Lễ hội Nghinh Ông tại Bến Tre
Trước ngày lễ các thuyền đánh cá đang đi biển dù đang xa hay gần, đều phải quay về bến. Điều này đã trở thành một quy ước bắt buộc của người dân Bến Tre. Ngoài ra, những tàu thuyền của những nơi khác, tỉnh khác đang hoạt động trên biển của địa phương này cũng quay về bến để tham gia lễ hội. Trong ngày này, các thuyền đánh cá sẽ chăng đèn và có kết hoa rực rỡ. Ở đầu mỗi mũi thuyền, chủ nhân sẽ bày một mâm lê vật cúng gồm xôi thịt, trái cây, chiếc đầu heo, thường là đôi vịt luộc, và hương hoa. Bắt đầu Lễ Nghinh Ông là lễ túc yết với nghi thức cử hành khá đơn giản và tiến hành tại lăng. Từ trước ngày mở hội, người dân trong vạn lạch đã góp tiền để làm lễ cúng Ông. Đóng góp nhiều hay ít là tùy thuộc vào tấm lòng và điều kiện của từng hộ ngư dân, mà không cần sự bắt buộc nào, và cũng không xảy ra sự phân biệt giữa người đóng tiền hay không đóng tiền, đóng tiền nhiều hay ít . Đêm đầu tiên của lễ Nghinh Ông sẽ cử hành một nghi thức hoàn toàn không bắt buộc, thực hiện hay không là tùy theo ban tổ chức. Đó chính là lễ hội cầu an. Ông chánh bái và phó chánh bái sẽ quay mặt vào điện thờ để khấn vái, và xin Nam Hải ngọc tôn thần về chứng kiến. Ông phó chánh bái đầu đội tờ sớ xin cầu an, sau đó quỳ lạy. Tám nhà sư xếp thành hai hàng quỳ xuống ở phía sau, sau đó đứng lên tụng kinh làm lễ để cầu bình an cho vạn lạch. Lá sớ cầu an sau đó sẽ được đem đốt khi buổi lễ kết thúc.
Sáng ngày hôm sau sẽ tiến hành nghi thức Nghinh ông. Ông chánh bái và phó chánh bái sẽ dẫn đầu đoàn tiến ra khơi để nghinh Ông. Theo sau sẽ có bốn học trò lễ, bốn đào thài (2 nam và 2 nữ), tám người mang bát bửu, chấp kích, 1 người vác cờ có thêu chữ Nam Hải, 4 người khiêng long đình, 2 người cầm lọng, 1 người vác cờ lớn, và phường bát âm. Tất cả đội lễ này khiêng long đình và tất cả đồ lễ xuất phát từ lăng thờ cá Ông tiến ra cửa sông rồi xuống một ghe riêng đã được chuẩn bị sẵn, còn được gọi là ghe lễ. Thông thường chiếc ghe được chọn làm ghe lễ là ghe của gia chủ khá giả, gia đình êm ấm, không có vướng mắc gì, và phải là ghe có số chẵn, trên ghe này sẽ đặt một cái bàn để bày các lễ vật, gồm có 1 con heo quay, 2 đĩa lòng heo (1 đĩa sống, 1 đĩa chín), 1 đĩa bánh hỏi, và hoa quả. Hai bên cạnh con heo quay sẽ bày 12 chiếc chén (bát) và 12 đôi đũa. Theo sau ghe lễ sẽ là ghe chở đoàn múa lân, sau nữa là tất cả một đoàn ghe với hàng trăm chiếc ghe của ngư dân trong vạn lạch. Trên mỗi chiếc ghe đều được bày đồ lễ cúng. Tất cả cùng nhau thẳng tiến ra ngoài biển khơi, để cử hành lễ rước Ông. Cả ghe lễ cà ghe chở đoàn múa lân cùng các ghe chở ngư dân, đều phải thả một sợi dây xuống dưới nước, ở cuối sợi dây này người dân buộc một chùm giẻ ngũ sắc. Khi cả đoàn ghe đã ra đến chỗ giáp nước (nơi nước biển và nước sông gặp nhau) cả đoàn ghe sẽ lượn quanh nhiều vòng. Ông chánh bái bắt đầu chờ “Ông lên vọi”. Ngư dân nơi đây tin rằng, năm nào đoàn ghe ra khơi nghinh Ông mà gặp được "Ông lên vọi" thì năm đó vạn lạch sẽ gặp may mắn, đi biển thuận lợi, cuộc sống yên bình. Trường hợp mà không thấy tăm tích gì thì sau khi lượn vòng nhiều bận, ông chánh bái sẽ cúng và xin keo âm dương. Ông tung hai đồng tiền lên, khi rơi xuống mặt đĩa mà có một đồng tiền ngửa, một úp thì xem như ông Nam Hải đã chấp thuận lễ vật và lòng thành của ngư dân biển. Ngay sau đó sẽ rúc lên một hồi tù khiến vang động cả một vùng biển, tiếp đến sẽ bắt đầu đốt pháo. Hàng trăm chiếc ghe theo sau ghe lễ cũng đều đốt pháo theo. Sự hứng khởi tột độ của những người ngư dân lúc này đã khiến các ghe chạy ào ào trông nhưmột thế trận hỗn độn. Các ghe còn va chạm vào nhau, nhưng không sao, người dân nơi đây chấp nhận sự hỗn độn này. Sau đó, đoàn ghe nghinh ông lại quay trở về bến. Đi dẫn đầu vẫn là chiếc ghe lễ. Tới bến người ta sẽ khiêng long đình, hương án và các đồ lễ khác lên bờ rồi rước về lăng. Tới lăng, ông chánh bái và phó chánh bái sẽ khiêng bát hương vừa mới mang ra khơi nghinh Ông, đặt về chỗ bàn thờ. Sau đó, tiến hành các nghi thức an vị, các thủ tục khấn vái, lễ Nghinh Ông cũng chính thức kết thúc. Ngư dân tin rằng ông Nam Hải đã cùng dân trở về ngự tại điện thần, và chứng giám lòng thành kính của họ.
Sau đó sẽ đến lễ tế tiền hiền và hậu hiền. Lễ vật cúng tiền hiền sẽ cúng các món mặn, như các đám giỗ tổ tiên, gồm bốn mâm xôi (3 mâm xôi trắng và 1 mâm xôi đỏ). Sau một hồi chiêng trống và nhạc lễ, ông chánh bái cùng phó chánh bái sẽ cùng các bồi tế dâng lễ hoa và nến. Sau đó, họ dâng thức ăn, dâng rượu và đọc các bài văn tế tiền hiền để xin vong hồn tổ tiên và các cô hồn cùng về để chung hưởng.
Nghi thức xây chầu đại bội là một nghi thức không bắt buộc, có thực hiện nghi thức này hay không là phụ thuộc vào ban tổ chức năm ấy có mời đoàn hát hội về hay không? Trước khi vào nghi thức xây chầu, các đào thài sẽ vái lạy trước điện thờ ông Nam Hải. Lễ vật tại bày bàn thờ lúc này gồm có một con lợn trắng, đã mổ và cạo lông thật sạch, được đặt quay đầu về phía bàn thờ Ông, bát huyết được đặt bên cạnh, lá mỡ chài sẽ được phủ lên đầu con lợn. Người cầm chầu sẽ là Ông chánh bái. Dân của vạn chài sẽ ngồi xem hát bội ở ngay nhà võ ca. Các đào thài vừa hát vừa múa cho dân chúng xem, và cùng với nghĩa hát là hát cho ông Nam Hải vui lòng.
Đoàn ghe thuyền đang tiến ra biển để nghinh Ông
Nghi thức lễ chánh tế thường được cử hành vào giữa đêm ngày 16 tháng Sáu 6 âm lịch, vào lúc giao thoa giữa hai ngày. Sau các nghi thức thông thường như, tựu vị, củ soát tế vật, chỉnh y, ban tổ chức sẽ chọn một người có tuổi và đức độ song toàn, được người dân trong vạn lạch kính trọng sẽ thực hiện nhiệm vụ khai mõ, tiếp đến sẽ là nghi thức khai chiêng và khai trống. Ban nhạc cụ này sẽ được đánh theo hồi, theo nhịp như đã quy định. Khi dứt nhịp trống thì cũng là lúc sàn nhạc lễ bắt đầu nổi lên. Ông bồi tế sẽ dâng hoa và nến cho ông chánh bái. Ông chánh bái giơ mấy nén nhang đang cầm trong tay lên ngang trán, sau đó vừa đọc vừa khấn.
Sau khi khấn xong ông thắp nhang lên bàn thờ. Theo sau học trò lễ sẽ là các đào thài, họ sẽ đi từ bên trái sang bên phải quanh điện thần theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát những câu hát chúc thần. Tiếp đến sẽ là nghi thức dâng rượu. Các học trò lễ sẽ nhận rượu từ tay ông chánh bái sau đó bước lên dâng thần. Các đào thài sẽ đi phía sau học trò lễ, vừa đi vừa hát chúc thần. Sau tuần rượu thứ nhất vị chánh tế sẽ đọc tế văn ông Nam Hải.
Sau khi ông chánh tế đọc tế văn xong, ông lại dâng tiếp tuần rượu thứ hai, sau đó là tuần rượu thứ ba và khấn. Sau khi dâng trà, 4 đào thài sẽ vái lạy trước bàn thờ ông. Cuối cùng sẽ thực hiện nghi thức đốt văn tế. Tất cả, ban khánh tiết, đào thài, học trò lễ sẽ vái lạy Ông lần cuối. Nghi thức chánh tế xem như kết thúc, và cũng là lúc lễ hội Nghinh Ông của người dân vạn lạch kết thúc.
Bài viết về Bến Tre liên quan
- Tưng bừng lễ hội Nghinh Ông Bình Thắng tại Bến Tre
Ngày 3/8, lễ hội Nghinh ông được tổ chức tại cảng cá Bình Đại ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có sự tham gia của gần 150 tàu cá . Ngay từ sáng sớm, các tàu cá...
- Tưng bừng lễ hội Nghinh Ông tại Bến Tre
(lehoi.org) - T ại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre , h àng ngàn người dân địa phương và du khách đã nô nức về tham dự Lễ hội Nghinh Ông. Đây là một lễ hội gắn liền với phong tục tập quán...
- Khai mạc Lễ hội dừa năm 2015 tại Bến Tre
(lehoi.org)- Tối ngày 7/4, lễ khai mạc Lễ hội dừa lần thứ tư với chủ đề “Câu dừa Việt Nam hội nhập và phát triển” đã diễn ra tại Bến Tre thu hút rất đông đảo người dân và du khách tham gia. Theo một số...
- Sôi động “Lễ hội đường phố” tại Festival Dừa Bến Tre lần III
(lehoi.org)- Tối 7/4/2012, tại Công viên Tượng đài Đồng Khởi TP Bến Tre (tỉnh Bến Tre) đã diễn ra Lễ hội đường phố “Ngày hội của xứ dừa Bến Tre” nhằm tôn vinh giá...
-
- Đậm đà vị quê hương trong Lễ hội Dừa, Bến Tre lần II
(lehoi.org) - V ào tối 15-1, Lễ hội Dừa lần II- năm 2010 đã chính thức khai mạc tại công viên quảng trường tượng đài Đồng Khởi, thành phố Bến Tre. Buổi lễ với chương trình sân khấu hoành tráng...
- Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu tại Bến Tre
(lehoi.org) - Để tưởng niệm và nghi nhớ công ơn của nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, vào ngày 1/7 hằng năm người dân xã An Đức, huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đều long trọng tổ chức lễ hội Nguyễn Đình...
- Lễ hội tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu tại Bến Tre
(lehoi.org) - Tỉnh Bến Tre lấy ngày 1/7 hàng năm là ngày lễ hội truyền thống văn hoá của tỉnh. Năm nay, để tỏ lòng tri ân của nhân dân Bến Tre nói riêng và nhân dân cả nước nói chung tới nhà thơ...
- Báo cáo tổ chức lễ hội do cấp huyện tổ chức tại Bến Tre
(lehoi.org) - UBND tỉnh Bến Tre v ừa qua đã ban hành văn bản hướng dẫn trình tự, yêu cầu và thủ tục trong việc tổ chức lễ hội do cấp huyện tổ chức như sau: I - Yêu cầu: Bước...
- Lễ khai mạc Festival Dừa Bến Tre lần thứ III năm 2012
(lehoi.org)- Tỉnh Bến Tre đã long trọng tổ chức lễ khai mạc Festival Dừa Bến Tre lần thứ III - 2012 t rong khung cảnh sông nước mênh mông, lung linh ánh sáng của sân khẩu nổi hồ Trúc Giang,  ...
-
- Tổ chức Tuần lễ Văn hóa – Du lịch tỉnh Bến Tre lần 1 năm 2013
(lehoi.org) - Với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng được tổ chức, dự kiến sẽ có khoảng 200 gian hàng đăng ký tham gia vào sự kiện “Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bến Tre...
- Dự kiến Festival Dừa Bến Tre lần thứ IV sẽ diễn ra từ 7-13/4/2015
(lehoi.org)- Theo thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre, Festival Dừa Bến Tre lần IV năm 2015 dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 7-13/4/2015. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý để UBND tỉnh Bến Tre tổ chức...
- Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ IV: “Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển”
(lehoi.org)- Từ ngày 7 -13/4/2015, Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ IV năm 2015 sẽ được tổ chức với chủ đề “ Cây dừa Việt Nam hội nhập và phát triển”. Sau 3 lần được tổ chức thành công, Lễ hội Dừa tỉnh...
- Lễ hội truyền thống cách mạng tại Bến Tre
(lehoi.org) - Hàng năm, cứ vào ngày 17 tháng giêng dương lịch, lễ hội truyền thống cách mạng lại diễn ra tại xã Định Thủy thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre với nhiều hoạt động gắn liền với sự kiện kỷ niệm...
- Hội đình Phú Lễ tại Bến Tre
(lehoi.org) - Đình Phú lễ là một ngôi đền cổ tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Hẳng năm, lễ hội đình Phú Lễ được tổ chức 2 lần gồm có l ễ Kỳ Yên (được tổ chức vào ngày...
Ghi chú bài viết Lễ hội Nghinh Ông tại Bến Tre
Từ khóa:
Lễ hội Nghinh Ông còn được gọi là lễ rước, lễ tế, lễ cúng cá Ông, vẫn thường diễn ra vào trước mùa đánh bắt cá trên biển. Người dân biển tại nhiều nơi...