Tưng bừng đón Tết Ramưwan của Đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận

(lehoi.info)- Đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo tại tỉnh Bình Thuận đã chính thức đón Tết Ramưwan vào ngày 7/7 (tức ngày 30/3 theo Chăm lịch).

Tết Ramưwan của đồng bào Chăm Hồi giáo (Bàni) sống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và một số vùng lân cận là Tết cổ truyền quan trọng nhất và mang đậm sắc thái riêng. Tết thường kéo dài một tháng với nhiều hoạt động ý nghĩa đặc sắc như: tết gia tiên, lễ tảo mộ, tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... 

Đồng bào Chăm qua sông đến làm lễ cúng tại khu mộ tổ tiên.
Đồng bào Chăm qua sông đến làm lễ cúng tại khu mộ tổ tiên.

Tết Ramưwan còn là dịp để đồng bào Chăm, con cháu xa gần, dù bận công việc đến mấy nhưng cũng dành thời gian về quê hương, đoàn tụ với gia đình, người thân, tri ân tới tổ tiên, các đấng sinh thành đã khuất, báo hiếu tới ông bà, cha mẹ còn sống. Các gia đình cùng nhau cầu nguyện cho một năm nhà nhà sung túc, hạnh phúc, dân làng được bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. 

Nghi thức cúng tảo mộ trong ngày Tết Ramưwan.
Nghi thức cúng tảo mộ trong ngày Tết Ramưwan.

Lễ tảo mộ là lễ mở đầu cho các hoạt động trong dịp tết Ramưwan. Nghi lễ này diễn ra trang nghiêm theo phong tục truyền thống là phần rất quan trọng. Tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni đều sắm sửa đồ cúng đi tảo mộ tại nghĩa địa của người Chăm từ sáng sớm 7/7. Người chủ trì nghi lễ này thường là thầy cúng hoặc là người được gia đình lựa chọn có uy tín đứng ra cúng. Sau nghi lễ tảo mộ, các gia đình tiếp tục hoạt động lễ cúng tại gia mời tổ tiên, ông bà về với con cháu, đón tết trong nhà và tháng chay niệm của các tu sĩ.

Đây là phần lễ quan trọng nhất mở đầu cho Tết Ramưwan - Tết cổ truyền mang đậm nét văn hóa dân tộc của người Chăm theo đạo Bà ni.
Đây là phần lễ quan trọng nhất mở đầu cho Tết Ramưwan - Tết cổ truyền mang đậm nét văn hóa dân tộc của người Chăm theo đạo Bà ni.

Năm nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các sở, ban ngành và các địa phương trong tỉnh tổ chức thăm, chúc tết các chùa, các đối tượng chính sách, chức sắc tôn giáo; giao lưu thăm hỏi, chúc tết giữa các gia đình theo đạo hồi giáo; tổ chức sinh hoạt thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, … 

Ngày nay, Tết cổ truyền của đồng bào Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận không chỉ gói gọn trong từng gia đình, họ tộc ở các làng Chăm Bàni, mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc khác sống trên địa bàn tỉnh và khách tham quan du lịch. Trong dịp tết cổ truyền này, họ tới đây để tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh./.

Bài viết về Bình Thuận liên quan

1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Tưng bừng đón Tết Ramưwan của Đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tưng bừng đón Tết Ramưwan của Đồng bào Chăm tỉnh Bình Thuận, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Đ ồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo tại tỉnh Bình Thuận đã chính thức đón Tết Ramưwan vào ngày 7/7 (tức ngày 30/3 theo Chăm lịch) . Tết...