Lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên tại Sơn La
Lễ hội Mơi là lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, khi tất cả mọi việc đồng áng đã kết thúc (vào khoảng mồng 5 tết). Ý nghĩa là cầu cho mọi người khỏe mạnh, bản mường no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đoàn kết vượt qua khó khăn, giúp nhau xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt hơn. Lễ hội Mợi chính là dịp để người dân được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, làm giàu chính đáng, nuôi dạy con cái trưởng thành và động viên nhau xây dựng bản mường ngày một tốt đẹp hơn. Những người con nuôi cám ơn thầy Mợi đã chữa bệnh cứu người mang lại hạnh phúc cho mọi nhà bằng những cây thuốc nam gia truyền.
Lễ hội Mợi gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội được tổ chức đan xen với nhau. Phần lễ là phần do thầy Mợi và các con hầu đảm nhiệm. Phần hội có sự hướng dẫn của thầy Mợi và sự tham gia của các con nuôi và của bà con dân bản. Lễ hội Mợi được diễn ra trong thời gian một ngày. Ngay từ sáng sớm, thầy Mợi và các con hầu đã chuẩn bị các mâm lễ cúng. Vào lễ, ông thầy Mợi dùng lời hát đang, hát ví truyền thống của người Mường để mời tổ tiên Mợi từ trên trời xuống trần gian, sau đó mời tổ tiên bên nội, tổ tiên bên ngoại, thần thổ địa, thần sông và thần núi cùng với tổ mợi về hưởng lễ, hương hoa, phù hộ cho con cháu, bản mường khỏe mạnh và làm ăn phát đạt. Sau khi cúng xong Tổ Mợi, Những con nuôi mang những mâm lễ đến dâng lên để tạ ơn thầy Mợi, thầy Mợi tiếp tục làm lễ cầu cho các con nuôi của mình khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc và ăn nên làm ra. Cúng mời tổ mợi và cầu phúc cho các con nuôi xong, thầy Mợi và các con hầu sẽ chuyển sang múa mợi. Những điệu múa được thể hiện trong lễ hội Mợi bao gồm: Múa xòe, múa trầu, múa khăn, múa trồng bông dệt vải, múa kiếm …Những điệu múa này vừa thể hiện tập quán truyền thống, vừa thể hiện các lễ nghi nông nghiệp. Các con hầu dỗ các ống tre xuống và gõ vào nhau, thổi khèn bè tạo một nền nhạc rộn ràng cho các điệu múa. Vừa múa, bà Mợi vừa đi vòng quanh các con nuôi và những người bà con dân bản, bà dùng khăn quàng vào cổ của mọi người để mời bà con dân bản vào cùng múa với thầy mợi và các con hầu. Điệu múa Mợi của người dân tộc Mường vừa uyển chuyển, nhịp nhàng, vừa mạnh mẽ, vừa say sưa. Càng về trưa thì số lượng người tham gia múa càng đông, tiếng nhạc càng rộn ràng. Sau khoảng thời gian nghỉ ăn trưa, đến buổi chiều các điệu múa lại được tiếp tục. Bên cạnh điệu múa còn là các trò chơi được diễn ra như: bói hoa, kéo co, ném còn, đánh chó, đánh quay, đánh chuyền, nhảy lò cò, đánh quay, chơi bi, chơi ô ăn quan, đánh yến, nhảy dây…Các trò chơi dân gian diễn ra rất hào hứng, vui vẻ và thu hút được mọi lứa tuổi cùng tham dự.
Đặc săc lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên
Sau một ngày, lễ hội được kết thúc bằng một điệu múa trầu tiễn tổ tiên thầy Mợi về trời. Điệu múa phải thể hiện thật khéo, thật dẻo để mong đến ngày nay sang năm còn mời tổ mợi xuống trần gian dạy con cháu tập múa, làm nương và làm ruộng. Sau đó, thầy Mợi tổ chức một bữa cơm đoàn kết mời các con hầu, các con nuôi và những người bà con dân bản.
Những trò chơ dân gian trong lễ hội Mợi dân tộc Mường
Lễ hội Mợi của người dân tộc Mường tuy có qui mô nhỏ những lại mang tính nhân văn và cộng đồng rất lớn. Thông qua lễ hội đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh lành mạnh của nhân dân, đồng thời giúp cho nhân dân bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu không còn phù hợp. Sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu lễ hội Mợi của dân tộc Mường, huyện Phù Yên nhằm bảo tồn, phát huy và bổ sung vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Theo : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La
Bài viết về Sơn La liên quan
- Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn La
Lễ hội Xên bản Mường Sang là một trong những lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Sơn La. Lễ hội để tưởng nhớ công ơn những người có công lập bản, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa...
- Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn La
Đã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La được tổ chức ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của các dân tộc miền núi phía Bắc mà còn khuyến khích phong trào...
- Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La
Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch, tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Sơn La, với chủ đề...
- Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu
Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ hội này là khởi đầu cho mùa màng tươi tốt và...
-
- Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn La
Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu thường diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm hằng năm, tại thung lũng mận Nà Ka. Đây là một lễ hội nhằm tôn vinh loại quả đặc trung của vùng đất này. Lễ Hội Hái Mận...
- Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn La
Lễ hội gội đầu của người Thái là một lễ hội độc đáo. Theo người Thái, gội đầu là để rửa hết tội khổ, xả đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may ủa năm cũ theo dòng nước, đi mãi không bao giờ...
- Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn La
Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông là một nghi lễ mang tính tâm linh, có ý nghĩa cao đẹp của một cộng đồng người trên một địa bàn. Lễ hội được tổ chức thành 2 cấ, cấp độ thứ nhất là từ ngày 28-29 tháng 9...
- Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La
Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng Ba hàng năm, tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La Lễ hội Hết Chá...
- Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động độc đáo và mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ...
-
- Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La
Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen thường được tổ chức vào dịp năm hết, tết đến, với quan niệm là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mùa màng được tươi tốt, bản mường được đoàn kết, cùng nhau xây...
- Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn La
Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông được tổ chức từ ngày 15/1 đến 17/1 âm lịch tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sĩ lên Sơn La dẹp...
- Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012
(lehoi.org)- Sáng 26/3/2012, tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), người dân nô nức trảy hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc...
- Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn La
(lehoi.org)- Trong 2 ngày 15-16/2 (tức 16,17 tháng Giêng) người dân khắp các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái nườm nượp kéo về huyện Phù Yên, Sơn La tham dự lễ hội chọi trâu lần...
- Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc Châu
(lehoi.org) - vào ngày mùng 2 tháng 9 vừa qua, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La, trong đó phần lớn là những người bà con các dân tộc ít người đã nô nức đổ về Khu du lịch rừng thông...
- Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn La
Đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương phục dựng 17 lễ hội văn hóa (dân tộc Thái chiếm gần 59%; Khơ Mú 11%, còn lại của các dân tộc Mường, La Ha...
Ghi chú bài viết Lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên tại Sơn La
Từ khóa:
Lễ hội Mơi là lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, khi tất cả mọi việc đồng áng đã kết thúc (vào khoảng mồng 5 tết) . Ý nghĩa là cầu cho mọi người khỏe...