Ấn tượng lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại Thừa Thiên Huế

Về với bến đò Cồn Tộc đúng vào dịp Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang tổ chức lễ hội "Sóng nước Tam Giang” năm 2012, chúng tôi đã được chứng kiến rất nhiều hoạt động văn hóa, lịch sử và du lịch hết sức độc đáo tại nơi được mệnh danh là đầm phá lớn nhất của khu vực Đông Nam Á.
Ấn tượng lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại Thừa Thiên Huế
Ấn tượng lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại Thừa Thiên Huế

Không gian lịch sử - văn hóa của vùng đất cố đô

Diễn ra trong vòng 2 ngày (ngày 18 và ngày 19 tháng 5), lễ hội "Sóng nước Tam Giang” đã được bắt đầu bằng các hoạt động hội chợ, triển lãm hết sức phong phú, đã thu hút gần 3 vạn người dân địa phương và các du khách tới đây để thăm quan và mua sắm.

Ông Hoàng Đăng Khoa - là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết rằng: Đây đã là lần thứ 2 địa phương tổ chức lễ hội "Sóng nước Tam Giang”. Tuy nhiên, khác với những năm trước năm nay tỉnh TT-Huế đã tham gia Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ, do đó lễ hội đã được đầu tư cả về chất lượng, về số lượng và về không gian lễ hội. Theo ông Khoa, thì lễ hội được lấy tên Tam Giang - là một địa danh nằm trong khu vực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nó được mệnh danh là khu vực đầm phá tự nhiên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, lễ hội đã tạo ra một không gian văn hóa thực, đa chiều, tạo điểm nhấn đặc biệt để giới thiệu tới các du khách trong nước và bạn bè quốc tế một trong những tiềm năng lớn của Thừa Thiên - Huế về kinh tế, lịch sử, văn hóa và du lịch.

Một tiết mục văn nghệ tại đêm khai mạc
Một tiết mục văn nghệ tại đêm khai mạc

Đặc biệt, Tam Giang còn là một vùng sông nước rất linh thiêng. Ở nơi đây không chỉ tạo ra cuộc sống cho hàng vạn những người ngư dân nhờ hệ động, thực vật nước lợ phong phú , mà nó còn là nơi để lại dấu ấn nhiều năm thịnh trị của các vua chúa Nguyễn. Không chỉ là một vùng đất lịch sử của các vua chúa Nguyễn, "Sóng nước Tam Giang” còn là quê hương của nhiều danh sĩ, trí thức, của nhiều nhà văn cho đến các nhân vật liệt nữ tăng đạo. Theo Đại Đức Thích Nguyên Pháp - ở chùa Chúa Nguyễn (Huế), ở Quảng Điền có nhiều tên đất, tên làng khi nhắc đến đã gợi nhớ tới tinh thần ham học và cầu tiến của nhân dân từ thời Hán học cực thịnh với nền học vấn khoa Bảng như: Xuân Tùy, Phước Yên, Niềm Phò, Phổ Lại...Đặc biệt, trong hai cuộc trường chinh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước đã nổi lên hình ảnh của những người con ưu tú, những nhà cách mạng trung kiên và những nhà thơ lỗi lạc mà tiêu biểu ở đây là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và nhà thơ Tố Hữu. Với một bề dày lịch sử đó, tại mảnh đất đầm phá Quảng Điền đã mang trong mình những trầm tích văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ đã ghi dấu một thời vàng son,...

"Sóng nước Tam Giang” tỏa sáng

Với nhiều nét đẹp văn hóa và lịch sử, lễ hội dân gian độc đáo, "Sóng nước Tam Giang” đã thu hút được hàng vạn du khách thập phương. Theo Ông Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền Hoàng Đăng Khoa, chỉ tính riêng đêm hội "Sóng nước Tam Giang” diễn ra vào tối ngày 18-5, được tổ chức ở trên khu vực đầm phá tự nhiên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á - bến đò Cồn Tộc (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh TT- Huế) đã có trên 6 vạn du khách về thăm quan và thưởng ngoạn.

Lung linh “Sóng nước Tam Giang” 2014
Lung linh “Sóng nước Tam Giang” 2014

Cũng tại lễ hội này, chúng tôi đã cảm nhận được rất nhiều nét độc đáo của các hoạt động văn hóa và dân gian đặc trưng của vùng sông nước như bịt mắt đập om, đẩy gậy, rước kiệu hoa, đua thuyền trên cạn, thả diều, bắt trìa trên phá... Vào dịp này, Họa sĩ Đặng Mậu Triết (một người con gốc ở làng Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú) cũng đã tổ chức triển lãm ảnh về chính quê hương của mình, với chủ đề là "Quảng Điền ngày mới”. Ngoài ra, trên khuôn viên rộng nhiều héc-ta của vùng đầm phá Tam Giang cũng đã được sử dụng để tái hiện lại hình ảnh đời sống sinh hoạt, ẩm thực của một vùng sông nước cố đô. Tại nơi đây, hàng vạn du khách gần xa đã có dịp để thưởng thức hội vật võ truyền thống của vùng đất Cồn Tộc, những trò chơi dân gian như: đu tiên, đua ghe câu và quảng diễn tung chài trên phá Tam Giang... Bên cạnh đó, còn có các tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở trên phá Tam Giang gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa của địa phương cũng đã được tổ chức trong suốt khoảng thời gian lễ hội diễn ra đã đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách thập phương và bạn bè quốc tế.

Bài viết về Thừa Thiên Huế liên quan

  • Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018Ảnh Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018
    Lễ hội điện Hòn Chén (hay lễ hội điện Huệ Nam) năm 2018 diễn ra trong 3 ngày từ 18-20/8 tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội lớn thu hút đông đảo những tín đồ theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu...
  • Lễ hội Sen 2018 tại cố đô HuếẢnh Lễ hội Sen 2018 tại cố đô Huế
    Lễ hội Sen 2018 được tổ chức tại sân bia Quốc Học - Huế từ ngày 29/6-1/7/2018. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, cũng như truyền thống...
  • Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên HuếẢnh Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế
    Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế là một lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời của Thừa Thiên Huế. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 và mồng 6 tháng 6 âm lịch, người dân nơi đây lại mở hội tưng bừng tại...
  • Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên HuếẢnh Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên Huế
    Hội chợ Xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một lễ hội duy nhất diễn ra trong ba ngày tết tại Phú Thượng - Phú vang - Thừa Thiên Huế. Hội chợ xuân Gia Lạc...
  • Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sảnẢnh Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sản
    Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 2/5/2018. Đêm khai mạc Festival được tổ chức vào 20h ngày...
  • Festival nghề truyền thống HuếẢnh Festival nghề truyền thống Huế
    Festival nghề truyền thống Huế là một hình thức lễ hội gắn với hoạt động tôn vinh nghề và tưởng niệm các tổ sư của các ngành nghề, có ý nghĩa hướng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta...
  • Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" ở Thừa Thiên - HuếẢnh Lễ hội
    Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" là một sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc vào tháng 5 hằng năm nhằm xây dựng thương hiệu cho khu du lịch...
  • Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - HuếẢnh Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế
    (lehoi.org) - Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế là một lễ hội phật giáo được tổ chức vào ngày 19/6 Âm lịch hằng năm tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm ở núi Tứ Tượng...
  • Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong nămẢnh Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong năm
    Đàn Xã Tắc là một công trình thuộc . Đây là nơi tế thần đất và thần lúa của ở kinh thành . Tái hiện "Quốc lễ" đàn Xã Tắc trong triều đình ngày xưa Đàn Xã Tắc...
  • Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-HuếẢnh Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-Huế
    (lehoi.org) - Ngày 14/2/2011 (tức 12 tháng Giêng), tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đã long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu ngư làng Thai Dương...
  • Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên HuếẢnh Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế
    (lehoi.org)- Đã thành truyền thống, cứ vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân và du khách khắp nơi lại theo nhau về làng Sình xem đấu vật. Lễ hội đã trở thành...
  • Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố HuếẢnh Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố Huế
    (lehoi.org) - Ngày 8/4/2010(tức 24/2 âm lịch), tại TP.Huế đã long trọng diễn ra Lễ tế Xã Tắc ở đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế), sự kiện này nhằm hưởng ứng Festival Huế...
  • Người dân nô nức đến hội Làng SìnhẢnh Người dân nô nức đến hội Làng Sình
    (lehoi.org)- Ngày 9/2 (ngày 10 tháng Giêng), hàng vạn người dân và du khách tưng bừng về với làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự lễ hội vật truyền...
  • Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưaẢnh Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưa
    Lehoi.org - Một vài tấm ảnh cũ của Hội đô thành hiếu cổ (hoạt động từ năm 1914 đến 1945 tại Huế) mô tả một số nghi lễ, lễ hội trên phố phường và trong hoàng cung tại cố đô Huế gợi nhắc một thời...
  • Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên HuếẢnh Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên Huế
    (lehoi.org)- Hưởng ứng năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ và hướng tới Festival Huế 2012, 23 giờ ngày 8/3 (tức ngày 16/2 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Ấn tượng lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại Thừa Thiên Huế

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Ấn tượng lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại Thừa Thiên Huế, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Về với bến đò Cồn Tộc đúng vào dịp Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang tổ chức lễ hội "Sóng nước Tam Giang” năm 2012, chúng...