Đón lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tại Cà Mau

(lehoi.info)- Đã thành thông lệ, ngày 16/3 (tức ngày 16/2 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc lại tưng từng khai hội. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng của người dân vùng biển.

Rực rỡ lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau
Rực rỡ lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau

Diễn ra trong 4 ngày từ 13-16/3, nhưng chính hội là ngày 16/3 (tức ngày 16/2 âm lịch). Trong ngày này, ngư dân Sông Đốc thiết lập hương đăng, trà quả để nghinh Ông thể hiện lòng tôn kính vị “phúc thần Nam Hải”, cầu mong một năm quốc thái dân an, ra khơi gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa. Đây là một trong những lễ hội thu hút hàng chục ngàn người dân địa phương và du khách đến tham quan, đặc biệt hết sức quan trọng với ngư dân đánh bắt hải sản trong tỉnh Cà Mau.

Nhân dân sống tại thị trấn Sông Đốc nằm gần cửa biển, đa số sống bằng nghề đánh bắt nên cá Ông được xem như một vị thần linh có công giúp ngư dân thoát nạn, cứu độ thuyền bè. Bởi thế, từ năm 1925, ngư dân đã cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng. Từ đó mà hàng năm Lễ hội được tổ chức và trở thành một ngày hội dân gian truyền thống, một sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đậm chất tín ngưỡng của ngư dân vùng biển. Năm nay cũng là năm thứ 89 ngư dân Sông Đốc tổ chức hoạt động tâm linh này.

Vào ngày hội, hàng trăm tàu vận tải, tàu buôn, tàu đánh cá cùng ghe thuyền bắt đầu kéo đến neo đậu. Trên bến dưới thuyền, trên các nẻo đường, ngư dân đổ về dự lễ tế tại Lăng Ông. 

Quang cảnh lễ Nghinh Ông sông Đốc Cà Mau 
Quang cảnh lễ Nghinh Ông sông Đốc Cà Mau 

Đi đầu đoàn rước trong lễ Nghinh Ông là lân, trống; tiếp theo là Long Đình, chánh vạn, chánh chủ, đại biểu các chức sắc, học trò lễ, đội phi tần, cung nữ và bà con nhân dân. Đoàn lễ bắt đầu lên thuyền và rời bến hướng về cửa biển. Sau khi làm lễ, tàu tiến ra khơi khoảng 10km thì đoàn thuyền quy về lăng và tiếp tục tế lễ. 

Nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra ngay trước ngày lễ hội như: hội chợ thương mại, biểu diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền bãi biển,… đã được tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Đồng thời, huy động nhiều cơ quan chức năng, phối hợp nhằm bảo đảm an ninh trật tự cho lễ hội diễn ra vui tươi và an toàn./.

Bài viết về Cà Mau liên quan

  • Lễ hội Nghinh Ông tại Cà MauẢnh Lễ hội Nghinh Ông tại Cà Mau
    Nghinh Ông là một lễ hội cổ truyền lớn nhất ở tỉnh Cà Mau. Lễ hội này có nguồn gốc bắt nguồn từ một nghi lễ của người Chăm và được người Việt tiếp thu say đó phát triển thành lễ hội như ngày nay. Nghinh...
  • Rất nhiều Lễ hội đã được tổ chức trong năm 2010 ở khu vực Tây Nam BộẢnh Rất nhiều Lễ hội đã được tổ chức trong năm 2010 ở khu vực Tây Nam Bộ
    (lehoi.org) - Vừa qua, tại Thành phố Cà Mau đã diễn ra Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua ngành VHTTDL thuộc 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ. Năm 2010 là một năm có rất nhiều nội dung hoạt độ Festival...
  • Tết Chol Chnam Thmây: Bình yên, no ấm đến với mọi nhàẢnh Tết Chol Chnam Thmây: Bình yên, no ấm đến với mọi nhà
    Tết Chol Chnam Thmây của đồng bào người dân tộc Khmer thường được ấn định vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm. Đó chính là thời điểm giao mùa, tiết trời thanh trong, gió mát. Kết thúc năm cũ cũng đồng...
  • Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu tại Cà MauẢnh Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu tại Cà Mau
    Hàng năm, Lễ hội vía Bà được tổ chức vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, tại ngôi Chùa Bà Thiên hậu ở ấp Cái Rắn thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Người dân đang tiến hành tế lễ trong...
  • Lễ Kỳ Yên đình thần Tân Hưng tại Cà MauẢnh Lễ Kỳ Yên đình thần Tân Hưng tại Cà Mau
    Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 và 11 tháng 5 âm lịch, người dân Tân Hưng và rât nhiều khách xem hội ở nhiều nơi khác từ trong và ngoài tỉnh lại nô nức về xem hội Kỳ yên, lễ cúng thần linh được cử...

Ghi chú bài viết Đón lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tại Cà Mau

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Đón lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tại Cà Mau, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên ngày 16/3 (tức ngày 16/2 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc lại tưng từng khai hội. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang...