Trảy hội miền quê Quan họ

Vào dịp đầu xuân, khắp xóm làng miền Quan họ, từ bờ Bắc đến bờ Nam sông Đuống, các lễ hội truyền thống đã diễn ra tưng bừng, náo nhiệt trong không khí vui tươi, lành mạnh.

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích

Từ ngày mùng 4 đến 6 Tết, lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích đã được tưng bừng tổ chức tại chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh). Dự lễ khai hội có đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, huyện và đông đảo nhân dân, các tăng ni, phật tử, du khách thập phương.

Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích là một lễ hội văn hóa truyền thống có từ hàng nghìn năm gắn liền với ngôi chùa Phật Tích cổ kính danh tiếng. Sau phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: tổ chức hát giao lưu Quan họ, khán hoa, tổ tôm điếm, thi cờ tướng và các trò chơi dân gian ca ngợi huyền thoại non Tiên, chốn Phật cũng như ca ngợi truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Kinh Bắc, thể hiện ước mơ, khát vọng của con người.

Xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích
Xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích

Đặc biệt, năm nay chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Tiên Du” với thời lượng hơn 100 phút đã mở đầu lễ khai hội vào đêm ngày 25-1 (tức mồng 3 Tết). Chương trình này đã được tường thuật trực tiếp trên kênh VTC1 với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc như: Hợp xướng “Việt Nam phật ca”; biểu diễn các làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh: “Vào chùa”, “Mời nước mời trầu”, “Trầu cau Quan họ”; biểu diễn trích đoạn chèo “Từ Thức gặp tiên”; hát văn “Xá thượng ngàn”; các tiết mục đơn ca “Tình yêu trên dòng sông Quan họ”, “Mùa Xuân trảy hội làng Lim”, “Về Phật Tích”… do các nghệ sỹ nổi tiếng thể hiện như: NSƯT Thanh Thanh Hiền, Ngọc Khuê, Tùng Dương biểu diễn. 

Ngoài ra, Đêm giã hội với điểm nhấn là Đại lễ cầu an đầu xuân, cầu quốc thái dân an, đất nước phát triển, hòa bình thịnh vượng, quê hương đổi mới đẹp giàu vào tối mùng 6 tháng Giêng tại Quảng trường Đại phật tượng - một kỳ quan mới trên núi Tiên Du đã thu hút đông đảo khán giả đén xem. Vậy là, sau 4 ngày tổ chức, lễ hội khán hoa Mẫu đơn Xuân Nhâm Thìn 2012 đã khép lại với hai dấu ấn đậm nét trong đêm khai hội và giã hội và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách. 

Lễ hội khao quân bờ Nam sông Đuống 

Từ ngày mồng 4 đến mồng 5 Tết, Lễ hội khao quân bờ Nam sông Đuống đã được người dân vùng Dâu - Luy Lâu (xã Trí Quả, Thuận Thành) tưng bừng tổ chức thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

Lễ hội khao quân bờ Nam sông Đuống là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tưởng công lao to lớn của Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, đền nợ nước, trả thù nhà, dẹp tan quân xâm lược, mở đầu cho thời kỳ chiến đấu giành độc lập dân tộc của nhân dân ta và làm rạng danh truyền thống anh hùng bất khuất của người phụ nữ Việt Nam.

Lễ hội Chém lợn tế Thánh

Lễ hội Chém lợn tế Thánh làng Ném Thượng
Lễ hội Chém lợn tế Thánh làng Ném Thượng

Từ ngày mùng 5 đến mùng 6 Tết Nguyên đán, Lễ hội chém lợn tế Thánh đã được tưng bừng tổ chức tại thôn Ném Thượng (xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh).

Để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ Rằm tháng 8 năm trước, dân làng đã chọn người khoẻ mạnh, mát tay, gia cảnh sung túc và tuổi đúng 50 để nuôi 2 "ông lợn" làm lễ vật tế thánh. Những người tham gia vào nghi thức chém lợn sẽ được chọn lựa kĩ càng về tuổi tác, sức khỏe, gia cảnh và đạo đức… 

Vào sáng mồng 6, đúng ngày hội chính, đoàn rước và dân làng sẽ tiến hành lễ rước lợn vòng quanh làng. Hai "ông lợn" được đặt nằm trong cũi và được người dân đứng dọc bên đường mừng tuổi, hoặc chuẩn bị bánh kẹo, chè thuốc bày trước cửa nhà để khi đoàn rước đi qua chủ nhà sẽ bồi dưỡng những người đưa rước.

Từ lâu, Lễ chém lợn làng Ném Thượng đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc của Bắc Ninh. Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ đến vị tướng cuối đời Lý là Lý Đoàn Thượng. Khi ông đánh trận chạy đến vùng này đã chém lợn rừng nuôi quân và có công khai khẩn đất hoang tạo nên vùng đất Ném Thượng ngày nay. Theo tín ngưỡng dân gian, lễ hội chém lợn tế Thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, huyết lợn trong lễ tế thánh là tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề và mùa màng bội thu... Theo phong tục truyền thống, kết thúc lễ chém lợn, dân làng thường lấy tiền lẻ quệt một chút huyết lợn mang về thờ để cầu cho một năm may mắn và sung túc. Còn thịt lợn tế thánh được chia đều cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.

Hội Chen làng Ngà

Hội Chen có ở làng Ngà (nay là thôn Nga Hoàng, xã Yên Giả, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Tương truyền, xưa kia, cứ vào ngày khai hội mồng 6 tháng Giêng hàng năm, khi người dân đang làm lễ rước Thần thì có trò già trẻ, trai gái chen nhau nên gọi là hội Chen. Khi đó, đoàn rước diễn ra trong trống rong cờ mở, giữa lúc nghiêm trang nhất, quan chủ tế, người bồi tế, ông già bà cả đang cầu khấn thần với lòng thành kính thì không hiểu từ một góc khuất nào bỗng nổi lên ồn ào, đó là lúc việc chen bắt đầu: gái chen trai, trai chen gái, bà già chen ông già, nữ tú chen nam thanh, chị trung niên chen anh lực điền... Trong đoàn, họ xô đẩy, giằng co nhau, làm bật nhau ra một góc, có khi là bờ tường, gốc cây hay lối rẽ...và tất cả mọi việc diễn ra chỉ trong tiếng cười hả hê, vui thích mà không hề có tiếng la ó tục tằn. Việc chen cứ diễn ra như thế cho đến khi đám rước kết thúc.

Chen nhau trong hội chen làng Ngà
Chen nhau trong hội chen làng Ngà

Từ lâu, lễ hội truyền thống làng Nga Hoàng đã không còn xuất hiện tục Chen nữa nhưng nhiều người dân nơi đây đến bây giờ vẫn nhớ như in cảm xúc và không khí vui tươi, sôi động bất ngờ của tục chen trong ngày hội làng.

Nghe hát Quan họ trong hội làng Nhồi 

Ngày 29/1 (tức mồng 7 tháng Giêng ÂL), người dân khu Hòa Đình (tức làng Nhồi), ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh lại tưng bừng mở hội làng truyền thống với tín ngưỡng thờ Bà Đống. Đây là một tín ngưỡng truyền thống xuất phát từ nguồn gốc tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp của người Việt cổ trồng lúa nước ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung và của xứ Kinh Bắc nói riêng.

Nghe hát quan họ đối đáp tại làng Nhồi
Nghe hát quan họ đối đáp tại làng Nhồi

Tương truyền, xưa kia Thành hoàng làng Hòa Đình là “Bà Đống” cư ngụ tại một gò đất ngoài đồng (Đống Cả) thuộc làng Đống Cao. Vào ngày hội, dân làng sẽ tổ chức rước Thành hoàng về đình và chùa. Bên trong đình, chùa quan Đám sẽ làm lễ thờ Thành hoàng làng, còn bên ngoài các bọn Quan họ sẽ thi nhau cất tiếng hát ca ngợi công đức của thần, phật. Năm nào cũng vậy, khách thập phương kéo đến dự hội rất đông và để đón khách, các bọn Quan họ của làng sẽ ra tận cổng đón bằng những câu ca Quan họ ngọt ngào, niềm nở. 

Trong ngày hội, bên khách tay bưng cơi trầu vào lễ phật cũng hát đáp lại chủ bằng những câu ca Quan họ mượt mà, tinh tế. Sau đó, các bọn Quan họ chủ và khách dự hội sẽ cùng nhau vào đình, chùa lễ thần, phật, rồi quay ra hát Quan họ đối đáp giao lưu. Tại đây, các liền anh, liền chị vừa hát vừa têm trầu, mời nước và hỏi thăm nhau... cứ như thế cuộc vui kéo dài suốt ngày hội.

Theo BaoBacNinh

Bài viết về Bắc Ninh liên quan

  • Hội Làng Đại Lâm ở Bắc NinhẢnh Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh
    Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong. Đây là một lễ hội truyền thống nên hàng năm người dân lại dồn về đây xem hội. Tất cả cùng nhau...
  • Hội làng Tư Thế tại Bắc NinhẢnh Hội làng Tư Thế tại Bắc Ninh
    Hội làng Tư Thế diễn ra ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thành hoàng trông cọi nghề nông, phù trì cho dân làng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Làng Tư Thế nổi tiếng với nghề làm mực Tàu...
  • Hội làng Long Khám tại Bắc NinhẢnh Hội làng Long Khám tại Bắc Ninh
    Hội làng Long Khám được tổ chức ngày 20/8 tại làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc trưng của hội làng Long Khám là cục cướp cây mộc tất (cây gỗ đỏ) dành cho trai đinh trong...
  • Hội Đức Vua Bà tại Bắc NinhẢnh Hội Đức Vua Bà tại Bắc Ninh
    Hội Đức Vua Bà tổ chức ngày 6-7/2 âm lịch, là lễ hội quan trọng nhất của làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội Thủy tổ quan họ, mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan...
  • Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc NinhẢnh Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh
    Hội làng Đông Hồ diễn ra từ 14-16/3 âm lịch tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hội làng Đông Hồ mang đặc trưng của hội làng nghề. Hội làng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh Làng Đông Hồ là làng...
  • Hội chen Nga Hoàng tại Bắc NinhẢnh Hội chen Nga Hoàng tại Bắc Ninh
    Hội chen Nga Hoàng diễn ra tưng bừng từ 6-15/1 âm lịch tại xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Hội Nga Hoàng là người chen người, chen ngã dúi ngã dụi, chen văng xuống ruộng xuống ao cho hết "nam...
  • Hội làng Bồ Sơn tại Bắc NinhẢnh Hội làng Bồ Sơn tại Bắc Ninh
    Bồ Sơn là một trong 5 làng quan họ cổ nhất ở tỉnh Bắc Ninh. Hội Bồ Sơn được tổ chức từ 9-12/1 âm lịch, mời kết chạ kết nghĩa tới hát nghi lễ, hát giao duyên. Bồ Sơn là làng quan họ cổ ở Bắc Ninh Giờ đây...
  • Hội đình Đình Bảng tại Bắc NinhẢnh Hội đình Đình Bảng tại Bắc Ninh
    Hội đình Đình Bảng được tổ chức ngày 14-15/2 âm lịch tại đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình Đình Bảng ngôi đình cổ nơi diễn ra lễ hội Đình làng Đình Bảng nổi tiếng với...
  • Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc NinhẢnh Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc Ninh
    Hội làng Đại Bái được tổ chức vào ngày 10/4 và 29/9 âm lịch hàng năm (chính hội là 29/9 ngày giỗ tổ nghề gò, đúc đồng) tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đông đảo người dân tham gia hội làng...
  • Hội Thị Cầu tại Bắc NinhẢnh Hội Thị Cầu tại Bắc Ninh
    Hội Thị Cầu diễn ra tại Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh từ ngày 7-16/8 âm lịch hàng năm. Làng Thị Cầu thờ Thánh Tam Giang (Một danh tướng thời Tiền Lý). Làng Thị Cầu nằm bên bờ sông Nguyệt...
  • Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật TíchẢnh Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích
    Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh được tổ chức từ ngày 4 đến 8 tháng riêng ÂL hằng năm tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Khán...
  • Lễ hội Festival Bắc NinhẢnh Lễ hội Festival Bắc Ninh
    Festival Bắc Ninh là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp với quy mô lớn được tổ chức vào giữa tháng 3 tại Bắc Ninh – nơi phát tích vương triều Lý nhằm đảm bảo sự tiếp nối các giá trị văn...
  • Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc NinhẢnh Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
    Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hằng năm tại đề thờ Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tưởng nhớ ông vua Thủy Tổ của người Việt. Theo...
  • Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc NinhẢnh Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
    Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây...
  • Lễ hội đền Đô tại Bắc NinhẢnh Lễ hội đền Đô tại Bắc Ninh
    Đền Đô (hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế) tọa lạc ở xóm Thượng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc, Đền Đô là một ngôi đền nổi tiếng gắn liền với lịch...
1 2 3 4 5 6 Tiếp

Ghi chú bài viết Trảy hội miền quê Quan họ

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Trảy hội miền quê Quan họ, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Vào dịp đầu xuân, khắp xóm làng miền Quan họ, từ bờ Bắc đến bờ Nam sông Đuống, các lễ hội truyền thống đã diễn ra tưng bừng, náo nhiệt trong không khí vui...