Phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống tại Quảng Ninh

Nằm trong mục tiêu xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại vào năm 2015, nên việc phục dựng các lễ hội truyền thống được các lãnh đạo địa phương đặc biệt quan tâm. 

Hiện nay, công tác phục dựng và phát huy các lễ hội truyền thống của thành phố đã bước đầu đạt được kết quả khả quan với mục tiêu nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, từng bước hình thành các điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn, độc đáo, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Hạ Long.

Trong những năm qua, cùng với việc tăng cường công tác bảo tồn và phát triển giá trị kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, thành phố còn quan tâm phục dựng những lễ hội truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân, tạo thêm các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, phục vụ phát triển du lịch và thu hút nhiều du khách.

Lễ hội đình Lục Nà góp phần phục dựng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống
Lễ hội đình Lục Nà góp phần phục dựng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống

UBND thành phố Hạ Long đã tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả việc phục dựng các lễ hội truyền thống trên địa bàn. Cùng với đó, thành phố cũng chỉ đạo UBND các phường, các phòng, ban chuyên môn triển khai công tác tổ chức duy trì, làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị vốn có của các lễ hội. Để tạo không gian tổ chức lễ hội, thành phố cũng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng khu vực địa giới của một số điểm đền và chùa như: chùa Lôi Âm, đền Giác Võng, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, …

Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn nằm trong cụm di tích lịch sử, danh thắng văn hoá núi Bài Thơ, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII để tưởng nhớ công lao vị tướng tài, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Từ năm 2008 đến nay, Lễ hội được phục dựng đã trở thành một nét văn hoá truyền thống của nhân dân TP Hạ Long, góp phần quảng bá văn hoá địa phương, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ tổ tiên đã chiến đấu để bảo vệ và gìn giữ non sông đất nước Việt Nam.

Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn

Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn hàng năm được tổ chức trọng thể vào thời gian diễn ra tuần du lịch Hạ Long là dịp để nhân dân và du khách gần xa hiểu sâu sắc hơn về giá trị lịch sử văn hoá của cụm di tích lịch sử, danh thắng, văn hoá chùa Long Tiên - đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn- núi Bài Thơ; từ đó, góp phần bảo vệ, giữ gìn, nâng cao trách nhiệm, đóng góp công sức trong việc tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử của Hạ Long.

Nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn văn hoá diễn ra tại lễ hội như: múa sinh tiền, nghi lễ rước thần từ đền qua đường 25/4, qua Cột Đồng Hồ đến đường Lê Thánh Tông, về chùa Long Tiên, sau đó rước Đức ông hồi cung… Việc phục dựng lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, mà còn là một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút đông đảo du khách đến Hạ Long.

Du khách trẩy hội chùa Lôi Âm
Du khách trẩy hội chùa Lôi Âm

Lễ hội chùa Lôi Âm cũng là một trong những lễ hội được phục dựng và phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Ngôi chùa tương truyền được xây dựng vào thời nhà Trần và toạ lạc ở đỉnh một ngọn núi cao trên 350m. Theo sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ, vua Trần Nhân Tông cùng những nhà sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, các đại sư Huyền Quang, Pháp Loa đã từng đến giảng kinh ở đây. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay ngôi chùa đang được trùng tu xây dựng lại, vẫn giữ được không gian rộng lớn của nền chùa cũ với vườn bia, vườn tháp và cây hương có niên đại từ thế kỷ XVII. Vào năm 1975, Nhà nước đã cho đắp đập Yên Lập làm hồ để tưới tiêu cho các địa phương Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ,... với tổng diện tích 182km2. Sau khi hoàn thành, mực nước ở đây dâng cao, ôm quanh chân núi tạo thành một hồ nước lớn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn với những đảo nổi tự nhiên như đảo Giáp Giới, đảo Cua, đảo Canh, đảo Bàn Tay,  … cùng với rừng thông rộng phủ kín các ngọn đồi, tạo nên cảnh đẹp nên thơ. Chùa Lôi Âm nằm giữa những cánh rừng thông cổ thụ trên đỉnh một ngọn núi cao. Đến chùa Lôi Âm lễ Phật và ngắm cảnh chùa, du khách phải vượt qua hồ Yên Lập bằng xuồng máy dịch vụ của các hộ dân ven hồ. Những năm gần đây, chùa Lôi Âm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến vãn cảnh và lễ Phật mỗi năm.

TP Hạ Long đã tiến hành việc phục dựng lễ hội chùa Lôi Âm sau nhiều năm bị mai một. Lễ hội chùa Lôi Âm trong tương lai không xa không chỉ là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của riêng người dân Hạ Long mà sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước./.

Bài viết về Quảng Ninh liên quan

  • Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nayẢnh Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
    Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
  • Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng NinhẢnh Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
    Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
  • Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
    Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
  • Lễ hội Đức ông Trần Quốc NghiễnẢnh Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
    Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
  • Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng NinhẢnh Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
    Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
  • Lễ hội Carnaval Hạ LongẢnh Lễ hội Carnaval Hạ Long
    Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
  • Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015Ảnh Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
    (lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
  • Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng NinhẢnh Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
    (lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
  • Khai hội đình Vạn Ninh - Móng CáiẢnh Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
    (lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
  • Lễ hội Quan Lạn tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
    Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
  • Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
    Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
  • Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
  • Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng NinhẢnh Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
  • Lễ xuống đồng tại Quảng NinhẢnh Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
  • Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng NinhẢnh Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống tại Quảng Ninh

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống tại Quảng Ninh, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Nằm trong mục tiêu xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại vào năm 2015, nên việc phục dựng các lễ hội truyền thống được các lãnh đạo địa...