Hội làng La Vân tại Thái Bình
Hội ngày mùng 4 tháng Giêng ở La Vân là hội "trình nghề" với các hình thức diễn xướng dân gian độc đáo như một bức tranh thu nhỏ phản ánh xã hội thời xưa với đầy đủ thành phần sĩ, nông, công, thương…
Làng La Vân thời xưa có 7 giáp cùng chung lo tổ chức hội làng. Vào cuối tháng một và vào đầu tháng chạp, các giáp trong làng vừa tất bật lo chuẩn bị tết Nguyên Đán, lại vừa tất bật đưa bèo giống ra ương, lại vừa lo lực lượng, phương tiện đua tài trong hội; nhưng chuẩn bị công phu nhất vẫn là việc tuyển chọn người và phương tiện ra dự trò tứ dân "sĩ- nông- công - cổ" trong ngày hội làng- đây là một trò trình nghề xuyên suốt các hoạt động trong hội.
Quang cảnh lễ hội làng La Vân Thái Bình
Trước tết khoảng nửa tháng, làng bầu chọn ra ông chủ hội, còn các giáp bầu chọn ông chiềng cờ. Chiềng cờ là một người chịu trách nhiệm tổ chức cho các thành viên của giáp mình vào thi tài ở các lớp diễn. Sáng ngày mồng 4 tết, dân làng xem hội đứng chật cả sân đình, chính giữa sân đình là giành chỗ cho đội múa lân, múa cờ… Bắt đầu hội là một màn múa lân độc đáo và hấp dẫn giành được nhiều tình cảm của dân làng và dưới sự điều hành của ông chủ hội, 7 vị chiềng cờ của 7 giáp xuất hiện múa cờ một vòng quanh sân đình và đọc lời giới thiệu về giáp của mình. Các thành viên trong giáp theo ông chiềng cờ ra tập trung ở giữa sân đình. Sau lời giới thiệu của ông chiềng cờ, các lớp diễn trò được bắt đầu.
Lớp trò "sĩ": ông thầy đồ sẽ mặc bộ quần áo trùng màu đen trông rất oai nghiêm, chân đi guốc mộc, một tay chống nách, còn tay kia cầm chiếc roi mây vừa đi vừa quất vào không khí nghe vun vút. Cậu học trò thì mặc bộ quần áo màu nâu với nhiều miếng vá chằng chịt, quần ống cao ống thấp, chân tay bê bết mực và nách cắp một chiếc tráp xộc xệch chạy theo thầy; trên đường đi tỉnh thoảng lại đánh rơi sách, rơi bút và bị thầy quát, thầy đánh đòn, vừa nhặt vừa chạy vừa xoa mông cho đỡ đau. Thầy ngồi khoanh chân lên chiếc chiếu trải sẵn ở góc sân đình, sách được để trên tráp, một tay thì mở sách, còn một tay thì quất roi; trò khép nép đứng bên. Thầy đọc trước, trò đọc theo sau; thầy đọc sai trò cãi, thầy đánh; thầy hỏi một đằng, trò trả lời một nẻo, những lúc như thế từng tràng cười giòn giã vang lên khuyến khích lớp diễn hấp dẫn.
Ở góc sân đình bên cạnh là lớp trò "công" với vai ông thợ mộc. Bộ đồ nghề của ông thợ gồm có cưa, rìu, đục… Ông thợ cứ hì hục làm, khi thì đẽo một cái chày để giã cua, khi thì cưa tre để đóng một cái chuồng gà, lúc thì lại nhổ đinh, vừa làm vừa nghe tiếng đế theo của khán giả tạo ra một không khí vui nhộn.
Ở tại một góc sân khác, lớp trò "cổ" (hay "thương") diễn ra tấp nập giữa kẻ bán và người mua. Kẻ bán quẩy đôi quang gánh trong đó có đủ thứ: rau củ, hoa quả, bánh trái, mắm, muối…đi rao, rao thế nào để gây tiếng cười và bán được càng nhiều hàng thì càng tốt. Tiếng người mua ngã giá, mặc cả, tiếng người bán chanh chua, ngoa ngoắt khi người mua trả giá quá rẻ… đan xen lẫn nhau tạo nên nhiều tràng cười vui vẻ.
Náo nhiệt nhất vẫn là lớp trò "nông". Trên một góc của sân đình, một "mảnh ruộng" nhỏ đã được be bờ, tát nước và được thả sẵn bèo hoa dâu. Đàn ông hóa trang thành bà cấy, đầu chít khăn mỏ quạ, mặc yếm đào, độn ngực và váy cuốn cao như các cô thôn nữ đi làm đồng. Người nữ đóng ông thợ cày đầu chít khăn mỏ rìu, vác cày hoặc vác bừa làm bằng bẹ chuối và lá dọc dừa, quần xắn cao quá đầu gối, tay cầm roi tre và vừa đi vừa quát "trâu". Người đóng vai "trâu cày" là người khổ nhất, đi phải cúi khom lưng và thỉnh thoảng lại bị ông thợ cày quất cho một roi vào mông vì không cày thẳng hàng. Đầu "trâu" được làm bằng chiếc gầu giai phất giấy màu đen, thân "trâu" thì là chiếc bồ. Khi bị đánh "trâu" lồng lên té ướt cả bà cấy và những người xem, cũng có lúc "trâu" tỏ ra ngoan ngoãn, thong thả bước, có lúc còn trêu ghẹo "cắn" cả vào mông bà cấy, bà cấy giật mình chạy té ướt mọi người; mấy ông vạc bờ cuốc góc thỉnh thoảng lại ve vãn bà cấy gây cười, hoặc đối đáp hát ví von.
Trước đây, các trò diễn có chấm giải, chủ yếu dựa vào sự chuẩn bị công phu và tính hài hước của từng trò mà đánh giá. Ngày nay trò diễn không chấm điểm, cũng không xếp hạng nhưng giáp nào cũng lo chuẩn bị công phu và độc đáo để còn nhận được tiếng thơm của dân làng và trò diễn luôn được thôn La Vân 1-2-3 duy trì đều đặn và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của những người dân.
Hoạt động hội từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 âm lịch đã trở thành sức sống mãnh liệt trong mỗi dịp làng mở hội. Trong hội có rất nhiều những nghi lễ cổ, những trò chơi, trò diễn dân gian hết sức phong phú như tục rước tế, tổ tôm điếm, chơi cờ người, chọi gà, đấu vật… thu hút sự tham gia đông đảo của dân làng và các du khách gần xa. Sau màn múa lân, múa rồng rộn rã, là lễ rước Thành hoàng làng về dự hội được tiến hành .
Đám rước được bắt đầu từ hậu cung đình ra miếu và chùa cổng sau đó trở về đình để làm lễ. Đường đi của đám rước đi theo một vòng quanh làng. Đội múa lân đi trước dọn đường, kế sau là đội cờ, phường bát âm, đoàn người mang cờ, trống, đồ bát bảo, nhang án và võng lọng. Tiếp đến là kiệu Thánh (Nguyễn Minh Không), kiệu Thần, kiệu Quan, kiệu Phật, kiệu Mẫu, đoàn quân hội múa kéo chữ, đoàn hành lễ, đoàn đại biểu và dân chúng dự hội. Các vị trong đội tế chân đi hia, đầu đội mũ cánh chuồn và quần áo tế sặc sỡ, đủ màu sắc. Đám rước đi một đường và về một đường, đi trong tiếng chiêng, tiếng trống vang động, tiếng nhạc của phường bát âm rộn rã cùng tiếng những người dự hội tạo nên không khí sôi động và nhộn nhịp. Sau khi đi vòng quanh đường làng, qua những bờ ngô bãi mía xanh tươi, đám rước sẽ trở về đình. Trên sàn tế, ngay chính giữa đình nghi lễ được bắt đầu. Kiệu và tượng Thánh được đặt vào một vị trí trang trọng nhất tại đình. Kế theo là lễ dâng hương nghiêm cẩn để tế Thánh. Lễ vật tế Thánh ngoài hương, nến, trầu cau, rượu và mâm ngũ quả còn có một mâm xôi trắng và sỏ lợn.
Ở trong đình làng khói hương nghi ngút, người dân trong làng, du khách thập phương ra vào lễ Thánh tấp nập cầu chúc năm mới nhiều may mắn, người khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa… còn ở ngoài sân đình các trò chơi, trò múa kéo chữ, trò diễn dân gian như chơi cờ người, đua thuyền, đấu vật, đánh đu, chọi gà… cũng đồng thời được tiếp diễn. Người ta đua nhau vui chơi, thi thố tài năng để giành giải thưởng và thử vận may.
Chiều ngày 26 tháng 3, dân làng sẽ tổ chức rước kiệu Thánh từ đình về miếu và làm lễ yên vị, kết thúc một mùa hội tưng bừng, náo nhiệt trong sự cộng cảm, hào hứng của hàng ngàn người lao động trong vùng và những du khách thập phương.
Đông đảo du khách thập phương và người dân trong vùng tới tham dự lễ hội
Bao hàm những nội dung mang tính lịch sử và văn hóa truyền thống, hội làng La Vân tại Thái Bình đã và đang được phát huy tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở một vùng quê lúa./.
Bài viết về Thái Bình liên quan
- Hội làng Đông Linh tại Thái Bình
Hội làng Đông Linh tại Thái Bình thường diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng Hai, với nhiều hoạt động như dâng hương tưởng nhớ, các trò chơi dân gian... Điểm nổi bật nhất của hội làng Đông Linh là tục gói...
- Hội đền Côn Giang tỉnh Thái Bình
Hội đền Côn Giang được mở từ ngày 7-9/9 âm lịch hàng năm. Đền Côn Giang là nơi thờ Thám Hoa Tiến sí Quách Hữu Nghiêm, người có công đầu trong việc đi sứ sang nhà Minh thời Hậu Lê. Hội đền Côn Giang được...
- Lễ hội truyền thống đình Lại Trì tỉnh Thái Bình
Lễ hội truyền thống đình Lại Trì diễn ra từ ngày 11-15/9 âm lịch hàng năm, cùng ngày mở hội thu chùa Keo. Lễ hội đình Lại Trì được tổ chức để tưởng nhớ công ơn đức Quốc sư Dương Không Lộ, lễ thánh, lễ...
- Lễ hội A Sào tỉnh Thái Bình
Ngày 10/2 âm lịch hàng năm, người dân A Sào mở hội làng, tế lễ ĐứcThánh Trần. Tương truyền đây là ngày sinh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội A Sào là lễ hội lớn ở Thái Bình Lễ hội A Sào diễn...
-
- Lễ hội đền A Sào tỉnh Thái Bình được công nhận di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia
Năm 2016, lễ hội đền A Sào với những nghi thức cổ xưa được duy trì tới ngày nay được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội đền A Sào được tổ chức từ ngày 20-22/9 nhằm khơi dậy lòng...
- Hội Đền Ngọc Quế tại Thái Bình
Hội Đền Ngọc Quế diễn ra thường niên vào ngày mồng 8 tháng 8 âm lịch, tại thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đền Ngọc Quế tọa lạc trên một khu đất ở phía bắc của thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh...
- Lễ hội Đền Tiên La
Lễ hội Đền Tiên La được tổ chức hàng năm từ ngày 10 đến 20 tháng Ba âm lịch.Trước đây, lễ hội thường được tổ chức từ ngày 15 đến 17 tháng Ba âm lịch nhưng vì ban tổ chức muốn mở rộng lễ hội nên đã tổ...
- Lễ hội Đền Hét tại xã Thái Thượng - Thái Bình
Lễ hội Đền Hét xã Thái Thượng diễn ra từ ngày mồng 7 đến mồng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này là dịp để người dân nơi đây bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ tới công ơn của tướng quân Phạm...
- Hội miếu Ba Thôn tại Thái Thụy - Thái Bình
Hội miếu Ba Thôn được tổ chức từ ngày 10-12/7 âm lịch hàng năm, là nét đẹp văn hóa của người dân xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Miếu Ba Thôn nằm trong cụm Di tích lịch sử cấp quốc gia làng Quang...
-
- Lễ hội đền Trần tại Thái Bình
Đền Trần Thái Bình là một quần thể di tích gồm các lăng mộ, đền thờ các vị vua quan nhà Trần. . Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã...
- Tưng bừng khai hội đền A Sào thờ Hưng Đạo Vương tại Thái Bình
(lehoi.org)- Sáng ngày 02/03/2011, tại khu di tích đền A Sào, thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình tưng bừng khai mạc lễ hội đền...
- Khai hội đền Trần và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Thái Bình
(lehoi.org) - Tối ngày 3/3 tức ngày 13 tháng Giêng năm Ất Mùi, lễ đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại xã Tiến Đức, huyện...
- Độc đáo phần thi cỗ cá trong lễ hội đền Trần Thái Bình
(lehoi.org) - Trong các ngày từ 3-6/3/2015, chuỗi các hoạt động của lễ hội đền Trần Thái Bình 2015 đã diễn ra tại Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đền Trần và Khu lăng mộ các vị...
- Lễ khai ấn đền Trần năm 2011 được tổ chức ở cả Thái Bình và Nam Định
Khác với những năm trước, lễ khai ấn đền Trần năm 2011 sẽ được tổ chức ở cả hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Ấn đền Trần Lễ khai ấn ở Nam Định sẽ diễn ra vào lúc 22h30 ngày 16-2 (tức 14 tháng...
- Khai hội đền Trần 2011 tại Thái Bình
(lehoi.org) - Vào ngày 15/2/2011 (tức 13 tháng Giêng), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã về dự lễ và đánh tiếng trống khai hội đền Trần Thái Bình năm 2011 tại khu di tích lịch sử Quốc gia Đền...
Ghi chú bài viết Hội làng La Vân tại Thái Bình
Từ khóa:
Làng La Vân là một thôn của xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ, Thái Bình- là nơi nổi tiếng ở Châu thổ Bắc Bộ với nghề ương bèo hoa dâu vào thập niên 1970 trở về...