Bia B’estival sẽ có có thêm...
- Hoành tráng lễ hội đếm ngược đón năm mới 2013 tại Đà Nẵng
Đúng vào 0g00 ngày mùng 1 tháng 1 năm 2013, tháp pháo hoa 9 tầng đã bừng sáng rực rỡ sắc màu tại lễ hội đếm ngược Countdown Party 2012 với chủ đề là “Tôi yêu Đà Nẵng”, chào đón năm mới 2013 chính thức...
- Tưng bừng lễ hội Quán Thế Âm, Đà Nẵng 2012
(lehoi.org)- Từ tối 9/3 tới 11/3 (tức từ 17/2 tới 19/2 Âm lịch) hàng nghìn phật tử, người dân Đà Nẵng và đông đảo du khách thập phương đã đổ về chùa Quán Thế Âm, quận Ngũ...
- Những lễ hội được mong chờ nhất tháng 4
(lehoi.org)- Tháng 4 này hứa hẹn mang đến cho những người yêu du lịch những bữa tiệc văn hóa đặc sắc. Đó là Festival Huế nơi lắng đọng hồn Việt, là Carnaval Hạ Long rực rỡ sắc...
- Tập hợp ảnh đặc sắc đêm lễ hội pháo hoa Đà Nẵng
(lehoi.org) - Đêm ngày 29 tháng 4, ba đội tuyển Canada, Trung Quốc và Việt Nam đã có màn trình trình diễn pháo hoa vô cùng ấn tượng trên nền trời Đà Nẵng thu hút hàng chục nghìn người vào xem ở bên sông...
- Đêm Đà Nẵng được thắp sáng bởi hàng ngàn quả pháo hoa
(lehoi.org)- Đêm 30/4, đêm kết thúc Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012 (DIFC 2012) đã diễn ra sôi động với màn trình diễn âm thanh và ánh sáng rực rỡ tới...
Ghi chú bài viết Lễ rước Mục Đồng tại Đà Nẵng
Từ khóa:
Lễ rước Mục Đồng tại làng Phong Lệ, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, tp.Đà Nẵng, là một hội dành cho những đứa trẻ chăn trâu và thường tổ chức 3 năm một lần. Lễ...