Náo nức Lễ hội Tiên Công 2012
BTC cho biết, lễ hội Tiên Công năm nay có 202 cụ đến tuổi thượng thọ (tức 3 độ tuổi 80, 90 và 100 tuổi) lên miếu lễ tổ tiên. Trong đó, có 11 cụ được gia đình, dòng họ tự tổ chức đám rước theo nghi lễ truyền thống và 5 đám rước tập thể do địa phương tổ chức, còn các cụ khác thì được con cháu tổ chức lễ mừng thọ tại gia đình.
Lễ vật và nghi án - những thủ tục không thể thiếu của lễ rước
Được biết, năm nay là năm thứ 8 liên tiếp xã Yên Hải tổ chức đám rước tập thể với tổng cộng là 14 cụ, trong đó có 2 cụ 90 tuổi. Theo thống kê, trong số 202 cụ ở độ tuổi thượng thọ có cụ bà Nguyễn Thị Trụ ở phường Phong Cốc năm nay tròn 100 tuổi, 22 cụ 90 tuổi, còn lại là các cụ 80 tuổi. Ngoài ra còn có 3 cặp vợ chồng cụ thượng đồng niên song thọ và 3 cụ thượng bà là chị em dâu.
Đông đảo người dân và du khách đến tham dự Lễ hội Tiên Công
Từ sáng sớm, đám rước các cụ thượng thọ lên miếu lễ tổ tiên đã được con cháu chuẩn bị và bắt đầu xuất phát từ gia đình. Theo truyền thống, con cháu đội các mâm lễ vật đi trước, mâm lễ có trầu cau, rượu, xôi, gà hoặc thủ lợn, hương án trên có kết hoa. Các cụ thượng thọ sẽ đi sau, còn các cụ già yếu thì được con cháu khiêng bằng võng có lọng. Mỗi gia đình, dòng họ đã tạo thành một đám rước và các đám rước nhỏ này sẽ nhập lại khi đến gần miếu Tiên Công tạo nên một không khí tưng bừng náo nhiệt cho ngày hội. Sau khi ác cụ vào miếu dâng lễ vật và tế Tiên Công thì đến giữa trưa phần lễ kết thúc.
Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian phong phú, sôi nổi như: tổ tôm điếm, kéo co, hát đúm, đánh đu... thu hút đông đảo mọi người tới tham gia, cổ vũ.
Chơi đu trong lễ hội Tiên Công
Trao đổi với PV, ông Dương Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Cẩm La, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết: Năm nay các cụ thượng thọ năm nay tăng hơn nhiều so với năm trước và Lễ hội lại trùng vào ngày chủ nhật, do vậy lượng khách thập phương và con em trong vùng đi làm ăn xa trở về tham gia lễ hội rất đông. Theo ước tính, Lễ hội năm nay thu hút khoảng hơn một vạn lượt người tham dự.
Theo baoquangninh
Bài viết về Quảng Ninh liên quan
- Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
- Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
- Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
-
- Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
- Lễ hội Carnaval Hạ Long
Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
- Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
(lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
- Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
(lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
- Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
(lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
-
- Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
- Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
- Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
- Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
- Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
Ghi chú bài viết Náo nức Lễ hội Tiên Công 2012
Từ khóa:
Sáng 29-1 (tức mùng 7 Tết), Lễ hội Tiên Công - một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã được lonng trọng...