Lễ hội Mbăng Katê của người Chăm tại Bình Thuận

Lễ hội Mbăng Katê của đồng bào người Chăm, là một lễ hội có quy mô lớn và  đã được duy trì từ khá lâu. Đây cũng chính là dịp để đồng bào Chăm tưởng nhớ lại công lao của các anh hùng liệt sĩ, nữ thần Pô Nagar, các vị thần linh, và các vị vua đã khai mở nền nông nghiệp như Poo Rômê, Pô Klông Girai đã được thần hóa và cúng ông bà, tổ tiên. Lễ Mbăng Katê diễn ra vào đầu tháng 7 theo lịch của người Chăm, tại các tháp,  lăng Pô Klông Mơnai (Phan Rí) và các hộ gia đình tự tổ chức lễ cúng tổ tiên trong suốt 3 ngày.

Lễ hội Mbăng Katê của người Chăm tại Bình Thuận
Lễ hội Mbăng Katê của người Chăm tại Bình Thuận

Lễ hội Mbăng Katê được tổ chức rất long trọng, các già làng của người Raglai sinh sống ở khu Đông Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa sẽ dẫn các đoàn người xuống đây để tham gia tổ chức lễ. Vào những năm người dân được mùa, đoàn người Raglai xuống dự lại càng đông hơn. Họ mang theo cả vương miện, y phục của đức vua Chăm cùng các bảo vật và nhiều phẩm vật dâng cúng cùng quy tụ về lăng, tháp để dâng lễ vật lên các thần. Ông Jơngưi là người dẫn đầu đoàn người Raglai về dự lễ.

Người chủ lễ là thầy Cả Pasêh và cùng với sự trợ giúp của các ông Chăm như: ông Kadhar là thầy kéo đàn Kanhi và phụ trách hát lễ ca, ông Muk Pajâu là người dâng lễ vật.

Vào đêm cuối của tháng 6, ông thầy Cả Pasêh cùng các thành viên trong ban lễ sẽ làm lễ tại Danok, họ để xin được thỉnh lễ phục và đưa các đồ lễ đã chuẩn bị lên lăng, tháp. Vật phẩm dâng cúng gồm có rượu, trứng gà, bánh, trái cây, trầu. Sau khi ông chủ lễ khấn xong, ông Kadhar cũng bắt đầu kéo đàn và hát để ca ngợi công đức của các nhà vua và các vị anh hùng. Ông Muk Pajâu là người chịu trách nhiệm dâng lễ vật. Sau đó, các ông Chăm nay cùng ông Jơngưi sẽ bước lên khấn mừng thần. Những người đi theo sẽ khấn cầu theo ý nguyện của mình, sau khi khấn xong sẽ đến màn múa dâng lễ. Lễ thỉnh y phục diễn ra rất lâu, thường kéo dài đến đêm khuya mới chấm dứt.

Người Chăm múa hát rộn ràng trong ngày hội Mbăng Katê
Người Chăm múa hát rộn ràng trong ngày hội Mbăng Katê

Sáng ngày hôm sau, lễ rước y phục của nhà vua từ dank (nơi để đồ lễ của nhà vua) lên tháp, lăng sẽ được cử hành. Phần lễ và phần hội được cử hành song song, theo một trình tự đã định sẵn như: lễ mở cửa tháp Pơh Yang để đoàn lễ vào trong, lễ tẩy uế tượng của vua Pamưnay Yang, lễ dâng lễ phục lên vua... Ông Kadhar sẽ hát lễ ca, theo sau sẽ có một đoàn thiếu nữ, họ vừa đi vừa múa quạt trong nền nhạc rộn ràng và tươi vui... Vì thế cuộc lễ có lúc cũng kéo dài vài tiếng đồng hồ. Trong khi đó, khách đến hành lễ sẽ tập hợp từng nhóm quanh khuôn viên đền tháp: Chỗ này hát lễ, chỗ kia cầu kinh, người thì dâng cúng, chỗ thì đàn hát, ngâm thơ... Ai đói thì sẽ soạn đồ ăn mang theo và ăn tại chỗ. Có chỗ thì những người lâu ngày mới gặp nhau, họ tập hợp lại với nhau lại để hàn huyên... một số thiếu nữ lại đến để xin chữ nghĩa của thần... Vào khoảng 3 đến 4 giờ chiều thì lễ cúng ở lăng, tháp sẽ kết thúc. Các đoàn người lần lượt rời khỏi lăng, tháp trở về các xóm, các làng... Những người Chăm tín ngưỡng Bà La Môn bắt tay vào công việc tổ chức thờ cúng ông bà, tổ tiên tại nhà. Lúc này, người ta đến thăm viếng nhau, họ cùng vui chơi, vag làm những món ăn đặc trưng của dân tộc để đãi khách. Nhiều trò vui chơi cũng được tổ chức rất sôi động, đã lôi cuốn nhiều người tham dự... cứ như thế cuộc vui chơi đã diễn ra trong 3 ngày liền.

Nếu có dịp, bạn hãy về Phan Rí một lần để được chiêm ngưỡng nét đẹp trong lễ hội Mbăng Katê và được thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Chăm.

Lễ hội Mbăng Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào người Chăm
Lễ hội Mbăng Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào người Chăm

Bài viết về Bình Thuận liên quan

1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Mbăng Katê của người Chăm tại Bình Thuận

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Mbăng Katê của người Chăm tại Bình Thuận, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Mbăng Katê của đồng bào người Chăm, là một lễ hội có quy mô lớn và đã được duy trì từ khá lâu. Đây cũng chính là dịp để đồng bào Chăm tưởng nhớ lại...