- Về đầu bài viết
- Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng.
- Ảnh: Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 12 tháng giêng hàng năm
- Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng, tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh để tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho.
- Ảnh: Người dân nô nức đến hội đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
- Ảnh: Đền Bà Chúa Kho nhộn nhịp du khách đến hành hương
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng, tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh để tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt đã khéo tích trữ lương thực, tổ chức sản xuất, trông nom kho tàng quốc gia. Bà đã có công giúp triều đình nhà Lý trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm 1077 (Đinh Tỵ).
Nhà vua thương tiếc đã phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà nên lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
Bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng để khai khẩn ruộng hoang, chiêu dân lập ấp. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn của bà đã hết lòng trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước, chăm lo cho dân làng ấm no. Triều đại phong kiến đã ghi nhận công lao của bà qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi chùa và ngôi đình cổ. Chùa Cổ Mễ đã có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc khá đẹp. Chùa còn lại đến nay là công trình kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.
Người dân nô nức đến hội đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh
Đình Cổ Mễ kiểu chữ nhất với hai vì năm gian. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài ngũ hổ tranh châu, long vân khánh hội với nghệ thuật điêu luyện. Đình Cổ Mễ thờ Trương Hống, Trương Hát là những vị anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.
Hàng năm dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp. Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm làm ăn phát đạt, vốn liếng dồi dào,... Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì đền Bà Chúa Kho vẫn trụ vững”.
Đền Bà Chúa Kho nhộn nhịp du khách đến hành hương "vay vốn"
Nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10... Với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không thì cuối năm người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ ở đền Bà Chúa Kho.
Trong dịp lễ hội đông đúc người vào ra, xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, có khi đơn giản là bông hoa, thẻ hương với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ hơn thì là đĩa xôi con gà, hay một mâm ngũ quả đủ đầy... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.
Bài viết về Bắc Ninh liên quan
- Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh
Hội Làng Đại Lâm ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch tại xã Tam Đa, huyện Yên Phong. Đây là một lễ hội truyền thống nên hàng năm người dân lại dồn về đây xem hội. Tất cả cùng nhau...
- Hội làng Tư Thế tại Bắc Ninh
Hội làng Tư Thế diễn ra ngày 10/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thành hoàng trông cọi nghề nông, phù trì cho dân làng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Làng Tư Thế nổi tiếng với nghề làm mực Tàu...
- Hội làng Long Khám tại Bắc Ninh
Hội làng Long Khám được tổ chức ngày 20/8 tại làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc trưng của hội làng Long Khám là cục cướp cây mộc tất (cây gỗ đỏ) dành cho trai đinh trong...
- Hội Đức Vua Bà tại Bắc Ninh
Hội Đức Vua Bà tổ chức ngày 6-7/2 âm lịch, là lễ hội quan trọng nhất của làng Viêm Xá, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội Thủy tổ quan họ, mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan...
-
- Hội làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh
Hội làng Đông Hồ diễn ra từ 14-16/3 âm lịch tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hội làng Đông Hồ mang đặc trưng của hội làng nghề. Hội làng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh Làng Đông Hồ là làng...
- Hội chen Nga Hoàng tại Bắc Ninh
Hội chen Nga Hoàng diễn ra tưng bừng từ 6-15/1 âm lịch tại xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Hội Nga Hoàng là người chen người, chen ngã dúi ngã dụi, chen văng xuống ruộng xuống ao cho hết "nam...
- Hội làng Bồ Sơn tại Bắc Ninh
Bồ Sơn là một trong 5 làng quan họ cổ nhất ở tỉnh Bắc Ninh. Hội Bồ Sơn được tổ chức từ 9-12/1 âm lịch, mời kết chạ kết nghĩa tới hát nghi lễ, hát giao duyên. Bồ Sơn là làng quan họ cổ ở Bắc Ninh Giờ đây...
- Hội đình Đình Bảng tại Bắc Ninh
Hội đình Đình Bảng được tổ chức ngày 14-15/2 âm lịch tại đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình Đình Bảng ngôi đình cổ nơi diễn ra lễ hội Đình làng Đình Bảng nổi tiếng với...
- Hội làng Đại Bái tỉnh Bắc Ninh
Hội làng Đại Bái được tổ chức vào ngày 10/4 và 29/9 âm lịch hàng năm (chính hội là 29/9 ngày giỗ tổ nghề gò, đúc đồng) tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đông đảo người dân tham gia hội làng...
-
- Hội Thị Cầu tại Bắc Ninh
Hội Thị Cầu diễn ra tại Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh từ ngày 7-16/8 âm lịch hàng năm. Làng Thị Cầu thờ Thánh Tam Giang (Một danh tướng thời Tiền Lý). Làng Thị Cầu nằm bên bờ sông Nguyệt...
- Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích
Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh được tổ chức từ ngày 4 đến 8 tháng riêng ÂL hằng năm tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội Khán...
- Lễ hội Festival Bắc Ninh
Festival Bắc Ninh là một sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tổng hợp với quy mô lớn được tổ chức vào giữa tháng 3 tại Bắc Ninh – nơi phát tích vương triều Lý nhằm đảm bảo sự tiếp nối các giá trị văn...
- Lễ hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng hằng năm tại đề thờ Kinh Dương Vương thuộc xã Đại Đồng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tưởng nhớ ông vua Thủy Tổ của người Việt. Theo...
- Lễ hội đền Đô tại Bắc Ninh
Đền Đô (hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế) tọa lạc ở xóm Thượng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc, Đền Đô là một ngôi đền nổi tiếng gắn liền với lịch...
Ghi chú bài viết Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh
Từ khóa:
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới buôn bán, kinh doanh như Đền Bà...