Trả lại nếp sống văn minh cho lễ hội tại Nghệ An

Năm 2011 sắp hết, những lễ hội truyền thống trong năm cũng đang khép lại để chuẩn bị cho một mùa lễ hội mới năm sau. Nhìn lại hơn 20 lễ hội trong năm 2011, chúng ta thấy có nhiều điều đáng ghi nhận nhưng vẫn còn tồn tại không ít những trăn trở.

Trong năm 2011, các lễ hội truyền thống trên địa bàn toàn tỉnh đã có sự phát triển về cả quy mô và số lượng. Đây chính là động lực để khơi dậy những nét văn hóa truyền thống và tạo điều kiện cho các địa phương phục hồi cũng như bảo tồn những giá trị văn hóa riêng của dân tộc. Đồng thời, thông qua lễ hội, mỗi địa phương đã có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh quê hương mình đến với bè bạn gần xa. Hơn thế nữa, lễ hội là dịp để người dân ôn lại truyền thống, xây đắp tình cảm với quê hương ngày càng bền chặt, là dịp để các thành viên trong cộng đồng mở rộng giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết... Sau mùa lễ hội, bà con nhân dân lại vui vẻ phấn khởi trở về với cuộc sống hàng ngày.

Rác thải bừa bãi sau tan hội
Rác thải bừa bãi sau tan hội

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, ở một số lễ hội vẫn còn tồn tại những bức xúc cần sớm được khắc phục. Đó là tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan của lễ hội. Ví dụ như tại Lễ hội Đền Cuông (Diễn Châu), do số lượng người về tham dự quá đông nên BTC lễ hội không thể kiểm soát được vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường khiến cho khắp sân đền và sân hội tràn đầy rác thải. Bên cạnh đó là tình trạng đốt vàng mã với số lượng lớn không chỉ gây lãng phí tiền của mà còn làm ô nhiễm môi trường. Trước đó, từ tháng 7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, lễ hội, trong đó có việc cấm các hành vi đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử- văn hóa và những nơi công cộng khác. Nhưng tại nhiều lễ hội, Nghị định trên đã bị "bỏ quên". 

Những trò cờ bạc trá hình thu hút rất đông các du khách trẻ
Những trò cờ bạc trá hình thu hút rất đông các du khách trẻ

Ngoài ra, tại một số lễ hội vẫn còn tồn tại hiện tượng cờ bạc trá hình dưới hình thức chơi trò chơi trúng thưởng như trò chơi mô phỏng chương trình "Chiếc nón kỳ diệu", ném vòng, phi tiêu... Những trò chơi đánh bạc trá hình này đã gây nên nhiều tác động xấu đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ. Trên thực tế, có rất nhiều em nhỏ không mấy quan tâm đến các hoạt động của lễ hội mà chỉ quanh quẩn với các trò chơi mang tính đỏ đen. Điển hình của hiện tượng này là ở Lễ hội Đền Cuông. Theo ghi nhận của PV, trong những ngày hội tại khu vực sân hội có đến hàng chục gian hàng tổ chức các trò chơi cờ bạc trá hình cùng giàn loa phóng thanh mở hết công suất gây bức xúc cho dư luận. Tình trạng này cũng xảy ra tại Lễ hội Đền Nguyễn Xí (Nghi Lộc) trong những năm trước. Từ năm 2011, BTC đã ra quy định cấm các hoạt động cờ bạc trá hình diễn ra trong khuôn viên lễ hội nhưng ở phía ngoài, các hoạt động này vẫn diễn ra công khai. 

Ở một số lễ hội tại Nghệ An, hiện tượng người ăn xin chèo kéo du khách đã trở nên khá phổ biến. Điển hình là lễ hội đền Cờn (Quỳnh Lưu) và đền Hoàng Mười (Hưng Nguyên). Hiện tượng này vừa gây mất mỹ quan, vừa để lại hình ảnh không đẹp trong mắt du khách gần xa.

Ném còn - trò chơi dân gian tại Lễ hội Đền Cửa Rào
Ném còn - trò chơi dân gian tại Lễ hội Đền Cửa Rào

Bên cạnh đó, tại Nghệ An vẫn có nhiều địa phương tổ chức lễ hội một cách an toàn, lành mạnh và tiết kiệm. Đó là các lễ hội ở khu vực miền núi như Lễ hội Đền Cửa Rào (Tương Dương), Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn), Lễ hội Đền Chín Gian (Quế Phong). Đặc biệt, là Lễ hội Đền Cửa Rào. Điểm sáng của lễ hội này là tinh thần đoàn kết cộng đồng của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Tương Dương như Thái, Khơ mú, Mông, Kinh, Tày Poọng, Ơ đu. Lễ hội Đền Cửa Rào được tổ chức hằng năm là dịp để mọi người cùng gặp gỡ, trao đổi thân tình, góp phần làm cho mối quan hệ ngày càng bền chặt. Trong khuôn khổ lễ hội có các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như bắn nỏ, ném còn, khắc luống, nhảy sạp... thu hút đông đảo mọi người và tạo nên không khí phấn khởi, hào hứng cho bà con nhân dân cũng như du khách thập phương đến đây vui hội. Đặc biệt, trong những ngày diễn ra lễ hội tại đây không có tình trạng xóc xăm, bói toán và tổ chức các trò đánh bạc trá hình. Người dân và du khách đến tham quan, vui chơi giải trí sẽ được yên tâm bởi công tác giữ gìn an ninh trật tự tại lễ hội luôn được đảm bảo. Trong quá trình chuẩn bị cho lễ hội, Ban tổ chức đã phân chia khu vực quản lý cho các đơn vị tham gia hội trại để các đơn vị có nhiệm vụ thường xuyên thu dọn rác thải trong khu vực mình quản lý. Do đó, cảnh quan môi trường trước, trong và sau lễ hội luôn được giữ gìn sạch đẹp.

Hiện nay, ngành Văn hóa tỉnh và các địa phương vẫn đang tích cực soạn thảo kế hoạch cho mùa lễ hội năm 2012. Bên cạnh việc mở rộng quy mô và phát triển về số lượng các lễ hội, BTC cũng cần quan tâm tới việc khắc phục những tồn tại, hạn chế của lễ hội để trả lại nếp sống văn minh, lành mạnh cho lễ hội truyền thống và tạo dựng được hình ảnh đẹp trong lòng du khách gần xa.

Theo BaoNghean

Bài viết về Nghệ An liên quan

  • Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018Ảnh Rộn ràng khai mạc lễ hội Hang Bua tại Nghệ An năm 2018
    Lễ hội Hang Bua là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung. Lễ hội diễn ra từ 7-9/3/2018 (chính thức khai mạc ngày 8/3). Lễ hội Hang Bua...
  • Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà TĩnhẢnh Lễ hội Cam lần đầu tiên tại Nghệ An và Hà Tĩnh
    Lễ hội cam dự kiến được tổ chức từ 15-31/12/2017 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lễ hội cam lần đầu tiên được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu cam, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển sản...
  • Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ AnẢnh Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An
    Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở Nghệ An thường được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Đây là một lễ hội với nhiều nghi thức mang đậm nét truyền thống của người dân...
  • Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ AnẢnh Lễ hội Pẩn pang - Nang ny ở Nghệ An
    Lễ hội Pẩn pang - Nang ny là một lễ hội truyền thống của tỉnh Nghệ An. Đây cũng chính là lễ hội mở đầu cho các lễ hội truyền thống trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, cứ đến ngày 5 đến mồng 7 tháng...
  • Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ AnẢnh Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An
    Lễ hội Xăng Khan của người Thái ở Nghệ An là một ngày vui của họ hàng các ông mo nói riêng. Đây được xem là dịp để người dân trong bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho người thân trong gia...
  • Lễ hội đền Cuông ở Nghệ AnẢnh Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An
    Lễ hội đền Cuông ở Nghệ An diễn ra vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Đây là một một trong những lễ hội lớn, quan trọng trong năm của tỉnh Nghệ An. Hàng năm, lễ hội đền Cuông thu hút hàng vạn người dân...
  • Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An
    Lễ Hội Uống Nước Nhớ Nguồn ở Nghệ An diễn ra từ ngày 25-27 tháng 7, tại nghĩa trang liệt sĩ Hữu Nghị Việt Lào ở huyện Anh Sơn. Chương trình văn nghệ Các hoạt động trong lễ hội Uống nước nhớ...
  • Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An
    Lễ Hội Đền Hồng Sơn diễn ra vào ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, tại phường Hồng Sơn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Lễ Hội Đền Hồng Sơn ở Nghệ An Đền Hồng Sơn ban đầu có tên gọi là Võ Miếu hay...
  • Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Vua Mai ở Nghệ An
    Hàng năm, cứ vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại tưng bừng mở hội đền Vua Mai. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được nhiều người dân ở...
  • Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
    Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An được tổ chức vào ba ngày mồng 8, 9, 10 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên. Lễ hội được xem là mùa tạ lễ quan trọng nhất của năm. Lễ Hội Đền...
  • Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ AnẢnh Lễ Hội Sông Nước Cửa Lò ở Nghệ An
    Lễ hội sông nước Cửa Lò ở Nghệ An được tổ chức vào ngày 30/04 và 01/05, tại đền Vạn Lộc, phường Nghi Tân. Hội gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với các nghi lễ như lễ yết cáo...
  • Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ AnẢnh Lễ Hội Đền Rậm tại Nghệ An
    Hàng năm, cứ đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại mở hội Đền Rậm. Đền Rậm còn có tên khác là đền Thượng, nằm ở phía tây Nam bên dưới chân núi...
  • Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ AnẢnh Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi tại Nghệ An
    Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi còn được gọi là hội đền Vạn Lộc, được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch cứ 3 năm 1 lần, tại làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Đền Nguyễn Sư Hồi là nơi...
  • Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ AnẢnh Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào tại Nghệ An
    Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào là một Lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức từ ngày 20 đến 21 tháng riêng ÂL hằng năm tại Di tích lịch sử văn hoá Đền Vạn - Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng, huyện miền núi cao Tương...
  • Lễ hội Mường Ham tại Nghệ AnẢnh Lễ hội Mường Ham tại Nghệ An
    Hàng năm, cứ vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng khua luống, tiếng trống, cồng chiêng cầu chúc cho một năm mới tràn đầy...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Trả lại nếp sống văn minh cho lễ hội tại Nghệ An

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Trả lại nếp sống văn minh cho lễ hội tại Nghệ An, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Năm 2011 sắp hết, những lễ hội truyền thống trong năm cũng đang khép lại để chuẩn bị cho một mùa lễ hội mới năm sau. Nhìn lại hơn 20 lễ hội trong năm 2011,...