Lễ hội chọi bò hồ Ba Bể tại Bắc Kạn
Chọi bò bắt đầu được tổ chức từ năm 1997 ở Ba Bể và đã được duy trì hằng năm từ đó cho đến nay. Mục đích chính của hội chọi bò là thể hiện tình yêu thương và nghệ thuật chăm sóc bò của những người chăn nuôi bò.
Để đạt được tiêu chuẩn để tham gia thi đấu tại lễ hội chọi bò này, còn bò chọi phải được tuyển chọn hết sức cẩn thận từ các bản làng của người Mông. Những chú bò mộng khỏe có sừng nhọn, vó cao, tai to… sẽ được tuyển chọn vào thi đấu.
Lễ hội chọi bò hồ Ba Bể nét đẹp văn hóa của đồng bào người Mông ở tỉnh Bắc Kạn
Từ sáng sớm, các chú bò mộng đã được chủ của mình dắt ra một đấu trường bằng phẳng, nơi có phủ đầy cỏ non. Hình thức thi đấu là đấu vòng tròn, con nào thắng nhiều đối thủ nhất sẽ chiến thắng. Trong một trận đấu, con bò nào bỏ chạy thì xem như đã thua.
Để cho hai con bò húc nhau, khi dắt bò vào sới, ngoài việc để hai con đứng sát nhau, các chủ bò còn phải khui bò để kích thích máu chiến đấu của các chú bò.
Theo kinh nghiệm thi đấu bò của đồng bào người Mông. Do bản tính vốn hiền lành của loài bò, thường không hung dữ như loài trâu nên mỗi khi tham gia thi đấu không được cho chúng làm quen với nhau. Nếu chúng mà quen nhau thì sẽ không húc nhau vì vậy người Mông đã nghĩ ra mẹo bôi rượu vào yếm của bò để nó hăng chiến đấu hơn.
Một điều khác biệt nữa giữa chọi bò và chọi trâu là: nếu những con trâu trước khi chọi thường được chăm sóc rất cẩn thận thì những con bò chọi lại vẫn phải đi cày, đi bừa ruộng nương như ngày thường trước khi ra trận.
Hai chú bò đang tranh tài trong lễ hội chọi bò hồ Ba Bể tại Bắc Kạn
Trước khi vào cuộc chọi, bò sẽ được đánh số thứ tự. Sau đó Bò sẽ được dắt vào sới chọi. Để chúng húc nhau, người ta phải lấy gậy để chọc (khui bò) và thoa rượu vào yếm của con bò để kích thích máu chiến đấu của nó.
Dạo đầu cuộc đấu sẽ chỉ là màn khiêu khích bằng mắt giữa hai con bò, nhưng sau đó cả hai sẽ tỉ thí sức lực bằng cách chọc những chiếc sừng nhọn hoắc vào nhau. Luật chọi bò quy định rằng con bò nào bỏ chạy hoặc bị húc ngã thì xem như đã thua cuộc và bị loại. Khác với chọi trâu, các con bò thắng cuộc hay thua cuộc đều được chăm sóc, nuôi dưỡng để phục vụ cho việc đồng áng, nương rẫy./.
Bài viết về Bắc Kạn liên quan
- Bắc Kạn dẹp trò leo cây chuối trong lễ hội xuân sau khi nam thanh niên ngã trọng thương
Tại hội xuân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, nam thanh niên liều mình leo cây chuối giành phần thưởng 150.000 đồng bị ngã trọng thương. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã chặt...
- Lễ hội Mù Là tại Bắc Kạn
Lễ hội Mù Là là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông diễn ra trong hai ngày 3-4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Mù Là là địa danh nổi tiếng, cơ sở cách mạng đầu tiên của...
- Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ tỉnh Bắc Kạn
Cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta, đến nay người Sán Chỉ ở Bắc Kạn vẫn lưu giữ tập tục tổ chức lễ trưởng thành cho con trai khi bước vào độ tuổi từ 10-16. Chỉ khi thực hiện xong lễ...
- Hội chợ truyền thống Xuân Dương tỉnh Bắc Kạn
Đã trở thành thông lệ, hàng năm hội chợ truyền thống Xuân Dương chỉ họp một ngày duy nhất vào ngày 25 tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao đang...
-
- Hội xuân hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Hội xuân hồ Ba Bể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Mông, Dao được tổ chức ngày 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Hội xuân hồ Ba Bể hàng năm thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương tham...
- Lễ hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn có một truyền thuyết rất cảm động về tình yêu đôi lứa. Ngày xưa, ở thôn Pác Sen, có hai vợ chồng thương yêu nhau hết mực. Khi mùa vụ sắp tới, vợ chồng cùng nhau ra...
- Rộn ràng hội xuân thị xã Bắc Kạn
Ngay từ sáng sớm, già trẻ, gái trai trên khắp các nẻo đường nô nức cùng nhau đi hội xuân. Hội xuân thị xã Bắc Kạn năm nay thu hút đông đảo người dân trong vùng và các địa phương lân cận...
- Tưng bừng Lễ hội xuân Ba Bể tại Bắc Kạn
(lehoi.org)- Lễ hội xuân Ba Bể, lễ hội xuân lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn đã tưng bừng khai mạc tại bãi Bó Lù, xã Nam Mẫu với sự tham gia của đại diện chính quyền tỉnh và đông đảo...
- Rộn ràng lễ hội Lồng Tồng tại Bắc Kạn
(lehoi.org) - Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng)- là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm...
-
- Pác Nặm nhiều lễ hội xuân đã được tổ chức
Trong những ngày đầu xuân tại các địa phương ở trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đang nô nức với các lễ hội đầu năm. Các hoạt động này đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi để chuẩn bị bước...
- Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
(lehoi.org)- Ngày 1/11, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức buổi Họp báo giới thiệu chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc...
- Khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”
(lehoi.org)- Tối 7/11/2011, Lễ khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” đã được tưng bừng tổ chức tại Quảng trường Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn với nhiều tiết mục biểu diễn văn...
- Vui hội Lồng Tồng Hà Vị tại Bắc Kạn
(lehoi.org)- Ngày 11 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 2/2/2012) tại cánh đồng Nà Phả, thôn Nà Cà, tỉnh Bắc Kạn, người dân trên địa bàn huyện Bạch Thông lại tưng bừng tổ chức lễ hội Lồng Tồng...
- Nô nức trẩy hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
(lehoi.org)- Hàng năm, cứ vào ngày 25/3 âm lịch, hội Chợ tình Xuân Dương (Bắc Kạn) lại được tổ chức trong không khí náo nhiệt. Những người đến đây để ôn lại những kỷ niệm cũ, mong tìm...
- Hội xuân Ba Bể - Bắc Kạn 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, cứ vào mùng 10 và 11 tháng Giêng hàng vạn người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn và du khách thập phương lại nô nức trảy hội xuân Ba Bể. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất...
Ghi chú bài viết Lễ hội chọi bò hồ Ba Bể tại Bắc Kạn
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội chọi hồ Ba Bể diễn ra vào ngày mồng 10 Tết âm lịch hằng năm, tại xã Nam Mẫu thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một lễ hội truyền...