Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun tại Sơn La

Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng rẻo giữa và rẻo cao, kinh tế của người Xinh Mun chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đồng bào dân tộc Xinh Mun theo quan niệm vạn vật hữu linh, họ tin rằng, các cánh rừng, các con suối… đều có thần linh cai quản. Do vậy, họ có rất nhiều nghi lễ nông nghiệp, trong đó nổi bật chính là lễ hội Mương A Ma (lễ hội cầu mùa). Lễ hội Mương A Ma thường từ 3 đến 5 năm mới tổ chức một lần, lễ hội diễn ra trong 2 ngày vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch, khi đã thu hoạch xong mùa màng và năm đó được mùa, lúa ngô đầy nhà và nuôi được nhiều gà, nhiều lợn...

Trang phục của người Xinh Mun
Trang phục của người Xinh Mun

Người đứng ra tổ chức lễ hội và chủ trì lễ hội là những người làm thầy mo ở trong bản. Lễ hội Mương A Ma thường được tổ chức trong phạm vi gia đình, nhưng lực lượng tham gia vào làm công việc chuẩn bị lễ vật, cỗ bàn và đặc biệt là lực lượng tham gia vào phần hội thì bao gồm cả bản, từ các ông già, các bà già, thanh niên nam nữ và cả trẻ nhỏ, tất cả mọi người đều tham dự lễ hội với tinh thần tự giác, hăng say và nhiệt tình.

Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun tại Sơn La
Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun tại Sơn La

Lễ hội Mương A Ma cũng có 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần trang nghiêm và thành kính, ông thầy mo thay mặt cho dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để gà lợn trâu bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người luôn khỏe mạnh không bị ốm đau và để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Khác với không khí trang nghiêm của phần lễ, thì ở phần hội, trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, trong sự nồng say của men rượu cần, tinh thần của những người dân được thăng hoa, mọi lo toan thường nhật phút chốc tan biến, mọi người thả mình theo những điệu múa, những trò chơi dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng người dân tộc Xinh Mun, mang tính nghệ thuật và giáo dục cao như múa Tăng bu, To luồng và múa kéo thuyền…  chơi "giắc klsù" (bắt tổ ong), chơi "to miếng" (đấu võ) v.v.

Các cuộc vui của người Xinh Mun đều gõ chiêng
Các cuộc vui của người Xinh Mun đều gõ chiêng

Lễ hội Mương A Ma là một nét văn hóa tiêu biểu nhất và đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là 1 hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi, hướng người dân theo những điều thiện và xa rời cái xấu.

Bài viết về Sơn La liên quan

  • Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn LaẢnh Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn La
    Lễ hội Xên bản Mường Sang là một trong những lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Sơn La. Lễ hội để tưởng nhớ công ơn những người có công lập bản, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa...
  • Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn LaẢnh Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn La
    Đã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La được tổ chức ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của các dân tộc miền núi phía Bắc mà còn khuyến khích phong trào...
  • Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn LaẢnh Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La
    Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch, tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Sơn La, với chủ đề...
  • Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc ChâuẢnh Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu
    Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ hội này là khởi đầu cho mùa màng tươi tốt và...
  • Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn LaẢnh Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn La
    Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu thường diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm hằng năm, tại thung lũng mận Nà Ka. Đây là một lễ hội nhằm tôn vinh loại quả đặc trung của vùng đất này. Lễ Hội Hái Mận...
  • Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn La
    Lễ hội gội đầu của người Thái là một lễ hội độc đáo. Theo người Thái, gội đầu là để rửa hết tội khổ, xả đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may ủa năm cũ theo dòng nước, đi mãi không bao giờ...
  • Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn LaẢnh Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn La
    Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông là một nghi lễ mang tính tâm linh, có ý nghĩa cao đẹp của một cộng đồng người trên một địa bàn. Lễ hội được tổ chức thành 2 cấ, cấp độ thứ nhất là từ ngày 28-29 tháng 9...
  • Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La
    Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng Ba hàng năm, tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La Lễ hội Hết Chá...
  • Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn LaẢnh Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La
    Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động độc đáo và mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ...
  • Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn LaẢnh Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La
    Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen thường được tổ chức vào dịp năm hết, tết đến, với quan niệm là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mùa màng được tươi tốt, bản mường được đoàn kết, cùng nhau xây...
  • Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn LaẢnh Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn La
    Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông được tổ chức từ ngày 15/1 đến 17/1 âm lịch tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sĩ lên Sơn La dẹp...
  • Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012Ảnh Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012
    (lehoi.org)- Sáng 26/3/2012, tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), người dân nô nức trảy hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc...
  • Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn LaẢnh Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn La
    (lehoi.org)- Trong 2 ngày 15-16/2 (tức 16,17 tháng Giêng) người dân khắp các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái nườm nượp kéo về huyện Phù Yên, Sơn La tham dự lễ hội chọi trâu lần...
  • Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc ChâuẢnh Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc Châu
    (lehoi.org) - vào ngày mùng 2 tháng 9 vừa qua, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La, trong đó phần lớn là những người bà con các dân tộc ít người đã nô nức đổ về Khu du lịch rừng thông...
  • Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn LaẢnh Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn La
    Đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương phục dựng 17 lễ hội văn hóa (dân tộc Thái chiếm gần 59%; Khơ Mú 11%, còn lại của các dân tộc Mường, La Ha...

Ghi chú bài viết Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun tại Sơn La

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun tại Sơn La, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng rẻo giữa và rẻo cao, kinh tế của người Xinh Mun chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy và...