Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán tại Quảng Ninh

(lehoi.info) - Nghi lễ cấp sắc là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào người dân tộc Dao Thanh phán Hoành Bồ. Mọi người con trai của người Dao Thanh phán đều phải làm lễ cấp sắc, đó vừa là nghĩa vụ, lại vừa là bổn phận và vừa là niềm vinh dự, niềm tự hào của mỗi một chàng trai người Dao Thanh Phán… 
Tiến hành nghi lễ dâng đèn trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán.
Tiến hành nghi lễ dâng đèn trong lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán.

Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của những người Dao Thanh Phán ở Hoành Bồ. Trong đó có chứa đựng rất nhiều nội dung tư tưởng mang tính giáo dục sâu sắc, thể hiện bản chất tốt đẹp và mang đậm bản sắc của người dân tộc Dao. 
Thông qua nội dung của các bài cúng khấn, của các bài hát trong lễ cấp sắc đã nói lên khát vọng của những con người mong muốn có được một cuộc sống sung sướng và hạnh phúc, thể hiện được những quan niệm về đạo đức, chứa đựng những giá trị nhân bản mang tính hướng thiện và có tác dụng giáo dục sâu sắc. 

Trình tự hành lễ diễn ra như sau: Các bước làm lễ cấp sắc cũng khá cầu kỳ và sẽ kéo dài tới 3 ngày, 3 đêm, nay các thủ tục có thể đã được rút gọn hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các trình tự hành lễ. Đầu tiên đó là lễ dâng hương có ý nghĩa là báo cho ông bà tổ tiên, thần linh được biết gia đình có người làm lễ cấp sắc. Đây cũng chính là giờ phút thiêng liêng nhất mở đầu cho thời gian làm lễ kéo dài cũng là lúc không khí tưng bừng nhất và sôi động nhất. Tiếng trống, tiếng chuông và tiếng kèn vang lên rộn rã. Các thầy cúng, những người giúp việc, người được cấp sắc và đặt tên đều cùng nhau nhảy múa theo tiếng nhạc, đã thu hút đông đảo nhân dân trong xóm và ngoài làng cùng đến xem đông như hội. 

Sau lễ dâng hương là đến lễ khai đàn với ý nghĩa là từ giờ phút này mảnh đất này đã trở nên thiêng liêng bởi đã có ông bà tổ tiên thần linh về để ngự giám, bởi vậy tất cả mọi việc làm đều phải thận trọng. Tiếp theo là đến lễ dâng đèn với ý nghĩa dẫn dắt người được cấp sắc đi vào con đường học hành để nâng cao thêm sự hiểu biết… Lễ cấp sắc sẽ kết thúc vào lúc nửa đêm, từ đây mọi nghi lễ còn lại chủ yếu là dành cho người được cấp sắc. Như lễ Thượng quang (lễ tế trời) để nhằm cảm ơn và cầu mong trời sẽ phù hộ cho gia chủ và cho người được cấp sắc, đặt tên gặp mọi điều tốt lành ở trong cuộc sống. Lễ còn có ý nghĩa đó là đón ánh sáng thiêng liêng toả ra từ vị vua có quyền uy tối cao ở trên trời chính là Ngọc Hoàng thượng đế. Bởi vậy, lễ Thượng quang được làm ở ngoài trời vào lúc trời rạng sáng. 

Kết thúc phần lễ, ông thầy cả sẽ cầm tù và giương lên trời cao và thổi liên tục những hồi dài. Tiếng tù và cất lên vang vọng khắp cả bản làng, khắp cả núi rừng trong đêm thanh vắng làm cho cuộc lễ càng trở nên thiêng liêng và huyền bí. Được chứng kiến cảnh ông thầy cúng nhảy múa tế lễ và thổi tù và trong lễ Thượng quang khiến cho ta liên tưởng đến những cuộc tế lễ thần linh của các bộ tộc thời lịch sử xa xưa của loài người. Đó chính là một nét độc đáo mang tính chất nguyên bản của lễ cấp sắc của tộc người Dao Thanh Phán ở Hoành Bồ.
Các thầy cúng vừa nhảy múa, vừa làm lễ trong lễ cấp sắc.
Các thầy cúng vừa nhảy múa, vừa làm lễ trong lễ cấp sắc.

Lễ Giao dấu ấn sẽ được làm ngay sau đó với ý nghĩa từ nay trở đi người được cấp sắc có thể làm thầy được. Nhưng khi đã được trao ấn mộc rồi thì người được cấp sắc vẫn cần phải miệt mài học tập để nâng cao kiến thức nhiều hơn nữa thì mới được trao cho ấn có mực. Kết thúc bài khấn, thầy cả sẽ giao con dấu cùng với 2 mảnh âm dương cho người được cấp sắc. Con dấu và 2 mảnh âm dương được gói ở trong một chiếc khăn tay và được coi như vật bảo bối của gia đình, được cất giữ rất cẩn thận. Sau này nếu người được cấp sắc đi làm thầy cúng thì sẽ mang theo và đem con dấu này ra để dùng. Đây chính là giây phút thiêng liêng và tự hào đối với người được cấp sắc ở trong ngày lễ trọng đại này. Sau đó là đến lễ cấp binh với ý nghĩa từ nay trở đi người được cấp sắc sẽ được cấp một số binh lính để che chở và bảo vệ trong cuộc sống hàng ngày. Tiếp đó sẽ là đến lễ kết hôn với ý nghĩa là để cho Ngọc Hoàng Thượng đế và các thần linh chứng giám và nhận người vợ của thầy ở trên dương gian trần thế cũng là vợ của thầy ở cõi âm, để sau này khi qua đời vợ chồng thầy vẫn được ở bên nhau… 
Nghi lễ cúng tạ ơn tổ tiên của những người được cấp sắc
Nghi lễ cúng tạ ơn tổ tiên của những người được cấp sắc

Hiện nay ở một số xã vùng cao như Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng của huyện Hoành Bồ, những gia đình dân tộc người Dao Thanh Phán có điều kiện hơn về kinh tế vẫn tổ chức lễ cấp sắc cho con cháu trong gia đình, trong dòng tộc mình. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương khác đến nay đã không còn tổ chức lễ cấp sắc thường xuyên như trước đây nữa vì nhiều lý do về nhận thức và cả về kinh tế. Xác định đây chính là một di sản quý, tỉnh Quảng Ninh cần có biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy tốt lễ cấp sắc này trong thực trạng di sản đang bị biến dạng và có nguy cơ bị mai một dần trong đời sống ngày hôm nay./. lehoi.info tổng hợp  

Bài viết về Quảng Ninh liên quan

  • Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nayẢnh Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
    Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
  • Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng NinhẢnh Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
    Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
  • Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
    Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
  • Lễ hội Đức ông Trần Quốc NghiễnẢnh Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
    Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
  • Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng NinhẢnh Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
    Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
  • Lễ hội Carnaval Hạ LongẢnh Lễ hội Carnaval Hạ Long
    Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
  • Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015Ảnh Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
    (lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
  • Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng NinhẢnh Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
    (lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
  • Khai hội đình Vạn Ninh - Móng CáiẢnh Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
    (lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
  • Lễ hội Quan Lạn tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
    Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
  • Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
    Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
  • Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng NinhẢnh Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
  • Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng NinhẢnh Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
  • Lễ xuống đồng tại Quảng NinhẢnh Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
  • Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng NinhẢnh Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
    (lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán tại Quảng Ninh

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán tại Quảng Ninh, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Nghi lễ cấp sắc là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào người dân tộc Dao Thanh phán Hoành Bồ. Mọi người con trai của người Dao Thanh phán đều...