Kế hoạch tổ chức lễ hội Văn hoá dân tộc Sán Chỉ, dân tộc Tày 2011 tại Quảng Ninh
Thực hiện chủ trương của huyện về tiếp tục duy trì tổ chức các lễ hội các dân tộc huyện nhà nhằm tạo không khí phấn khởi, vui tươi cho nhân dân trong dịp tết nguyên đán Tân Mão 2011, đồng thời để lễ hội văn hoá dân tộc Tày huyện Tiên Yên lần thứ II và dân tộc Sán chỉ lần thức V được tổ chức thành công, UBND huyện Tiên Yên đã xây dựng kế hoạch tổ chức với nội dung như sau:
Lễ hội văn hoá dân tộc Sán Chỉ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Chương trình tổ chức lễ hội
Đối với Lễ hội Văn hoá dân tộc Sán Chỉ, sẽ được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Tiên Yên từ ngày 15 đến ngày 16/2/2011. Vì sau khi tổ chức thành công 03 kỳ liên tiếp, huyện đã giao lại cho các xã hàng năm chủ động tổ chức. Năm 2010 các xã đã tổ chức tốt được đồng bào dân tộc tham gia nhiệt tình. Để tiếp tục phát huy tính chủ động của các xã cũng như để việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình thực sự là quyền lợi và trách nhiệm của chính đồng bào dân tộc đó, năm 2011, huyện tiếp tục giao cho xã Đại Thành đăng cai tổ chức lễ hội văn hoá dân tộc Sán chỉ lần thứ V. Các xã: Phong Dụ, Đông Hải, Đại Dực cử các đội tham gia. Để động viên phong trào, huyện sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn và kinh phí giải thưởng.
Đối với Lễ hội văn hoá dân tộc Tày lần thứ II được huyện đứng ra tổ chức tại xã Hà Lâu từ ngày 12 -13/02/2011 (tức 10-11/01 âm lịch) tập trung vào các nội dung sau:
Ngày 12/12/2011 (tức ngày 10 tết): Buổi chiều: Các đơn vị tập trung tại địa điểm tổ chức. Buổi tối: Tổ chức đêm giao lưu văn nghệ giữa các đơn vị, uống rượu xuân, đốt lửa trại: Mỗi đơn vị xã tham gia tổ chức thành 01 đội, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc mình với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước (hát then bằng tiếng Tày, dịch ra tiếng phổ thông, đánh đàn tính...). Riêng đơn vị đăng cai, bố trí thêm các tiết mục tham gia giao lưu mang đặc trưng của các dân tộc sinh sống trên địa bàn xã.Ngày 13/02/2011 (tức ngày 11 tết): Thi đan lát đồ dùng phục vụ sản xuất: Cụ thể thi đan quang gánh mạ trong 30 phút. Kích cỡ quang gánh: rộng 25cm, dài 40cm; mỗi thôn 01 đội (gồm 3 người) tham gia (vật liệu do các đội chuẩn bị)…; Thi các làn điệu dân ca: hát then, hát lượn (hát giao duyên đối đáp), thổi kèn lá (lá dứa dại mọc trên rừng), trích đoạn lễ xuống đồng, đánh đàn tính, trình diễn trang phục dân tộc,... ; Thi văn hoá ẩm thực: gói bánh Tày (bánh trưng gói dài), làm bánh giầy, trưng bày xôi mầu. Mỗi thôn 01 đội (gồm 3 người); Thi các môn thể thao dân tộc và chơi các trò chơi dân gian: đi cà kheo, đánh cầu trinh, bắn nỏ, đánh quay, ném còn, kéo co, đẩy gậy. Mỗi xã thành lập 01 đội.
Lễ hội văn hoá dân tộc Tày, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Nhiệm vụ cụ thể của Ban tổ chức lễ hội
Ban tổ chức Lễ hội văn hoá dân tộc Tày gồm: Lãnh đạo các đơn vị và Thường trực UBND huyện: UBND xã Hà Lâu, phòng Tài chính Kế hoạch huyện, công an, Phòng Văn hoá và Thông tin, Bệnh viện ĐKKV Tiên Yên. Ban tổ chức có nhiệm vụ: Thành lập các Tiểu ban để tổ chức điều hành Lễ hội; Trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức Lễ hội; Chuẩn bị kinh phí tổ chức lễ hội (Trang trí khánh tiết, tuyên truyền, giải thưởng và công tác tổ chức Lễ hội.. v.v.....); Chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành liên quan hỗ trợ tạo điều kiện về tinh thần và vật chất tổ chức Lễ hội diễn ra an toàn và đạt kết quả.
UBND các xã tham gia lễ hội (Dân tộc Sán chỉ và Tày) chủ động tổ chức luyện tập, xây dựng kế hoạch và tham gia Lễ hội Văn hoá. Các đoàn về tham gia chuẩn bị dụng cụ tham gia các phần thi của đội mình và phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đăng ký nội dung và danh sách tham gia Lễ hội văn hoá dân tộc Tày.
Tiên Yên có diện tích khoảng 645 km2,là huyện miền núi ven biển, dân số trên 4,5 vạn người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 48%, với 9 dân tộc (Kinh, Tày, Dao, Hoa, Nùng, H’Mông, Sán dìu, Sán chỉ, Cao Lan) cùng sinh sống. Để bảo tồn và và phát triển văn hoá các dân tộc huyện Tiên Yên nói chung, dân tộc Tày và dân tộc Sán ch nói riêng, từ năm 2005, UBND huyện đã chỉ đạo phục dựng và tổ chức thành công lễ hội văn hoá dân tộc Tày (lần thứ I, tháng11/2009), dân tộc Sán chỉ (đã tổ chức 04 lần). |
Phòng Văn hoá và Thông tin huyện là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm về chuyên môn tổ chức Lễ hội như sau: Tham mưu thành lập Ban tổ chức và các tiểu ban điều hành Lễ hội văn hoá dân tộc Tày; Chủ trì tham mưu tổ chức Lễ hội, tổng hợp báo cáo kết quả; Xây dựng kịch bản chi tiết cho lễ hội văn hoá dân tộc Tày, hướng dẫn cụ thể yêu cầu của các nội dung đã nêu trong Mục II (phần B); Cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ xã Đại Thành về chuyên môn; Xây dựng dự trù kinh phí tổ chức lễ hội trình Thường trực UBND huyện phê duyệt; Tham mưu các văn bản chỉ đạo của UBND huyện và Ban Tổ chức; Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức tốt lực lượng tham gia Lễ hội.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Lễ hội văn hoá dân tộc Tày huyện Tiên Yên lần thứ II và Lễ hội văn hoá dân tộc Sán chỉ lần thứ V năm 2011. UBND huyện yêu cầu các đơn vị, cơ quan, các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ được phân công để triển khai thực hiện đạt kết quả./.
Bài viết về Quảng Ninh liên quan
- Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
- Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
- Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
-
- Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
- Lễ hội Carnaval Hạ Long
Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
- Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
(lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
- Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
(lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
- Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
(lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
-
- Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
- Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
- Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
- Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
- Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
Ghi chú bài viết Kế hoạch tổ chức lễ hội Văn hoá dân tộc Sán Chỉ, dân tộc Tày 2011 tại Quảng Ninh
Từ khóa:
(lehoi.org) - UBND huyện Tiên Yên v ừa qua đã ban hành công văn số 50/KH-UBND ngày 14/12/2010 về kế hoạch “Tổ chức lễ hội văn hoá dân tộc Sán Chỉ, dân tộc...