Hội xuân Phủ Thông tại Bắc Kạn
Đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc mang đậm nét văn hoá của đồng bào dân tộc Tày, đây cũng chính là dịp để các nơi trong địa bàn toàn huyện Bạch Thông và các xã giáp ranh với huyện Bạch Thông cùng giao lưu thưởng thức những sắc màu văn hoá riêng của mỗi vùng, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Trong ngày Hội (10/01 âm lịch), từ sáng sớm, từng dòng người nô nức kéo nhau về thị trấn Phủ Thông từ trên khắp các nẻo đường, những bé trai, bé gái được mặc những bộ quần áo mới đủ màu sắc, gương mặt ngây thơ nhưng cũng hớn hở theo không khí ngày hội.
Hội xuân Phủ Thông thu hút đông đảo người dân tham dự
Lễ hội xuân Phủ Thông gồm hai phần: Phần Lễ và Phần Hội
Phần Lễ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và thành kính. Đầu tiên là lễ dâng hương tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Phủ Thông, với lòng thành kính và bảy tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với công lao của các anh hùng đối với dân tộc, và cũng là dịp để người dân cầu xin một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng yên bình, gia đình hạnh phúc.
Phần Hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian phổ biến trong các lễ hội xuân ở tỉnh Bắc Kạn đó là trò Tung còn. Tung còn không chỉ là một trò chơi, mà đồng thời cũng là một nghi lễ để cầu may mắn cho năm mới. Trong ngày hội, trò Tung Còn diễn ra tại một bãi đất rộng, giữa bãi đất người ta sẽ chôn một cái cây, cây thường chọn là cây mai. Phần ngọn cây dùng một thanh tre được vót nhỏ và uốn thành một vòng tròn, sau đó dùng giấy màu dán kín lại, ở giữa có khoét một lỗ hình tròn nhỏ. Buộc vòng tròn này vào phần ngọn của cây mai đã được chôn. Thanh niên nam nữ sẽ đứng dàn ra hai bên và bắt đầu tung còn, sao cho quả còn trúng và làm thủng mảnh giấy dán kín vòng tròn trên ngọn tre, và ai đón được quả còn sẽ là người gặp nhiều may mắn. Nhìn ngắm quả còn ngũ sắc bay trên không trung khiến nhiều có cảm giác khó tả.
Một trò chơi khác cũng khá hấp dẫn, đó là trò đi cà kheo, trò này chỉ cần có hai đoạn tre có đục lỗ, đóng cá để đặt bàn chân lên. Đứng vững trên cây cà kheo cao lênh khênh đã là một việc khá khó, để đi thật nhanh về đích lại còn khó hơn rất nhiều. Trò chơi này sẽ vui nhộn hơn nếu người chơi mặc những bộ trang phục truyền thống màu sắc bắt mắt, đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy được ai về đích trước.
Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức trong ngày Hội xuân Phủ Thông
Trò chơi kéo co cũng là một tiết mục không thể thiếu trong lễ hội này. Trên sân, người ta sẽ chuẩn bị sẵn một sợi dây thừng to, chiều dài khoảng 20m để làm dây kéo, ở giữa đoạn dây thừng này có buộc một chiếc khăn màu đỏ. Các bạn trẻ sẽ chia thành hai phe đều là nữ hoặc đều là nam, có số lượng bằng nhau, sau đó nắm dây kéo sẵn sàng. Khi trống lệnh bắt đầu phát ra, mỗi người chân bên duỗi, bên co ra sức kéo phe đối phương lấn qua mốc vạch vôi. Cuộc tranh tài đua sức này diễn ra rất căng thẳng với tiếng reo hò cổ vũ nhiệt tình của những người xung quanh. Dù thắng hay thua thì tất cả đều cảm thấy vui vẻ.
Trò chơi đẩy gậy có lẽ là trò chỉ dành riêng cho những thanh niên trai tráng. Trên một khoảng đất phẳng, người ta sẽ dùng vôi để kẻ một vòng tròn. Chỉ cần một đoạn tre thẳng, được vót nhẵn hai đầu và buộc một chiếc khăn đỏ ở giữa, là trò chơi có thể bắt đầu. Đẩy gậy thực ra là cuộc phô diễn sức khỏe và sự dẻo dai của những chàng trai núi rừng. Những cánh tay với cơ bắp cuồn cuồn, những bàn chân chắc nịch, vững chãi lấy đà để đẩy đối phương lùi ra khỏi vòng đấu đã mang lại sự hồi hộp đến nghẹt thở.
Bên cạnh những trò chơi dân gian này, còn có một số trò khác như: bóng chuyền, “hái hoa dân chủ”...
Bài viết về Bắc Kạn liên quan
- Bắc Kạn dẹp trò leo cây chuối trong lễ hội xuân sau khi nam thanh niên ngã trọng thương
Tại hội xuân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, nam thanh niên liều mình leo cây chuối giành phần thưởng 150.000 đồng bị ngã trọng thương. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã chặt...
- Lễ hội Mù Là tại Bắc Kạn
Lễ hội Mù Là là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông diễn ra trong hai ngày 3-4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Mù Là là địa danh nổi tiếng, cơ sở cách mạng đầu tiên của...
- Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ tỉnh Bắc Kạn
Cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta, đến nay người Sán Chỉ ở Bắc Kạn vẫn lưu giữ tập tục tổ chức lễ trưởng thành cho con trai khi bước vào độ tuổi từ 10-16. Chỉ khi thực hiện xong lễ...
- Hội chợ truyền thống Xuân Dương tỉnh Bắc Kạn
Đã trở thành thông lệ, hàng năm hội chợ truyền thống Xuân Dương chỉ họp một ngày duy nhất vào ngày 25 tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao đang...
-
- Hội xuân hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Hội xuân hồ Ba Bể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Mông, Dao được tổ chức ngày 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Hội xuân hồ Ba Bể hàng năm thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương tham...
- Lễ hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn có một truyền thuyết rất cảm động về tình yêu đôi lứa. Ngày xưa, ở thôn Pác Sen, có hai vợ chồng thương yêu nhau hết mực. Khi mùa vụ sắp tới, vợ chồng cùng nhau ra...
- Rộn ràng hội xuân thị xã Bắc Kạn
Ngay từ sáng sớm, già trẻ, gái trai trên khắp các nẻo đường nô nức cùng nhau đi hội xuân. Hội xuân thị xã Bắc Kạn năm nay thu hút đông đảo người dân trong vùng và các địa phương lân cận...
- Tưng bừng Lễ hội xuân Ba Bể tại Bắc Kạn
(lehoi.org)- Lễ hội xuân Ba Bể, lễ hội xuân lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn đã tưng bừng khai mạc tại bãi Bó Lù, xã Nam Mẫu với sự tham gia của đại diện chính quyền tỉnh và đông đảo...
- Rộn ràng lễ hội Lồng Tồng tại Bắc Kạn
(lehoi.org) - Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng)- là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm...
-
- Pác Nặm nhiều lễ hội xuân đã được tổ chức
Trong những ngày đầu xuân tại các địa phương ở trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đang nô nức với các lễ hội đầu năm. Các hoạt động này đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi để chuẩn bị bước...
- Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
(lehoi.org)- Ngày 1/11, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức buổi Họp báo giới thiệu chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc...
- Khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”
(lehoi.org)- Tối 7/11/2011, Lễ khai mạc Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” đã được tưng bừng tổ chức tại Quảng trường Nhà Văn hóa tỉnh Bắc Kạn với nhiều tiết mục biểu diễn văn...
- Vui hội Lồng Tồng Hà Vị tại Bắc Kạn
(lehoi.org)- Ngày 11 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 2/2/2012) tại cánh đồng Nà Phả, thôn Nà Cà, tỉnh Bắc Kạn, người dân trên địa bàn huyện Bạch Thông lại tưng bừng tổ chức lễ hội Lồng Tồng...
- Nô nức trẩy hội Chợ tình Xuân Dương tại Bắc Kạn
(lehoi.org)- Hàng năm, cứ vào ngày 25/3 âm lịch, hội Chợ tình Xuân Dương (Bắc Kạn) lại được tổ chức trong không khí náo nhiệt. Những người đến đây để ôn lại những kỷ niệm cũ, mong tìm...
- Hội xuân Ba Bể - Bắc Kạn 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, cứ vào mùng 10 và 11 tháng Giêng hàng vạn người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn và du khách thập phương lại nô nức trảy hội xuân Ba Bể. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất...
Ghi chú bài viết Hội xuân Phủ Thông tại Bắc Kạn
Từ khóa:
(lehoi.org) - Hội xuân Phủ Thông thường được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm , tại thị trấn Phủ Thông thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn....