Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn

Thời gian: 10/1 Âm lịch
Lễ hội Lồng tồng (còn được gọi với cái tên lễ xuống đồng)-  là một lễ hội quan trọng bậc nhất của người dân Bắc Kạn vào dịp đầu năm mới. Lễ hội này gắn liền với nền nông nghiệp của nước ta, và được tổ chức để gửi gắm những mong ước của người nông dân với mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối được tốt tươi, mùa màng bội thu. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa, phong phú và đa dạng của người dân Bắc Kạn. Lễ hội Lồng tồng Ba Bể đã trở nên nổi tiếng ở Việt Bắc từ rất lâu. Sau hàng chục năm bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh, và bởi vì cách nhìn phiến diện của một thời về văn hóa lễ hội và các tín ngưỡng dân gian, nên kể từ năm 1995, Hội này mới được khôi phục hoàn toàn và được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 1 âm lịch hàng năm, diễn ra tại ven hồ Ba Bể, bên dưới chân núi Bó Lù, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn..

Tiết mục múa rồng trong lễ hội Lồng tồng
Tiết mục múa rồng trong lễ hội Lồng tồng

Lễ hội Lồng tồng của người Bắc Kạn gồm nhiều nghi thức và thành phần lễ hội diễn ra rất sinh động. Đây thật sự là ngày hội của mọi người, moik nhà, vì nhà nhà đều tham gia làm lễ. Và mỗi nhà cũng có một mâm cúng riêng. Trên mâm cúng sẽ có một con gà trống luộc, có cặp bánh chưng (mon hua) được gói bằng lá dong; thịu luộc, có thịt lợn nạc; trứng gà luộc nhuộm phẩm màu với bốn màu vàng - đỏ - tím - xanh. Xôi đỏ là tượng trưng cho mặt trời, xôi vàng là tượng trưng cho mặt trăng, trên mỗi đĩa xôi còn có một con chim én được làm bằng giấy đỏ đậu trên, với biểu tượng của mùa xuân, như để gửi gắm những mong ước về sự no ấm, sự sinh sôi nảy nở và cuộc sống an lành của những người dân nơi đây. Vào buổi sáng diễn ra lễ hội Lồng tồng, các gia đình trong bản sẽ tổ chức lễ hội cùng nhau, họ sẽ đội mâm cúng ra thửa ruộng lớn nhất trên một cánh đồng của bản. Các mâm cúng sẽ được xếp lần lượt thành từng hàng, mâm trên cùng là mâm cỗ cúng của thầy mo già được coi là mâm kính trọng nhất trong vùng và cũng là người đứng ra chủ trì lễ hội.

Tung gòn là một nghi thức quan trọng trong Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn
Tung gòn là một nghi thức quan trọng trong Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn

Mọi người sẽ đứng thành vòng tròn quanh mâm cúng. Khi những nén hương đã được thắp lên, thầy mo sẽ đọc bài khấn, tiếp đến ông sẽ thực hiện các nghi thức cầu cúng, cầu thần Nông,  lễ tạ thiên địa, thần Phục Hy, Thủy thần, Sơn thần (những vị thần chi phối việc trồng trỉa) và thành hoàng làng (vị thần bảo hộ cho nhân dân trong làng) phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bản làng được bình yên, no ấm... Các cô gái đẹp nhất trong vùng sẽ được chọn ra để dâng nước cúng được đựng trong các vỏ của quả bầu. Đây được xem là nước thiêng, phải được lấy từ đầu nguồn. Sau đó, thầy mo ngửa mặt lên trời, tay bưng các "nậm" nước thiêng của các mâm cúng lên cao và cầu mong nước từ "mương trời" tưới về khắp trần gian, cho ruộng nương được tươi tốt. Khấn xong, thầy mo sẽ tưới nước ra khắp bốn phương trời và mọi người cùng nhau hứng nước này với mong muốn được hưởng phúc...

Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn là một trong những lễ hội lớn của Việt Nam
Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn là một trong những lễ hội lớn của Việt Nam

Sau phần nghi lễ sẽ đến phần hội, được mở đầu bằng lễ hội tung còn. Những quả còn thường được khâu bằng vải, bên trong có chứa hạt thóc, hạt bông được nén rất chặt, bên ngoài có các tua ngũ sắc, được các nam thanh nữ tú ném qua vòng tròn trên ngọn cây nêu. Đây chính là hai biểu tượng đặc sắc của Âm và Dương, là cái gốc của vũ trụ và vạn vật. Khi quả còn đâm thủng hồng tâm của vòng tròn treo trên cây nêu, là Âm - Dương đã giao hòa và mùa màng sẽ bội thu, cuộc sống sẽ sinh sôi. Bởi vậy, ở bất cứ lễ hội Lồng tồng nào, việc ném còn trúng vào hồng tâm cũng là một nghi thức bắt buộc và rất quan trọng, bởi đồng bào ở đây quan niệm rằng, nếu Âm - Dương không hòa hợp, thì năm ấy dân làng, bản sẽ không được may mắn, mùa màng sẽ bị thất bát. Người ném trúng hồng tâm sẽ được ban tổ chức thưởng cho một mâm cỗ đầy.

Nhưng thường thì người thắng cuộc chỉ nhận cho mình cái danh thơm, và may mắn, còn mâm cỗ thường để lại và mang ra khao làng! Một điều thú vị nữa là khi các nam thanh nữ tú bắt được quả còn của đối phương ném, thì được xem như Trời đã se duyên đôi lứa, bởi vậy, hội Lồng tồng cũng là nơi để trai gái gần xa đến tìm hiểu nhau và kết duyên vợ chồng. Sau hội tung còn sẽ tổ chức các trò chơi như đánh quay, đánh yến, bịt mắt bắt dê, kéo co... Đêm diễn ra lễ hội Lồng tồng, trai gái hát sli, hát thâu đêm suốt sáng với những lượn mời, lượn xe kết,  lượn nghênh đón, lượn mừng và lượn tạm biệt...

Người dân từ khắp nơi về Bắc Kạn tham dự Lễ hội Lồng tồng
Người dân từ khắp nơi về Bắc Kạn tham dự Lễ hội Lồng tồng

Một nét độc đáo nữa của lễ hội Lồng tồng Ba Bể là bà con tham gia hội không chỉ để chơi đầu xuân, mà còn là đi bán những món nông sản do nhà mình tự trồng được, khiến hội Lồng tồng có thêm mầu sắc của hội chợ nông sản.

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể thực sự là nét đẹp văn hóa truyền thống giàu bản sắc, đa dạng trong hình thức hoạt động, đã tạo nên sức hút với nhiều du khách thập phương.

Bài viết về Bắc Kạn liên quan

  • Rộn ràng lễ hội Lồng Tồng tại Bắc KạnẢnh Rộn ràng lễ hội Lồng Tồng tại Bắc Kạn
    (lehoi.org) - Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng)- là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm...
  • Pác Nặm nhiều lễ hội xuân đã được tổ chứcẢnh Pác Nặm nhiều lễ hội xuân đã được tổ chức
    Trong những ngày đầu xuân tại các địa phương ở trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đang nô nức với các lễ hội đầu năm. Các hoạt động này đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi để chuẩn bị bước...
  • Vui hội Lồng Tồng Hà Vị tại Bắc KạnẢnh Vui hội Lồng Tồng Hà Vị tại Bắc Kạn
    (lehoi.org)- Ngày 11 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 2/2/2012) tại cánh đồng Nà Phả, thôn Nà Cà, tỉnh Bắc Kạn, người dân trên địa bàn huyện Bạch Thông lại tưng bừng tổ chức lễ hội Lồng Tồng...
  • Bắc Kạn dẹp trò leo cây chuối trong lễ hội xuân sau khi nam thanh niên ngã trọng thươngẢnh Bắc Kạn dẹp trò leo cây chuối trong lễ hội xuân sau khi nam thanh niên ngã trọng thương
    Tại hội xuân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, nam thanh niên liều mình leo cây chuối giành phần thưởng 150.000 đồng bị ngã trọng thương. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã chặt...
  • Lễ hội Mù Là tại Bắc KạnẢnh Lễ hội Mù Là tại Bắc Kạn
    Lễ hội Mù Là là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông diễn ra trong hai ngày 3-4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Mù Là là địa danh nổi tiếng, cơ sở cách mạng đầu tiên của...
  • Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ tỉnh Bắc KạnẢnh Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ tỉnh Bắc Kạn
    Cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta, đến nay người Sán Chỉ ở Bắc Kạn vẫn lưu giữ tập tục tổ chức lễ trưởng thành cho con trai khi bước vào độ tuổi từ 10-16. Chỉ khi thực hiện xong lễ...
  • Hội chợ truyền thống Xuân Dương tỉnh Bắc KạnẢnh Hội chợ truyền thống Xuân Dương tỉnh Bắc Kạn
    Đã trở thành thông lệ, hàng năm hội chợ truyền thống Xuân Dương chỉ họp một ngày duy nhất vào ngày 25 tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao đang...
  • Hội xuân hồ Ba Bể tỉnh Bắc KạnẢnh Hội xuân hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
    Hội xuân hồ Ba Bể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Mông, Dao được tổ chức ngày 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Hội xuân hồ Ba Bể hàng năm thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương tham...
  • Lễ hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc KạnẢnh Lễ hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
    Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn có một truyền thuyết rất cảm động về tình yêu đôi lứa. Ngày xưa, ở thôn Pác Sen, có hai vợ chồng thương yêu nhau hết mực. Khi mùa vụ sắp tới, vợ chồng cùng nhau ra...
  • Rộn ràng hội xuân thị xã Bắc KạnẢnh Rộn ràng hội xuân thị xã Bắc Kạn
    Ngay từ sáng sớm, già trẻ, gái trai trên khắp các nẻo đường nô nức cùng nhau đi hội xuân. Hội xuân thị xã Bắc Kạn năm nay thu hút đông đảo người dân trong vùng và các địa phương lân cận...
  • Tưng bừng Lễ hội xuân Ba Bể tại Bắc KạnLeHoi.info
    (lehoi.org)- Lễ hội xuân Ba Bể, lễ hội xuân lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn đã tưng bừng khai mạc tại bãi Bó Lù, xã Nam Mẫu với sự tham gia của đại diện chính quyền tỉnh và đông đảo...
  • Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”Ảnh Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
    (lehoi.org)- Ngày 1/11, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức buổi Họp báo giới thiệu chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc...
  • Khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”Ảnh Khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”
    (lehoi.org)- Tối 7/11/2011, Lễ khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” đã được tưng bừng tổ chức tại Quảng trường Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn với nhiều tiết mục biểu diễn văn...
  • Nô nức trẩy hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc KạnẢnh Nô nức trẩy hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
    (lehoi.org)- Hàng năm, cứ vào ngày 25/3 âm lịch, hội Chợ tình Xuân Dương (Bắc Kạn) lại được tổ chức trong không khí náo nhiệt. Những người đến đây để ôn lại những kỷ niệm cũ, mong tìm...
  • Hội xuân Ba Bể - Bắc Kạn 2012Ảnh Hội xuân Ba Bể - Bắc Kạn 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, cứ vào mùng 10 và 11 tháng Giêng hàng vạn người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn và du khách thập phương lại nô nức trảy hội xuân Ba Bể. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất...

Ghi chú bài viết Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Lồng tồng tại Bắc Kạn, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Lồng tồng (còn được gọi với cái tên lễ xuống đồng)- là một lễ hội quan trọng bậc nhất của người dân Bắc Kạn vào dịp đầu năm mới. Lễ hội này gắn liền...