Lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú tại Sơn La

Dân tộc Khơ Mú là dân tộc thuộc nhóm dân tộc thiểu số tại Sơn La, đồng bào cư trú chủ yếu ở các huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu, huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai và huyện Sông Mã. Những người  dân tộc Khơ Mú xưa rất nghèo, chủ yếu là làm nghề nông trồng lúa cạn với nhưng lại có một đời sống văn hóa hết sức độc đáo. Lễ hội Mah grợ cùng với điệu múa Vêlr guông chính là một  sản phẩm văn hóa tinh thần, tâm linh có nguồn gốc, cổ truyền từ thời xa xưa. Lễ hội được tổ chức vào tháng 8 và tháng 9 âm lịch hàng năm có ý nghĩa tổng kết một vụ mùa năm qua và khai mở một vụ mùa năm tới.

Đặc sắc lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú
Đặc sắc lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú

Người dân tộc Khơ Mú bắt tay làm nương, phát cây và dẫy cỏ tháng giêng, tháng 2 đến tháng 3, tháng 4 âm lịch là đốt nương gieo trồng hạt xuống đất. Họ làm lễ PALR HMAL PHLƯA - Lễ xin lửa với hồn bếp.

Tháng 3, tháng 4 thời tiết thất thường, có năm hạn hán làm cây lúa khó mọc, các cụ già ở trong bản thường xui trẻ em và bọn con trai, con gái làm trò cầu mưa

Bước sang tháng 8, tháng 9 âm lịch, cây lúa đã trổ bông. Bà con chủ nương trong vai "Mẹ lúa" lên nương cắt những bông lúa xanh làm cốm, bông lúa vàng đem về luộc chín, khơi khô mới giã, làm gạo luộc thóc non, cốm và gạo non (thóc luộc) giành để làm lễ MAH QUAI: (Mah làm ăn, Quai là khoai) ý nghĩa là dâng cơm, dâng lúa non cho tổ tiên, cho ma nhà, nhà nào năm nào cũng đều phải làm lễ Mah Quai, nhưng trong bản không tổ chức ăn cùng ngày, các gia đình còn tránh ngày kiêng lửa.

Tiếp đó, trong bản những gia đình kinh tế khấm khá hơn sẽ thay nhau làm lễ hội Mah grợ và chỉ có làm lễ mah grợ với múa Velr guông.

Một điệ múa trong lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú
Một điệ múa trong lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú

Mah grợ chính là một lễ hội vui của bản. Tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, ít dân tộc nào còn lưu giữ được, nhưng nó lại đúng với bản chất của tộc người sống bằng nghề nương rẫy lâu đời.

Trong nghi thức phần lễ sẽ có mâm cúng tổ tiên là 3 con gà. Lúc cắt tiết, cắt mỏ con thứ nhất, tiết ở mỏ gà bôi vào đầu gối của những người ở trong nhà và nói khấn: "Do bò trèo đèo núi làm nương, đầu gối yếu mềm, nay sửa lại cho mạnh, cho cứng". Cắt tiết con thứ 2, quệt tiết gà vào bồ thóc, rổ khoai và nói khấn: "Thóc năm nay tốt sang năm khoai thóc tốt hơn". Cắt tiết con gà thứ 3 đem xuống dưới gầm sàn bôi vào đầu của con trâu, con trâu được phủ một miếng vải khuýt, vải trắng trên lưng và 2 sừng con trâu buộc hoa rừng vào. Ông chủ nói khấn: "Trâu ơi, trâu phải khỏe, đẻ nhiều con, tinh phải cứng, hổ phải sợ, sang năm trâu giúp ta làm nên cửa nhà, giàu có...".

Mẹ lúa khoe bông lúa lúa đẹp với các cụ bà và cài lên đầu các cụ bà một vài bông hoa rừng. Mẹ lúa nói: "Đã có cơm gạo, các cụ vui khỏe, đẹp như hoa rừng, năm tới các cụ lại đến vui...".

Bữa cơm nội gia của chủ nhà đã ăn xong, mẹ lúa và những người trong gia đình sẽ đem rổ khoai, rổ bí đỏ đã đồ chín nhừ ra giữa nhà để bắt đầu cuộc bôi khoai, bôi bí chín vào áo của mọi người. Ai bốc được thứ gì thì ăn một miếng còn lại bôi vào áo ông bà chủ nhà rồi áo khách, ai được bôi nhiều người đó sẽ gặp được nhiều may mắn.

Sau cuộc bôi bí là đến cuộc uống rượu cần chum to, lần lượt các cụ ông, đến lượt các cụ bà rồi đến những vị khách quý, uống rượu cần hết lượt rồi mới bước vào cuộc vui nhảy múa.

Cuộc uống rượu cần của người Khơ Mú trong lễ hội Mah Grợ
Cuộc uống rượu cần của người Khơ Mú trong lễ hội Mah Grợ

Chiêng, trống, brinh họa (trống đuổi khỉ) nổi lên. Điệu múa Vêlr Guông được bắt đầu, bộ trống chiêng brinh họa đứng tại một chỗ, gõ dục tốp múa, rộn ràng. Tốp múa nam nữ đang ở đâu đó lẫn trong đám đông bước ra. Nam thì đeo chiếc "khoong khăn" vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ múa. Điệu múa nhún mềm mại và duyên dáng rộn ràng, thoảng hoặc diễn viên múa "lượn lưng eo" làm rung lòng người. Các diễn viên càng say xưa, người xem đứng lô nhô, vòng ngoài đắm chìm trong tiết tấu múa, nhịp điệu múa. Người múa tự khoe mình là chính, mất đi đội hình gò bó và vuông tròn... hòa vào khối quần chúng tạo nên cảnh người múa và người xem là một khi diễn. Đây chính là nét độc đáo của lễ hội Mah grợ và điệu múa Velr Guông của người dân tộc Khơ Mú.

Bài viết về Sơn La liên quan

  • Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn LaẢnh Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn La
    Lễ hội Xên bản Mường Sang là một trong những lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Sơn La. Lễ hội để tưởng nhớ công ơn những người có công lập bản, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa...
  • Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn LaẢnh Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn La
    Đã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La được tổ chức ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của các dân tộc miền núi phía Bắc mà còn khuyến khích phong trào...
  • Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn LaẢnh Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La
    Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch, tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Sơn La, với chủ đề...
  • Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc ChâuẢnh Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu
    Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ hội này là khởi đầu cho mùa màng tươi tốt và...
  • Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn LaẢnh Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn La
    Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu thường diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm hằng năm, tại thung lũng mận Nà Ka. Đây là một lễ hội nhằm tôn vinh loại quả đặc trung của vùng đất này. Lễ Hội Hái Mận...
  • Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn La
    Lễ hội gội đầu của người Thái là một lễ hội độc đáo. Theo người Thái, gội đầu là để rửa hết tội khổ, xả đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may ủa năm cũ theo dòng nước, đi mãi không bao giờ...
  • Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn LaẢnh Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn La
    Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông là một nghi lễ mang tính tâm linh, có ý nghĩa cao đẹp của một cộng đồng người trên một địa bàn. Lễ hội được tổ chức thành 2 cấ, cấp độ thứ nhất là từ ngày 28-29 tháng 9...
  • Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La
    Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng Ba hàng năm, tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La Lễ hội Hết Chá...
  • Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn LaẢnh Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La
    Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động độc đáo và mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ...
  • Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn LaẢnh Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La
    Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen thường được tổ chức vào dịp năm hết, tết đến, với quan niệm là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mùa màng được tươi tốt, bản mường được đoàn kết, cùng nhau xây...
  • Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn LaẢnh Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn La
    Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông được tổ chức từ ngày 15/1 đến 17/1 âm lịch tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sĩ lên Sơn La dẹp...
  • Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012Ảnh Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012
    (lehoi.org)- Sáng 26/3/2012, tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), người dân nô nức trảy hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc...
  • Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn LaẢnh Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn La
    (lehoi.org)- Trong 2 ngày 15-16/2 (tức 16,17 tháng Giêng) người dân khắp các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái nườm nượp kéo về huyện Phù Yên, Sơn La tham dự lễ hội chọi trâu lần...
  • Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc ChâuẢnh Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc Châu
    (lehoi.org) - vào ngày mùng 2 tháng 9 vừa qua, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La, trong đó phần lớn là những người bà con các dân tộc ít người đã nô nức đổ về Khu du lịch rừng thông...
  • Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn LaẢnh Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn La
    Đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương phục dựng 17 lễ hội văn hóa (dân tộc Thái chiếm gần 59%; Khơ Mú 11%, còn lại của các dân tộc Mường, La Ha...

Ghi chú bài viết Lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú tại Sơn La

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú tại Sơn La, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Dân tộc Khơ Mú là dân tộc thuộc nhóm dân tộc thiểu số tại Sơn La, đồng bào cư trú chủ yếu ở các huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu, huyện Mường...