Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun tại Sơn La

Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở tỉnh Sơn La, ngoài những dân tộc Thái, Kinh và Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con dân tộc Xinh Mun định cư lâu đời. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân sang, vào sau dịp tết Nguyên Đán, khi hoa đào đã vãn, hoa ban đã nở trắng sườn non và măng đắng đã mọc ngoài rừng, cũng là dịp bà con dân tộc Xinh Mun, từng nhà từng nhà tưng bừng tổ chức lễ hội Ksai Sa Típ, nghĩa là Lễ hội Lộc hoa, cầu lộc, cầu mùa, cầu phúc, cho con người mạnh khoẻ và mùa màng tươi tốt.

Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun
Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun

Lễ hội lần lượt tổ chức từng nhà một, mỗi bản có bao nhiêu nhà thì có bấy nhiêu ngày hội, lễ hội tuy kéo dài, nhưng không bao giờ diễn ra khi hoa ban đã tàn, măng đắng đã mọc cao, vì khi ấy mùa làm nương (đầu tháng 4 dương lịch) đã bắt đầu, để không ảnh hưởng đến công việc sản xuất.

Tuy lễ hội được tổ chức trong từng nhà, nhưng đây lại là dịp hội tụ dân bản vì ai cũng tự giác tham gia và ai làm trái với lệ thì dễ bị chê cười, ghét bỏ, thậm chí có thể còn bị loại ra khỏi cộng đồng.

Gọi là lễ hội nhưng không tốn kém vì được tổ chức rất đơn giản. Mâm lễ hội, ngoài 2 con gà luộc, một "ếp" xôi gạo mới, 1 đĩa trầu cau và ba chum rượu cần, là 2 bát canh nấu từ hoa ban và măng đắng - một món cúng thần linh và tổ tiên có tính bắt buộc.

Độc đáo lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun
Độc đáo lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun

Một cây nêu cao 4 đến 5m dựng ở giữa nhà, được trang trí bằng những lá xanh và những cành hoa ban trắng ngần buộc gài kín cây nêu, ngoài ra bà con còn gài thêm những bông lúa nếp vàng được giữ nguyên sau khi gặt vụ mùa năm trước, xung quanh cây nêu có 3 vò rượu cần, đặc biệt là có từ 3 đến 5 "bàn sang" - 1 loại nhạc cụ được "chế tạo" từ các chum và vò con, bên trong được làm bằng một mảnh đồng mỏng, hình tròn đục thủng một lỗ ở cạnh mép nắp, để xỏ dây vào khi gõ một tay cầm dây nâng lên, hạ xuống trên miệng chum, tay bên kia thì cầm 1 que tre gõ nhịp nhàng lên nắp chum, tạo nên một âm hưởng mang đậm bản sắc dân tộc quện vào tiếng trống, tiếng chiêng lúc trầm, lúc bổng, lúc dịu dàng, khi bùng lên sôi nổi thúc giục tất cả mọi người vào hội xoè quanh cây nêu.

Lễ hội sẽ được bắt đầu khi chủ nhà (chủ lễ) ngồi nghiêm chỉnh ở bên cạnh mâm lễ khấn: Hỡi người trông coi ở tầng dưới hãy lên để trông coi cho ta hôm nay làm Lễ Ksai Sai Típ, thần linh hãy bảo vệ, hãy ăn hoa thay cơm, uống rượu thay măng, ăn hương thay hương thơm, ăn hương nếp thay cơm, ăn rồi hãy bảo vệ cho cuộc vui lành mạnh, cho hết ốm đau, cho vui trọn vẹn. Người lớn bảo nhau, trẻ em nghe lời người lớn, được vậy thì ước gì cũng có, sống lâu muôn tuổi, hỡi thần linh hãy bảo vệ hãy ngồi mâm đây ăn thịt, ăn hoa, ăn hương thơm, hãy phù hộ cho con cháu khoẻ như con gấu trong rừng, chạy nhanh như con hoẵng ngoài núi.

Rời mâm cỗ cúng ở góc nhà sàn, chủ lễ bước đến cạnh cây nêu ở giữa nhà, vít cần rượu nói lời mời tổ tiên uống trước bằng những lời trân trọng và thiết tha: "Hỡi tổ tiên, hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày sản xuất đã được nhìn thấy kết quả, con cháu làm lễ hội Ksai Sa típ, tổ tiên hãy đến bảo vệ cho con cháu ăn uống vui vẻ, vui chơi thoả mái, nhưng xin hãy đừng để cho ai uống say làm náo loạn bản mường, cãi cọ nhau làm xấu hổ mọi người, năm nay vui, năm mới vui tiếp, như thế mới vui bản yên mường, ai cũng sống lâu muôn tuổi, gìn giữ cuộc sống, chống lại thú rừng, người xấu quấy phá". Chủ lễ lại tiếp tục mời thần linh uống rượu: "Hỡi thần linh, bảo vệ ta, hãy bảo vệ ta đến cùng, xin mời thần linh uống rượu cùng ta".
Sau khi mời tổ tiên và thần linh uống rượu xong, chủ lễ trân trọng mời 3 "già bản" có uy tín trong dòng họ, trong bản mường, sau đó mời đến các con các cháu, và toàn thể những người dân bản đến dự lễ hội uống rượu.
Cùng lúc tiệc rượu được bắt đầu là tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng nhạc từ nhạc cụ "bàn sang" nổi lên rộn rã, mọi người nắm tay bắt đầu múa xoè xung quanh cây nêu ở giữa nhà. Khác với xoè Thái êm dịu, nhẹ nhàng, xoè quanh cây nêu lễ hội Lộc hoa rộn ràng, mạnh mẽ và có phần quyết liệt hơn, ồn ã hơn nhiều, xoè múa say sưa, lúc cầm tay nhau, lúc xoè khan, lúc dùng khăn nối vào nhau, tạo thành điệu xoè kéo co (xoè Thái không đâu có). Xoè khoảng 1h, khi tiếng trống tiếng nhạc trầm dần, họ lại mời nhau uống rượu cần, rồi lại tiếp tục xoè, hết đợt này đến đợt khác, kéo dài đến lúc phương đông hửng sáng thì mới kết thúc, mọi người hoan hỉ xuồng cầu thang để về nhà, để đến buổi tối hôm sau lại đến dự Lễ hội ở nhà người trong họ hoặc cùng mường cho đến khi hoa ban đã tàn, măng đắng mọc cao.

Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun tại Sơn La ảnh 2

Hoàn toàn khác với lễ hội của các dân tộc anh em, lễ hội Ksai sa típ của người Xinh Mun Tây bắc tuy kéo dài nhiều ngày nhưng lại không ăn uống linh đình, chỉ múa không có hát, vừa giản dị lại vừa vui, thường được tổ chức từng gia đình, vào một buổi tối ấm cúng nên rất vui, thể hiện được bản sắc văn hoá của một dân tộc sống ở nơi biên giới Việt - Lào xa xôi.

Bài viết về Sơn La liên quan

  • Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn LaẢnh Đặc sắc lễ hội Xên bản Mường Sang tỉnh Sơn La
    Lễ hội Xên bản Mường Sang là một trong những lễ hội truyền thống của người Thái trắng ở Sơn La. Lễ hội để tưởng nhớ công ơn những người có công lập bản, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa...
  • Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn LaẢnh Tưng bừng lễ hội chọi trâu Sơn La
    Đã thành thông lệ, lễ hội chọi trâu Sơn La được tổ chức ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ gắn kết tinh thần đoàn kết của các dân tộc miền núi phía Bắc mà còn khuyến khích phong trào...
  • Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn LaẢnh Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La
    Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông tại Sơn La diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch, tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Sơn La, với chủ đề...
  • Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc ChâuẢnh Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu
    Lễ cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu được xem là một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất trong năm của người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn la. Lễ hội này là khởi đầu cho mùa màng tươi tốt và...
  • Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn LaẢnh Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu ở Sơn La
    Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu thường diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Năm hằng năm, tại thung lũng mận Nà Ka. Đây là một lễ hội nhằm tôn vinh loại quả đặc trung của vùng đất này. Lễ Hội Hái Mận...
  • Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội gội đầu của người Thái ở Sơn La
    Lễ hội gội đầu của người Thái là một lễ hội độc đáo. Theo người Thái, gội đầu là để rửa hết tội khổ, xả đi những cái vất vả, bệnh tật, những điều không may ủa năm cũ theo dòng nước, đi mãi không bao giờ...
  • Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn LaẢnh Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông ở Sơn La
    Lễ hội TUSU của dân tộc H'Mông là một nghi lễ mang tính tâm linh, có ý nghĩa cao đẹp của một cộng đồng người trên một địa bàn. Lễ hội được tổ chức thành 2 cấ, cấp độ thứ nhất là từ ngày 28-29 tháng 9...
  • Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn LaẢnh Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La
    Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng Ba hàng năm, tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái ở Sơn La Lễ hội Hết Chá...
  • Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn LaẢnh Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La
    Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai ở Sơn La là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng động độc đáo và mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Lễ...
  • Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn LaẢnh Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La
    Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen thường được tổ chức vào dịp năm hết, tết đến, với quan niệm là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mùa màng được tươi tốt, bản mường được đoàn kết, cùng nhau xây...
  • Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn LaẢnh Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông ở Sơn La
    Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tông được tổ chức từ ngày 15/1 đến 17/1 âm lịch tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lê Thái Tông đã hai lần chỉ huy quân sĩ lên Sơn La dẹp...
  • Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012Ảnh Vui hội Hết Chá, Mộc Châu, Sơn La 2012
    (lehoi.org)- Sáng 26/3/2012, tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), người dân nô nức trảy hội Hết Chá. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc...
  • Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn LaẢnh Lần đầu tiên tổ chức lễ hội chọi trâu Phù Yên - Sơn La
    (lehoi.org)- Trong 2 ngày 15-16/2 (tức 16,17 tháng Giêng) người dân khắp các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái nườm nượp kéo về huyện Phù Yên, Sơn La tham dự lễ hội chọi trâu lần...
  • Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc ChâuẢnh Nô nức Lễ hội Xoè Chá 2010 ở Mộc Châu
    (lehoi.org) - vào ngày mùng 2 tháng 9 vừa qua, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La, trong đó phần lớn là những người bà con các dân tộc ít người đã nô nức đổ về Khu du lịch rừng thông...
  • Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn LaẢnh Phục dựng 17 lễ hội văn hóa tại Sơn La
    Đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương phục dựng 17 lễ hội văn hóa (dân tộc Thái chiếm gần 59%; Khơ Mú 11%, còn lại của các dân tộc Mường, La Ha...

Ghi chú bài viết Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun tại Sơn La

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun tại Sơn La, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở tỉnh Sơn La, ngoài những dân tộc Thái, Kinh và Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con dân tộc Xinh Mun định...