Lễ hội Po Dam tại Bình Thuận

(lehoi.info) - Lễ hội Pa Dam hay Pô Tằm, là một lễ hội của đồng bào người Chăm thường tổ chức vào đầu tháng tư hàng năm theo lịch Chăm ( tức tháng 7 Dương lịch), tại xã Phú Lạc của huyện Tuy Phong. Lễ hội này với mục đích tưởng nhớ tới công đức to lớn của vua Po Dam và cũng là dịp để người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống được ấm no hạnh phúc…

Theo ghi chép của người Chăm, Chăm PôDam hay còn gọi là Pêkathit sinh năm 1387, là người con trai của vua Parachanh và là em trai của Pôsahinư. PôDam sinh được hai người con trai là PôkaBih và PôkaBrah. PôkaBrah được lập đền thờ tại thôn Vĩnh Hanh thuộc xã Phú Lạc, còn PôkaBih được lập đền thờ tại ruộng Cây Táo của hợp tác nông nghiệp thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc.

Tháp PôDam
Tháp PôDam

Năm Bính Dần 1446, PôDam lên làm vua tại Bạt Thi Nưng (Khánh Hoà), đến năm 1472 ông thoái vị. Khi PôDam qua đời, người dân đã tôn ông thành thần lấy tên hiệu là PôDam. Bà con dân tộc Chăm vì muốn tưởng nhớ đến công ơn của Ngài nên đã xây tháp thờ phụng Ngài. Đối với người Chăm nơi đây, PôDam đã có công lớn trong việc hướng dẫn và giúp đỡ người dân khai hoang đất đai, khai mương, đắp đập để sản xuất nông nghiệp.

Nhóm đền tháp Po Dam hay Pô Tằm, được xây dựng vào thế kỷ thứ IX, mang phong cách Hòa Lai, là một công trình kiến trúc mang phong cách nghệ thuật sớm của vương quốc Chăm Pa, đã được Nhà nước công nhận là Di tích Văn hóa - Lịch sử của quốc gia từ năm 1996. Nhóm kiến trúc này gồm 6 tòa tháp, hiện nay đã có 2 tháp bị đổ, số còn lại đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong đó, tháp chính là nơi thờ bộ sinh thực khí Linga - Yoni được làm bằng loại đá xanh đen nguyên khối. Có điểm khác biệt với tất cả các tháp Chăm khác, 6 tháp ở đây đều được trổ cửa chính ở hướng Nam. Từ năm 1995 đến năm 1998, tháp chính đã được trùng tu và tôn tạo lại nhằm gìn giữ những nét kiến trúc nghệ thuật cổ, độc đáo mang phong cách Hòa Lai. Sau này, các đời vua của dưới triều Nguyễn đã tặng cho vua Po Dam tám sắc phong để ghi nhận công đức vô lượng của Ngài trong việc thiết lập nênhệ thống thủy lợi nổi tiếng.

Lễ hội Po Dam tại Bình Thuận
Lễ hội Po Dam tại Bình Thuận

Đây cũng chính là nơi người Chăm thực hiện các nghi lễ tôn giáo quan trọng như: lễ Tống ôn, Cầu đảo, Cầu mưa...  trong đó lễ hội Ka tê là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm. Ngoài phần lễ ra còn có phần hội với các hoạt động như múa hát, thi đấu thể thao để chào mừng ngày hội do thanh niên nam nữ làng Chăm Phú Lạc tổ chức.

Trong Lễ hội PôDa, người dân còn cử hành các phần nghi lễ như: Hành lễ Chà và ra mắt Ngài, Hành lễ gội đền tháp, lễ cúng tế Ngài PôDam để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Sau phần lễ sẽ là phần hội, hàng trăm thanh niên trai tráng sẽ tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, đội nước, bịt mắt đập nồi ...

Lễ hội PôDam từ lâu đã trở thành một lễ hội văn hóa Chăm truyền thống đặc sắc, và là lễ hội vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay với nhiều nghi lễ và tập tục đặc trưng. Các thế hệ con cháu người Chăm vẫn sẽ nâng niu, giữ gìn và tôn tạo bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình./.

Bài viết về Bình Thuận liên quan

1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Po Dam tại Bình Thuận

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Po Dam tại Bình Thuận, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Pa Dam hay Pô Tằm, là một lễ hội của đồng bào người Chăm thường tổ chức vào đầu tháng tư hàng năm theo lịch Chăm ( tức tháng 7 Dương...