Lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi tại Thừa Thiên Huế

Hàng năm, lễ cầu mùa của người dân tộc Tà Ôi ở tỉnh Thừa Thiên-Huế được tổ chức ngay sau Tết âm lịch. Thường thì từ 3 đến 5 năm người ta mới tổ chức một lần vào các năm có những sự kiện quan trọng như: tạ ơn Yang (Trời) về việc liên tục được mùa hoặc cầu được mùa nếu mùa màng thất bát và cầu sức khoẻ...

Nghi thức trong lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi
Nghi thức trong lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi


Lễ hội thường là tiến hành trên nhà rông và trong sân chung của làng. Chủ lễ phải là một già làng cùng với 7 già làng khác tham gia phụ lễ. Lễ vật dâng cúng gồm có: cây chuối có buồng quả, mía nguyên cả cây, rượu cần, dê, trâu, gà, chuột nướng trong ống tre, xôi, cốm, gạo, cá nướng bằng que... Vật dùng để làm lễ cúng gồm có axom (một chùm sợi xoăn được tước nhỏ từ một cành hóp dùng để vẩy rượu, vẩy nước cúng lên xà nhà) và asiêu (là một khúc gỗ tròn dài khoảng 15 cm, được bổ đôi thành hai mảnh, mặt phẳng của mỗi mảnh sẽ được vẽ bùa chú trang trí) dùng để xin keo (bói âm - dương), ngoài ra còn có kiếm, khiên và dải vải gièng để phủ lên đầu của con trâu trước khi đâm.

Vào buổi sáng ngày thứ nhất của lễ hội, người ta làm lễ xin đất chôn nọc (nêu) để buộc trâu. Chủ lễ và những người phụ lễ sẽ cầm kiếm, khiên, khấn vái, sau đó người chủ lễ úp khiên xuống đất, chỗ xin nọc để buộc trâu. Đó là chỗ để dựng cây nêu chính. Khi dựng xong nọc buộc trâu, người ta tiếp tục dựng nọc buộc lợn và nọc buộc dê (cây nêu phụ), những con vật sẽ bị giết thịt để làm lễ vật cúng trời và cúng bên khô - bên nước. Các lễ vật cúng khác để cầu mùa bao gồm có: gùi lớn, gùi nhỏ (achói, até), khiên, kiếm, cồng, chiêng, ché, gạo... cùng với bánh nếp đã được bóc vỏ và cá nướng, mỗi thứ một ít. Sau những nghi thức cúng xin dựng nêu, người chủ lễ tay cầm ống tre ngắn (trong có đựng cám gạo và nước) có cắm axom vừa khấn, vừa đổ ống cám gạo xuống chân nọc buộc trâu trong tiếng tù và , cồng chiêng và tiếng hô hú. Tiếp đó, một nhóm sẽ được tách ra và đi đầu là phụ lễ tiến về phía núi, vừa đi vừa vung gạo lên trời và khấn mời các thần linh về dự hội với buôn làng. Khi trở lại sân chung, tất cả đoàn sẽ bắt đầu nhảy múa, di chuyển quanh sân theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ, sau đó lên nhà sàn để bắt đầu làm nghi lễ Vung cơm trộn lá (tượng trưng cho sự cầu mùa được no đủ) và ném axom (thể hiện sự hiển linh chứng giám của đất trời). Những người khác sẽ đưa hai mâm cúng xuống sân và đặt trước mũi trâu. Chủ lễ và phụ lễ tiến hành vung cơm vào đầu con trâu rồi tất cả cùng nhau hô hú.

Lễ Bahs - là lễ mời các Yang về chung vui - là nghi thức tiếp theo được cúng ở trên nhà sàn. Lễ vật cúng gồm có gà luộc, cá nướng, bánh nếp đã bóc vỏ và xôi... Dưới sân mọi người mổ lợn và làm lễ cúng xin phép thần vào ngày hôm sau làm cho lễ đâm dê, đâm trâu. Lễ cúng gồm có 3 mâm, trên có bày đầu lợn, đuôi lợn, một xâu gan lợn, một bát cơm có cắm 2 bánh nếp đã bóc vỏ sẵn và một bát nạp..., ngoài ra còn có một cây chuối nguyên cả buồng, một cây mía và một vò rượu cần đặt ở bên cạnh một bát nhựa cây đang cháy. Sau khi xin keo (bói thẻ gỗ) để được sự đồng ý của các thần linh, thầy cúng cho các mâm cúng lên nhà sàn để làm lễ xua đuổi điều dữ và đón điều tốt lành.

Đặc sắc lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi
Đặc sắc lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi

Sáng sớm ngày thứ hai, cả làng đã chuẩn bị nhảy múa (ađứt) để đón khách ở các làng bên sang dự lễ cầu mùa và dự lễ đâm trâu. Đoàn khách tới cùng nhảy múa quanh sân 3 vòng, theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Vừa múa, già làng vừa mời các bạn ăn bánh nếp ăn thịt, và uống rượu. Múa xong những già làng trong đoàn bạn cùng với những già làng chủ nhà lên nhà sàn để chủ lễ mời ăn uống và hội ý phân công ra người sẽ đâm trâu. Sau khi đã nhất trí, các mâm cúng được mang xuống và đặt trước nọc trâu. Các già làng bưng một đĩa gạo và một đĩa hành sống vãi vào con trâu. Một cô gái dỡ gùi lấy vải dâng cho chủ lễ. Chủ lễ đưa tấm vải cho phụ lễ làm phép trên đầu con trâu, rồi cho cất đi. Đến đây, hai già làng sẽ được quyền đâm trâu.

Lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi
Lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi

Trâu được mổ ngay tại chỗ. Dê thì được khiêng đi làm thịt. Sau đó người ta lấy đầu trâu, lấy chân trâu sống, đầu dê sống cùng với thủ, gà luộc, đuôi lợn luộc và các lễ vật khác, xếp vào bảy mâm, đem đặt xuống gốc nọc trâu để cho già làng cúng và đội múa của làng múa xung quanh.

Sau đó người ta sẽ lấy một cây nêu nhỏ, ở giữa có treo một giỏ tre cắm vào trước cây nêu chính rồi sau đó chủ lễ và hai già làng vừa khấn vừa vẩy nước lên giỏ đựng vật cúng ở cây nêu nhỏ. Làm xong, các già làng sẽ cùng nhau ngồi trong lều vải để khấn tập thể. Sau khi khấn, xin keo, ném axom xong, các già làng chia thành hai nhóm cầm theo cây nêu nhỏ, một nhóm đi về phía bờ sông, một nhóm đi về phía núi để khấn với sự phụ hoạ của đội nhạc múa. Cúng xong họ lấy lộc chia nhau và ăn ngay tại chỗ rồi về sân nhà rông. Các vật cúng còn lại sẽ được chuyển lên nhà sàn. Lúc này đội múa bắt đầu hát Ca lơi, thổi tù và tiễn khách cùng với các già làng... và lễ cầu mùa kết thúc

Theo dulichanoi.com

Bài viết về Thừa Thiên Huế liên quan

  • Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018Ảnh Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018
    Lễ hội điện Hòn Chén (hay lễ hội điện Huệ Nam) năm 2018 diễn ra trong 3 ngày từ 18-20/8 tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội lớn thu hút đông đảo những tín đồ theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu...
  • Lễ hội Sen 2018 tại cố đô HuếẢnh Lễ hội Sen 2018 tại cố đô Huế
    Lễ hội Sen 2018 được tổ chức tại sân bia Quốc Học - Huế từ ngày 29/6-1/7/2018. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, cũng như truyền thống...
  • Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên HuếẢnh Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế
    Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế là một lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời của Thừa Thiên Huế. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 và mồng 6 tháng 6 âm lịch, người dân nơi đây lại mở hội tưng bừng tại...
  • Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên HuếẢnh Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên Huế
    Hội chợ Xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một lễ hội duy nhất diễn ra trong ba ngày tết tại Phú Thượng - Phú vang - Thừa Thiên Huế. Hội chợ xuân Gia Lạc...
  • Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sảnẢnh Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sản
    Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 2/5/2018. Đêm khai mạc Festival được tổ chức vào 20h ngày...
  • Festival nghề truyền thống HuếẢnh Festival nghề truyền thống Huế
    Festival nghề truyền thống Huế là một hình thức lễ hội gắn với hoạt động tôn vinh nghề và tưởng niệm các tổ sư của các ngành nghề, có ý nghĩa hướng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta...
  • Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" ở Thừa Thiên - HuếẢnh Lễ hội
    Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" là một sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc vào tháng 5 hằng năm nhằm xây dựng thương hiệu cho khu du lịch...
  • Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - HuếẢnh Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế
    (lehoi.org) - Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế là một lễ hội phật giáo được tổ chức vào ngày 19/6 Âm lịch hằng năm tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm ở núi Tứ Tượng...
  • Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong nămẢnh Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong năm
    Đàn Xã Tắc là một công trình thuộc . Đây là nơi tế thần đất và thần lúa của ở kinh thành . Tái hiện "Quốc lễ" đàn Xã Tắc trong triều đình ngày xưa Đàn Xã Tắc...
  • Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-HuếẢnh Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-Huế
    (lehoi.org) - Ngày 14/2/2011 (tức 12 tháng Giêng), tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đã long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu ngư làng Thai Dương...
  • Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên HuếẢnh Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế
    (lehoi.org)- Đã thành truyền thống, cứ vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân và du khách khắp nơi lại theo nhau về làng Sình xem đấu vật. Lễ hội đã trở thành...
  • Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố HuếẢnh Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố Huế
    (lehoi.org) - Ngày 8/4/2010(tức 24/2 âm lịch), tại TP.Huế đã long trọng diễn ra Lễ tế Xã Tắc ở đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế), sự kiện này nhằm hưởng ứng Festival Huế...
  • Người dân nô nức đến hội Làng SìnhẢnh Người dân nô nức đến hội Làng Sình
    (lehoi.org)- Ngày 9/2 (ngày 10 tháng Giêng), hàng vạn người dân và du khách tưng bừng về với làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự lễ hội vật truyền...
  • Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưaẢnh Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưa
    Lehoi.org - Một vài tấm ảnh cũ của Hội đô thành hiếu cổ (hoạt động từ năm 1914 đến 1945 tại Huế) mô tả một số nghi lễ, lễ hội trên phố phường và trong hoàng cung tại cố đô Huế gợi nhắc một thời...
  • Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên HuếẢnh Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên Huế
    (lehoi.org)- Hưởng ứng năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ và hướng tới Festival Huế 2012, 23 giờ ngày 8/3 (tức ngày 16/2 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi tại Thừa Thiên Huế

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi tại Thừa Thiên Huế, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm, lễ cầu mùa của người dân tộc Tà Ôi ở tỉnh Thừa Thiên-Huế được tổ chức ngay sau Tết âm lịch. Thường thì từ 3 đến 5 năm người ta mới tổ chức một lần...