Lễ hội Nghinh Ông tại Cà Mau

Thời gian: 14/2- 16/2 Âm lịch
Nghinh Ông là một lễ hội cổ truyền lớn nhất ở tỉnh Cà Mau. Lễ hội này có nguồn gốc bắt nguồn từ một nghi lễ của người Chăm và được người Việt tiếp thu say đó phát triển thành lễ hội như ngày nay. Nghinh Ông là dịp để những người dân biển tưởng nhớ về công ơn của loài cá Voi, loài cá được ngư dân tôn là vị thần Đại tướng quân Nam Hải vì đã không ít lần chúng đã cứu giúp ngư dân đi biển vượt qua những cơn sóng to gió lớn, với mong ước bắt được nhiều tôm, cá và cũng là cầu những điềm lành đến cho mọi người. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày kể từ ngày 14 đến 16 tháng Hai âm lịch hàng năm,  tại thị trấn Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau.

Hàng trăm thuyền ra khơi nghinh Ông
Hàng trăm thuyền ra khơi nghinh Ông

Ngày 15 là ngày chính hội, nghi lễ chính sẽ được bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều. Chủ lễ và ban trị sự lăng sẽ ăn mặc trang trọng để thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), lư sẽ được 8 học trò lễ khiêng đi theo hầu. Những học trò lễ được lựa chọn thường là thiếu nữ  là con em ngư dân ở vùng Sông Đốc. Các đội cờ ngũ sắc, trống lân, đội binh khí: kiếm, kích, đoàn múa mâm, bát xà mâu… đều phải mặc lễ phục và xếp thành hai hàng có khi hàng dài từ chánh điện ra đến ngoài sân. Khi đoàn diễu hành bắt đầu cũng là lúc bà con trong vùng nhập vào đoàn cùng đi. Trong khin đó, dưới bến sông, hàng trăm tàu thuyền đánh cá của  ngư dân trong vùng và các tỉnh khác đã được trang trí cờ hoa đang chờ đoàn lễ để tiến ra khơi làm lễ.

Chủ lễ sẽ trực tiếp rước lư hương lên một con tàu to nhất và trang trí rất lộng lẫy (có khi là tàu được kết từ 3 con tàu lại). Tàu này phải do chức sắc Lăng Ông cùng ngư phủ lựa chọn. Sau khi đoàn lễ ra tới cửa biển sẽ có nhiều tàu khác nhập vào đoàn diễu hành. Hàng trăm con tàu với đủ mọi kích cỡ, công suất và được trang trí nhiều kiểu khác nhau, đã tạo ra một khung cảnh sống động, đầy màu sắc. Tiếng sóng nước hòa lẫn với tiếng động cơ ầm ầm vang rộn cả một vùng biển.

Lễ hội Nghinh Ông tại Cà Mau
Lễ hội Nghinh Ông tại Cà Mau

Trên đường diễu hành nếu đoàn gặp được cá Ông phun nước (Ông dội) thì đoàn sẽ quay trở về đất liền ngay. Nếu không gặp được Ông thì đoàn tàu sẽ tiếp tục ra khơi để chủ lễ vái đọc những lời nguyện cầu. Thường thì khi đoàn ra biển nơi cách đất liền 1- 2 hải lý, chủ lễ sẽ tiến hành làm lễ “xin keo”. Nếu xin được keo tức là đã gặp được “Ông” và khấn rước “Ông” về. Tại Lăng vẫn tiếp tục diễn ra nhiều nghi lễ, cúng bái cho đến tận khuya.

Cũng như các nơi khác, lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc cũng là một lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hoà, ngư dân gặp may mắn, làm ăn được phát đạt, dân làng được bình an. Lễ tế được tổ chức với qui mô khá lớn, có tới hàng chục ngàn người trong và ngoài tỉnh về cúng viếng, xem hội. Trong đó, nhiều ngư phủ ở các tỉnh miền Trung và phía Nam cũng nhớ ngày về dự.

Lễ hội Nghinh Ông được bắt nguồn từ một nghi lễ của người Chăm
Lễ hội Nghinh Ông được bắt nguồn từ một nghi lễ của người Chăm

Bài viết về Cà Mau liên quan

  • Đón lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tại Cà MauẢnh Đón lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc tại Cà Mau
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên ngày 16/3 (tức ngày 16/2 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc lại tưng từng khai hội. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm tín ngưỡng và...
  • Rất nhiều Lễ hội đã được tổ chức trong năm 2010 ở khu vực Tây Nam BộẢnh Rất nhiều Lễ hội đã được tổ chức trong năm 2010 ở khu vực Tây Nam Bộ
    (lehoi.org) - Vừa qua, tại Thành phố Cà Mau đã diễn ra Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua ngành VHTTDL thuộc 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ. Năm 2010 là một năm có rất nhiều nội dung hoạt độ Festival...
  • Tết Chol Chnam Thmây: Bình yên, no ấm đến với mọi nhàẢnh Tết Chol Chnam Thmây: Bình yên, no ấm đến với mọi nhà
    Tết Chol Chnam Thmây của đồng bào người dân tộc Khmer thường được ấn định vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm. Đó chính là thời điểm giao mùa, tiết trời thanh trong, gió mát. Kết thúc năm cũ cũng đồng...
  • Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu tại Cà MauẢnh Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu tại Cà Mau
    Hàng năm, Lễ hội vía Bà được tổ chức vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, tại ngôi Chùa Bà Thiên hậu ở ấp Cái Rắn thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Người dân đang tiến hành tế lễ trong...
  • Lễ Kỳ Yên đình thần Tân Hưng tại Cà MauẢnh Lễ Kỳ Yên đình thần Tân Hưng tại Cà Mau
    Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 và 11 tháng 5 âm lịch, người dân Tân Hưng và rât nhiều khách xem hội ở nhiều nơi khác từ trong và ngoài tỉnh lại nô nức về xem hội Kỳ yên, lễ cúng thần linh được cử...

Ghi chú bài viết Lễ hội Nghinh Ông tại Cà Mau

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Nghinh Ông tại Cà Mau, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Nghinh Ông là một lễ hội cổ truyền lớn nhất ở tỉnh Cà Mau. Lễ hội này có nguồn gốc bắt nguồn từ một nghi lễ của người Chăm và được người Việt tiếp thu say...