Tổ chức ngày hội văn hóa Chăm-Katê lần thứ II tại Ninh Thuận

(lehoi.info) - Vừa qua,  “Ngày hội Văn hóa Chăm - Katê lần thứ II tại Ninh Thuận năm 2011” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cơ quan đại diện của Bộ tại TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc, các đơn vị trực thuộc và các Bộ, Ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức.  

Ngày hội Văn hóa Chăm - Katê là một hoạt động nằm trong chương trình hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011. Qua đó giới thiệu và phát huy nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Chăm nói chung và góp phần phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận nói riêng.

Ngày hội Văn hóa Chăm - Katê là một hoạt động được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ các vị thần linh đã phù hộ cho thôn làng bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống no ấm hạnh phúc.
Ngày hội Văn hóa Chăm - Katê là một hoạt động được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ các vị thần linh đã phù hộ cho thôn làng bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống no ấm hạnh phúc.

Lễ hội văn hóa Chăm - Katê chính là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên chặng đường dài lịch sử gian truân của mình.

Những điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội
Những điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội

Lễ hội Katê ở Ninh Thuận được tổ chức ở Đền Pô Naga (thờ thần mẹ xứ sở) tại Hữu Đức, tháp Pô Rôme tại Hậu sanh, tháp Chàm và  tháp Pôklong Garai tại Đô Vinh. Lễ diễn ra ở 3 nơi cùng lúc, cùng giờ, cùng ngày. Sau khi chuẩn bị xong lễ vật thì lễ Katê sẽ được tiến hành theo 4 bước: Lễ rước y phục - Lễ mở cửa tháp - Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần Siva và tượng vua trong tháp) - Lễ mặc y phục - Đại lễ - Hội.

Nét đặc trưng của lễ hội Katê là trong mỗi bước hành lễ thì thầy cả sư (Pô Dhia) đọc kinh, ông thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca, sau đó lần lượt mời các vị thần, bà bóng dâng lễ vật, rót rượu lên thần linh và bà con dự lễ khấn vái cầu thần linh ban cho sức khỏe, may mắn, mùa màng....

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Chăm
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Chăm

Kết thúc buổi lễ là điệu múa thiêng của bà bóng trong tháp. Bên ngoài bắt đầu vang lên không khí trẩy hội, những chàng trai cô gái Chăm trong sắc phục truyền thống nghiêng mình múa hát những điệu dân ca, dân vũ Chăm rộn ràng theo nhịp kèn Sarainai, trống Ginăng, ...Không khí náo nhiệt kéo dài đến khi mặt trời ngả về chiều thì lễ hội kết thúc.

Ngày hội Văn hóa Chăm-Katê là một hoạt động được tổ chức hàng năm vào đầu tháng 7 (theo lịch của người Chăm) tức khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch để tưởng nhớ các vị thần linh đã phù hộ cho thôn làng bình yên, người dân có cuộc sống no ấm, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu./.

Bài viết về Ninh Thuận liên quan

Ghi chú bài viết Tổ chức ngày hội văn hóa Chăm-Katê lần thứ II tại Ninh Thuận

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tổ chức ngày hội văn hóa Chăm-Katê lần thứ II tại Ninh Thuận, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Vừa qua, “Ngày hội Văn hóa Chăm - Katê lần thứ II tại Ninh Thuận năm 2011” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cơ quan đại diện...